Cần Thơ: Quảng bá giá trị tinh hoa các loại hình văn hóa nghệ thuật qua những làn điệu dân ca
(NSMT) - Tối 1/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ đã tổ chức khai mạc Liên hoan “Dân ca Nam Bộ TP. Cần Thơ” năm 2022, liên hoan diễn ra từ ngày 1 - 4/11 tại Công viên Bến Ninh Kiều, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Tham gia Liên hoan có 40 nhạc công và 160 diễn viên đến từ 09 quận, huyện trên địa bàn thành phố tham dự; với 47 tiết mục dự thi ở các thể loại gồm 09 tiết mục Đơn ca, 09 tiết mục Song ca, 09 tiết mục Tam ca, 09 tiết Tốp ca và 11 tiết mục Hòa tấu nhạc cụ.
Với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu; ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu lứa đôi; những thành tựu xây dựng quê hương đất nước nói chung và thành phố Cần Thơ trong thời kỳ đổi mới; nêu gương người tốt, việc tốt trong lao động sản xuất; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị và văn hóa nông thôn mới; xây dựng và phát triển người Cần Thơ đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Liên hoan “Dân ca Nam Bộ TP. Cần Thơ” được tổ chức nhằm góp phần tạo điều kiện để các nghệ nhân, diễn viên không chuyên của 09 quận, huyện có thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm; đồng thời, nhằm phát hiện, chăm bồi những hạt nhân đàn, hát dân ca hay từ quần chúng Nhân dân, đẩy mạnh và phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở địa phương. Liên hoan cũng là một hoạt động thiết thực nhằm phổ biến, lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Nam Bộ đến các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là định hướng thị hiếu thẩm mỹ của thế hệ trẻ trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay; góp phần thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị âm nhạc, làn điệu dân ca truyền thống của Nam Bộ.
Tạo điều kiện để các nghệ nhân, diễn viên không chuyên có thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Đồng thời phát hiện chăm bồi những hạt nhân đàn, hát dân ca hay từ quần chúng Nhân dân, đẩy mạnh và phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở địa phương. Qua đó, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị âm nhạc, làn điệu dân ca, hò vè truyền thống Nam Bộ.
Dân ca là một trong những loại hình âm nhạc cổ truyền có từ lâu đời, cho đến hôm nay, dân ca gần như trở thành hồn cốt, nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trong đó, Dân ca Nam Bộ là loại hình âm nhạc do chính người dân lao động sáng tác, vì thế nó luôn mang theo những phong tục, tập quán, thể hiện lối sống và cảm xúc của người dân vùng đất Nam Bộ.
Dân ca Nam Bộ rất phong phú về thể loại như: Hò, Lý, hát đưa em, hát huê tình, hát đối đáp, nói thơ, nói vè... Mỗi loại hình đều có những hình thức cùng giá trị nghệ thuật độc đáo và có những thủ tục, lề lối diễn xướng riêng. Đặc biệt, nghệ thuật Đờn ca tài tử là một trong những thể loại phổ biến nhất của Dân ca Nam Bộ, với những giá trị dân văn hóa dân tộc mà nó mang lại, Đờn ca tài tử đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thành phố Cần Thơ hiện có 04 di sản văn hóa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, gồm: Văn hóa chợ nổi Cái Răng, Lễ hội kỳ yên Thượng điền Định Bình Thủy, Hò Cần Thơ, Hát ru của người Việt tại Cần Thơ; với 14 di tích cấp quốc gia, 24 di tích cấp thành phố và nhiều loại hình di sản văn hóa khác. Trong thời gian qua, thành phố Cần Thơ đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, song song đó thành phố cũng đã đề nghị và được cấp có thẩm quyền công nhận danh hiệu cho 01 Nghệ nhân nhân dân (nghệ nhân Trường Út) và 17 Nghệ nhân ưu tú.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Minh Tuấn – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ cho biết: “Liên hoan “Dân ca Nam bộ TP. Cần Thơ” được tổ chức, nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá những giá trị tinh hoa các loại hình văn hóa nghệ thuật qua những làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc truyền thống của vùng đất Nam Bộ gắn với đời sống xã hội; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân. Thông qua Liên hoan, nhằm đánh giá đúng thực chất về phong trào văn hóa nghệ thuật tại thành phố, khơi dậy phong trào văn nghệ quần chúng từ cấp xã đến cấp huyện và thành phố; kịp thời tìm ra giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức thể hiện, làm tăng hiệu quả phong trào văn hóa nghệ thuật của thành phố đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ và biểu diễn văn hóa nghệ thuật của quần chúng Nhân dân.
Để Liên hoan đạt được yêu cầu và chất lượng, tôi đề nghị đối với ban tổ chức tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, kịp thời hỗ trợ các đơn vị dự thi nếu có yêu cầu; thực hiện tốt công tác lễ tân, hậu cần. Ban giám khảo làm việc trên tinh thần công tâm, khách quan, chọn ra những tiết thi diễn xuất sắc công diễn báo cáo, khen thưởng và trao giải. Các đơn vị thi diễn tập trung thể hiện tốt các kỹ năng biểu diễn, trên tinh thần giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và dự xem cổ vũ nhiệt tình cho chương trình thi diễn của các Đội bạn. Với sự nổ lực chuẩn bị chu đáo của Ban Tổ chức; sự công tâm, khách quan của Ban Giám khảo; sự nhiệt tình, tâm huyết, thể hiện hết những kỹ năng chuyên môn của các đội thi, tôi tin tưởng rằng, Liên hoan của chúng ta sẽ thành công tốt đẹp.”
Tại điểm thi diễn, Ban Tổ chức Liên hoan lồng ghép thêm hoạt động triển lãm bộ ảnh nghệ thuật và hoạt động trình diễn, tặng chữ thư pháp phục vụ Nhân dân.
Khi mẹ là cô giáo
Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.
Cà Mau: Khởi công Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là hơn 100 tỷ
(NSMT) - Ngày 19/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xếp hạng Di tích quốc gia ở huyện Đầm Dơi. Tham dự chương trình có ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cùng lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Vì sao 19/11 được chọn làm Ngày Quốc tế Nam giới?
(NSMT) - Ngày Quốc tế Nam giới (còn gọi là Ngày Quốc tế Đàn ông) diễn ra vào ngày 19/11 hàng năm, là dịp quan trọng để tôn vinh những đóng góp của phái mạnh đối với xã hội và gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe, tâm lý và xã hội mà nam giới đang phải đối mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày lễ, những lời chúc ý nghĩa dành tặng nam giới và những món quà đặc biệt dành cho bạn trai trong dịp này.
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
Những ngành học này không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại mà còn hứa hẹn cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Vĩnh Long: Khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa – Khmer
(NSMT) - Tối 17/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp UBND huyện Mang Thít tổ chức khai mạc Liên hoan Gia đình tài tử và Liên hoan Tiếng hát thanh niên Kinh - Hoa - Khmer tỉnh Vĩnh Long năm 2024.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…
Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh Vĩnh Long bước đi tiên phong, thể hiện sự đổi mới sáng tạo của địa phương
(NSMT) - Tối 16/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ khai mạc Festival Gạch Gốm đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai (xã Nhơn Phú-huyện Mang Thít). Ông Hồ Đức Phớc - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tới dự và phát biểu chỉ đạo.