CDC Cần Thơ thông tin về việc test SARS-CoV-2 trong trường học
Tối 24/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ gởi thông cáo đến các cơ quan thông tấn, báo chí làm rõ thông tin về việc test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 để giám sát trọng điểm tại các cơ sở y tế, địa bàn dân cư, trường học, chợ, cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp.
Theo CDC Cần Thơ, dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 (Ag-RDT) để phát hiện COVID-19 trong cộng đồng tại TP Cần Thơ”, trong đó có đánh giá quy trình tự xét nghiệm tại cộng đồng. Từ đó rà soát và cập nhật hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm COVID-19. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện nhiều thông tin không chính xác về dự án, gây hoang mang, hiểu nhầm trong dư luận.
CDC Cần Thơ thông tin, hoạt động thực hiện xét nghiệm nằm trong dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trong cộng đồng" do Tổ chức Clinton Health Access Initiative, Inc (CHAI) viện trợ không hoàn lại đã được Bộ Y tế phê duyệt tại Quyết định 141/2023/QĐ-BYT ngày 19-1-2023). CDC căn cứ xây dựng kế hoạch theo các quyết định, kế hoạch của UBND TP Cần Thơ về triển khai ứng phó các biến chủng mới của SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố.
Thời gian qua, việc người dân tự xét nghiệm nhưng không khai báo kết quả xét nghiệm dương tính cho ngành y tế, nên việc đánh giá tình hình dịch COVID-19 tại cộng đồng hết sức khó khăn. Giám sát trọng điểm là việc thu thập thông tin thông qua việc xét nghiệm định kỳ và hệ thống trong các đối tượng nguy cơ được lựa chọn. Từ đó, theo dõi tỷ lệ và chiều hướng nhiễm bệnh theo thời gian, nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Hoạt động này được thực hiện thường xuyên tại TP Cần Thơ và các tỉnh khu vực phía Nam. Trong kế hoạch lần này, Tổ chức CHAI tài trợ sẽ tiết kiệm được ngân sách cho địa phương.
Về số lượng test nhanh, CDC Cần Thơ nhận tài trợ từ Dự án để triển khai thực hiện xét nghiệm theo kế hoạch là 68.000 test (là số mẫu thực hiện, không phải số người do 1 người sẽ được lấy mẫu nhiều lần); không phải là lấy mẫu cho 68.000 người như một số trang báo mạng đã đăng tải.
Về đối tượng triển khai xét nghiệm test nhanh cho học sinh: Theo kế hoạch, thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đối với học sinh từ 5 đến dưới 12 tuổi tại trường học. Cụ thể tiến hành tại 2 điểm trường, gồm: Trường tiểu học Kim Đồng và Trường Tiểu học Lê Lợi thuộc phường An Khánh, quận Ninh Kiều. Việc lựa chọn xét nghiệm trong trường học cho đối tượng học sinh là do trường học là nơi tập trung đông người dễ phát sinh, lây lan dịch bệnh và thời gian qua CDC đã ghi nhận có nhiều ổ dịch COVID-19 xảy ra trong các trường học trên địa bàn TP Cần Thơ. Ngoài việc xét nghiệm cho học sinh, cũng thực hiện xét nghiệm cho các đối tượng khác trong trường học như: Giáo viên, bảo mẫu, người lao động, phụ huynh học sinh. Việc xét nghiệm này hoàn toàn tự nguyện nên phụ huynh và học sinh có thể từ chối tham gia bất kỳ lúc nào. Tần suất là lấy mẫu 2 lần/tuần nhằm phát hiện nhiễm COVID-19 được sớm hơn.
Ban Quản lý Dự án (Cục Y tế dự phòng) và Ban điều hành Dự án của CDC Cần Thơ đã làm việc với Sở Giáo dục Đào tạo, Ban Giám hiệu nhà trường và đã được sự đồng ý trước khi lập dự án; Hội phụ huynh học sinh được thông báo về việc thực hiện dự án tại trường học. Việc tham gia xét nghiệm trên tinh thần tự nguyện, CDC Cần Thơ không bắt buộc phụ huynh và học sinh tham gia.
Trước tình hình tại các tỉnh, thành hiện nay đã ghi nhận các chùm ca bệnh/ổ dịch COVID-19 xuất hiện tại một số trường học nên việc tầm soát cho học sinh (các nhóm nguy cơ) là rất cần thiết. Vì vậy, CDC Cần Thơ khuyến khích phụ huynh và học sinh tham gia xét nghiệm vì sức khỏe chung của cộng đồng. Việc xét nghiệm không làm gián đoạn công tác dạy và học của nhà trường.
Ngoài xét nghiệm nhanh cho học sinh thì cũng tổ chức thực hiện xét nghiệm nhanh cho các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao là người người già, trẻ em đang sinh sống tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội; tiểu thương tại các chợ; thành viên tổ COVID cộng đồng/khu công nghiệp… Các đối tượng theo nhóm nguy cơ nêu trên tham gia cũng dựa trên tinh thần tự nguyện.
Về loại kit xét nghiệm được thực hiện trong Dự án có tên là Bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 Antigen Self-Test Abbott Panbio Test Kit, do nguồn viện trợ không hoàn lại từ tổ chức CHAI. Đây là loại kit xét nghiệm cho độ nhạy cao (độ nhạy 98,1%; độ đặc hiệu 99,8%) và cách thực hiện lấy mẫu rất đơn giản và an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh.
Về kiểm tra định kỳ kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên bằng xét nghiệm PCR: Theo kế hoạch, ước tính chỉ có 30 mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên có kết quả dương tính được lựa chọn ngẫu nhiên để tiến hành kiểm định lại bằng xét nghiệm PCR.
Dự án thực hiện chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1, lấy mẫu tại các cơ sở do các kỹ thuật viên được tập huấn bài bản tránh tối đa gây khó chịu cho đối tượng tham gia. Giai đoạn 2, người tham gia được phát kit xét nghiệm và tự xét nghiệm tại nhà, các mẫu xét nghiệm dương tính sẽ được kiểm chứng bằng xét nghiệm PCR. Kế hoạch này góp phần đánh giá hiệu quả chiến lược tự xét nghiệm tại nhà mà trước đây chưa được đánh giá tại Việt Nam, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kịch bản phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.
Theo H.Hoa/ Báo Cần Thơ
Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt
(NSMT) - Một câu chuyện đầy xúc động về hành trình hồi phục của bé Đ.A.T – một em bé sinh non chỉ nặng hơn 1.000 gram tại tuần thai 29 tuần 3 ngày, vượt qua vô vàn thử thách để trở về với gia đình trong niềm hạnh phúc ngập tràn của các bác sĩ Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ.
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ
Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.
Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động
(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO
(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.
Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc
Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.
Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực
(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.