Sống khỏe

Cần Thơ: Khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp tiêm chủng phòng chống bệnh bạch hầu

Thứ bảy, 23/09/2023, 08:50 AM

(NSMT) - Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra, bệnh có thể dễ lây lan qua nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Vi khuẩn bạch hầu đang bùng phát mạnh trở lại tại Việt Nam, nguyên nhân của đợt dịch này một phần do sự chủ quan của nhiều gia đình không tiêm phòng Vắc-xin bạch hầu cho trẻ đúng lịch và không tiêm nhắc lại ở người trưởng thành.

Theo nguồn tin từ Bộ Y tế, đã ghi nhận 3 ca tử vong liên quan tới bệnh dịch bạch hầu tại tỉnh Hà Giang và Điện Biên. Vừa qua Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các đơn vị trong toàn ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Dấu hiệu bệnh thường có xuất hiện giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt thậm chí là bộ phận sinh dục. Các biểu hiện có thể dễ dàng nhận thấy như: Viêm họng, mũi, thanh quản, nuốt đau, da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm, sưng tấy vùng cổ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Giả mạc trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh vùng viêm, nếu bị bong tróc ra sẽ bị chảy máu. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyêt. - Bạch hầu thanh quản là thể bệnh bạch hầu nặng nhất ở trẻ em với biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc. Bên cạnh đó còn có biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh cảm giác hoặc viêm cơ tim. Trường hợp bạch hầu thanh quản nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong lên đến 5-10% ca mắc bệnh.

Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác.

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Cần Thơ khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Nên đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: DPT-VGB-Hib (SII) hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, mang khẩu trang ở những nơi công cộng.

- Các trường hợp như nhà ở, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

- Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Quang Lợi - Nguyễn Duy  
Virus HMPV đang lây lan ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?

Virus HMPV đang lây lan ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?

Trung Quốc đang chứng kiến ​​số ca nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ.

Tập đoàn Y tế Phương Châu trở thành hệ thống đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chứng nhận danh giá JCI Enterprise

Tập đoàn Y tế Phương Châu trở thành hệ thống đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chứng nhận danh giá JCI Enterprise

Vào tháng 12/2024, Tập đoàn Y tế Phương Châu đã chính thức trở thành một trong 10 tập đoàn y tế toàn cầu và đầu tiên tại Đông Nam Á được JCI - Uỷ ban Thẩm định quốc tế (Hoa Kỳ) trao chứng nhận danh giá JCI Enterprise (JCI Hệ thống) khi 3 cơ sở bệnh viện của tập đoàn đạt được con dấu vàng chất lượng JCI: Bệnh viện Quốc tế Phương Châu (Cần Thơ), Bệnh viện Quốc tế Phương Châu Sóc Trăng và Bệnh viện Phương Nam (Tp. Hồ Chí Minh).

Ăn cơm nhiều có gây béo bụng không?

Ăn cơm nhiều có gây béo bụng không?

Quan niệm ăn nhiều cơm gây tăng cân, tích mỡ bụng đã khiến không ít người gặp các vấn đề về sức khỏe khi cố tình loại bỏ tinh bột khỏi khẩu phần hàng ngày.

Đắp chăn dày khi trời lạnh có tốt không?

Đắp chăn dày khi trời lạnh có tốt không?

Một trong những lựa chọn phổ biến để giữ ấm khi ngủ trong thời tiết giá lạnh hiện nay là những chiếc chăn dày. Nhưng liệu ngủ với chăn dày thực sự có ích hay không?

Báo động tình trạng ngộ độc rượu gia tăng: Nhận biết và phòng tránh thế nào?

Báo động tình trạng ngộ độc rượu gia tăng: Nhận biết và phòng tránh thế nào?

Bộ Y tế khuyến cáo, người tiêu dùng tuyệt đối không mua và sử dụng rượu trôi nổi, không nhãn mác chưa công bố tiêu chuẩn để phòng tránh ngộ độc.

Lấy nhiều mảnh răng bị gãy và kẹt trong môi người bệnh 56 tuổi

Lấy nhiều mảnh răng bị gãy và kẹt trong môi người bệnh 56 tuổi

(NSMT) - Các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, vừa thành công lấy dị vật là nhiều mảnh răng vỡ nằm bên trong môi trên và sửa sẹo môi trên cho người bệnh 56 tuổi bị chấn thương do tai nạn giao thông.

Hành trình 10 năm đi

Hành trình 10 năm đi "tìm con" của cặp vợ chồng hiếm muộn

10 năm khắc khoải tìm con của gia đình chị Nguyễn Thị Thoa là hành trình đầy thử thách, gian nan, nhưng kiên trì. Khi nhắc lại hành trình này, hai vợ chồng không giấu được niềm xúc động.