Nếp nhà

Cha mẹ nên làm gì khi con nói tục?

Thứ bảy, 15/06/2024, 16:23 PM

Trẻ nhỏ thường có thói quen lặp lại điều gì đó mà chúng đã nghe. Đối với những đứa trẻ lớn hơn, chúng thường muốn thử phản ứng của cha mẹ bằng cách nói tục, chửi thề. Vì vậy, khi thấy con có hành vi này, cha mẹ cần nghiêm khắc xử lý để con tránh tái phạm.

Theo một cuộc khảo sát tại Mỹ, 86% cha mẹ đồng ý rằng trẻ em từ 2 đến 12 tuổi ngày nay nói tục, chửi bậy nhiều hơn so với khi họ còn nhỏ. Trong đó, 54% cha mẹ nói rằng con họ đã nói tục ngay trước mặt phụ huynh, mặc dù có tới 20% trẻ trong số đó không hiểu hết ý nghĩa của từ ngữ mình vừa nói.

Chửi thề là cách thể hiện cảm xúc thô lỗ. Tệ nhất là nó thực sự cản trở khả năng mô tả những trải nghiệm cảm xúc của một người. Vì vậy, cho dù một đứa trẻ nghe thấy những điều không hay từ người lớn, ở trường hay trên TV, điều quan trọng là cha mẹ cần giúp trẻ hiểu tác hại của chúng.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tránh phản ứng thái quá

Cho dù trẻ đang ở độ tuổi nào, cha mẹ cần giải quyết vấn đề đó ngay lập tức với thái độ bình tĩnh. Đối với trẻ từ 6 tuổi trở xuống, hãy bắt đầu bằng lời nhắc đơn giản như: “Con không bao giờ được phép chửi thề”.

Đối với những trẻ lớn hơn, có khả năng suy nghĩ trừu tượng hơn, cha mẹ nên giải thích tại sao chửi thề là không được phép. Mục tiêu là đảm bảo giúp con bày tỏ cảm xúc, trò chuyện và thể hiện bản thân một cách tốt nhất mà không dùng từ ngữ tiêu cực.

Nếu cha mẹ bực tức ngay khi con nói tục, trẻ có thể hình thành suy nghĩ mình có khả năng làm bố mẹ chú ý khi chửi thề.

Chỉnh đốn ngay từ khi trẻ bắt đầu chửi thề

Một số cha mẹ tin rằng việc chú ý đến những lời nói không phù hợp của trẻ sẽ chỉ khuyến khích hành vi đó nên họ chọn cách phớt lờ. Nhưng làm sao con biết được rằng chửi thề là hành vi xấu nếu cha mẹ không dạy con?

Hãy hỏi con xem bé có hiểu từ mà bé sử dụng hay không. Nếu câu trả lời là “không”, hãy giải thích rằng từ đó mang tính xúc phạm, ảnh hưởng đến người khác và điều đó không được chấp nhận.

Nếu con hiểu được từ đó thì cần giải thích và nhắc nhở bé một cách nghiêm túc vì sao mình không được phép dùng từ đó.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Đừng bị cám dỗ bởi sự nổi tiếng trên mạng xã hội

Có khi, một đoạn video quay cảnh đứa trẻ chửi thề là lý do khiến con bị thu hút và nghĩ rằng hành vi này thật ngầu từ đó học theo. Điều này vô cùng nguy hiểm. Tốt nhất cha mẹ nên hạn chế nội dung con tiếp cận trên nền tảng mạng xã hội.

 Hãy trung thực

Khi cha mẹ khiển trách con, con có thể hỏi ngược lại: “Nhưng con đã nghe bố/mẹ nói rồi mà”. Trong tình huống này, cha mẹ không nên phủ nhận hoặc đôi co với trẻ.

Thay vào đó, hãy thừa nhận rằng ai cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát những gì mình nói. Bằng cách đó, cha mẹ sẽ thẳng thắn nhận lỗi với con và khiến con cảm thấy như đang đối mặt với một vấn đề của người lớn, từ đó học cách giải quyết vấn đề trưởng thành hơn.

Tìm từ mới

Hãy ngồi xuống cùng con và suy nghĩ những từ hoặc cụm từ mới, không mang tính xúc phạm để nói khi con cảm thấy thất vọng, khó chịu hoặc tức giận.

Khuyến khích con sử dụng những từ khác để mô tả cảm giác của mình. Điều này có thể mở rộng vốn từ vựng của con và giúp biến khoảnh khắc tồi tệ thành khoảnh khắc gắn kết.

Tạo hậu quả

Nếu những cách trên không có tác dụng hoặc nếu con đã có thói quen chửi thề, cha mẹ cần có biện pháp mạnh mẽ hơn để cho con thấy hành vi này là không phù hợp.

Chẳng hạn, mỗi lần phát hiện con chửi thề, cha mẹ sẽ thu hồi 20 nghìn từ tiền tiêu vặt của con hoặc giao cho con làm thêm việc nhà.

Tìm kiếm niềm vui mới

Nếu cả gia đình cần thay đổi cách sử dụng ngôn ngữ thì những hoạt động nhóm có thể là cách thú vị và hiệu quả để loại bỏ những lời lẽ tiêu cực. Hãy dành thời gian cho một hoạt động vui vẻ, chẳng hạn như một buổi tối xem phim cùng nhau.  

Quan tâm con nhiều hơn

Để giúp con tránh khỏi những chuyện tức giận hay bức bối, cha mẹ cần thể hiện sự ân cần với con.

Hãy nói chuyện một cách dịu dàng, giải thích cho con hiểu rằng nói tục, chửi bậy sẽ làm tổn thương người khác. Trẻ nhỏ thường sẵn sàng làm những điều được bố mẹ tán dương. Khi nhận được sự ân cần và khen ngợi, trẻ sẽ nỗ lực không chửi bậy nữa.

Phương Anh (Theo Today)  
Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.