Cho con kiến thức hay hàng hiệu đắt đỏ?
Tôi không bao giờ cho con mặc hàng hiệu hay đeo trang sức. Emily lúc nào cũng trông giản dị. Thế nhưng kiến thức phong phú cùng sự trải nghiệm đã giúp cô bé tám tuổi trở nên thú vị và tỏa sáng.
Khi ở Sydney, Emily rất hay xin mọi người đồng xu Úc. Con cố gắng ngoan nhất, chăm chỉ nhất để có thể xin được nhiều đồng xu hơn.
“Con làm vậy để làm gì?”, tôi hỏi.
Emily đáp: “Con mang về tặng các bạn để mọi người biết con đã đi Úc”.
“Con đã đến tuổi bắt đầu mong muốn chia sẻ cuộc sống của mình với bạn bè”, tôi thầm nghĩ. “Con bắt đầu hình thành cái tôi. Con muốn tặng quà, con muốn chứng tỏ bản thân”.
Bốn ngày Emily đi tour cùng mọi người ở Sydney, mỗi ngày con đi bộ sơ sơ 10km, từ xem nhà, tham quan trường Đại học Công nghệ Sydney, trường Torrens, tham quan thắng cảnh, công viên. Việc chinh phục chặng đường 10km không hề dễ dàng ngay cả với người lớn và nó thực sự là thử thách với cô bé tám tuổi. Thế nhưng, tôi vẫn ép con phải đi, có lúc vừa mắng vừa dỗ, có lúc các cô phải thay nhau cõng Emily vì con quá mệt.
Trên đường đi, con luôn nhìn mọi thứ xung quanh bằng đôi mắt hiếu kỳ rồi đặt ra rất nhiều câu hỏi. Nếu biết chắc chắn đáp án, tôi sẽ trả lời con. Ngược lại, tôi gợi ý để con tìm đáp án ở chỗ những người khác. Chẳng hạn như lần chúng tôi đến thung lũng ngoại ô Sydney để thử rượu. Emily chăm chú lắng nghe hướng dẫn viên giải thích về các loại rượu vàng, đỏ và trắng rồi quay sang hỏi tôi: “Tại sao có rượu vang trắng màu nhạt và có loại màu vàng vậy mẹ?”.
Đoán được một phần lý do nhưng tôi không trả lời mà gợi ý con tìm cô hướng dẫn viên tốt nghiệp đại học ngành rượu để hỏi. Emily làm theo và được giải thích cặn kẽ rằng loại vang màu nhạt là vang mới còn màu vàng là vang già.

Ảnh minh hoạ
Rồi khi đến Trường Đại học Công nghệ Sydney, khi được cô giáo dẫn đến xem phòng in 3D, tâm trí con là vô vàn thắc mắc kiểu như phòng này để làm gì? Có phải con khủng long kia được in từ chiếc máy đó? Và liệu chiếc máy này có thể in ra nhà, cung điện hay không?
Đi đến đâu, Emily cũng đặt ra những câu hỏi và việc của tôi là định hướng để con tìm đúng người có câu trả lời. Đơn giản vì không phải cái gì tôi cũng biết, hơn hết tôi muốn con được tiếp xúc với người giỏi nhất để có câu trả lời chính xác nhất.
Một hôm nọ, trên đường đi, con hào hứng kể về một người bạn trong lớp được vinh dự gặp nữ hoàng Elizabeth khi bà còn sống. “Bạn ấy được bắt tay nữ hoàng đấy mẹ ạ”, giọng con đầy ngưỡng mộ.
“Khi về Việt Nam, con cũng có nhiều chuyện đáng tự hào để kể cho các bạn nghe đấy chứ”, tôi bật cười. “Con có thể kể về chuyến thăm trường đại học ở Úc. Mẹ tin chưa có bạn nào được trải nghiệm chuyến đi thú vị thế này cả. Nếu con ở nhà nằm xem tivi, con sẽ thấy thoải mái. Nhưng sau một kì nghỉ dài, các bạn được đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều thứ và có nhiều chuyện để kể cho nhau nghe, con cũng nên có gì đó cho riêng mình, như người bạn được bắt tay nữ hoàng Anh chẳng hạn. Cuộc sống chỉ trở lên thú vị khi con có nhiều trải nghiệm. Nếu không, con sẽ rất nhàm chán trong mắt các bạn. Rồi những bạn giỏi, được đi nhiều nơi có thể sẽ chán con phải không?”. Và cứ thế, Emily hoàn thành chuyến đi vô cùng năng động với mọi người.

Trang bị kiến thức cho con sẽ có ý nghĩa hơn nhiều so với việc mua sắm cho con những thứ hàng hiệu xa xỉ (Ảnh minh họa)
Nhờ Emily “nhiều chuyện”, nhiều trải nghiệm, vốn hiểu biết phong phú mà con đi đâu cũng tự tin và được các bạn đón chào. Tôi không bao giờ cho con mặc hàng hiệu hay đeo trang sức. Emily lúc nào cũng trông giản dị. Thế nhưng kiến thức phong phú cùng sự trải nghiệm đã giúp cô bé tám tuổi trở nên thú vị và tỏa sáng.
Có lần đến thăm gia đình tỉ phú người Úc, Emily chơi đùa với hai cậu con trai của họ, tôi lo con cư xử chưa chuẩn nên liên tục xin lỗi vì Emily nghịch quá. Trái lại, hai vợ chồng người Úc khen Emily hết lời và bảo cô bé cư xử vô cùng đúng mực. Hai cậu con trai thì tranh nhau chơi với Emily và không quên hẹn gặp lại khi tạm biệt.
Kiến thức, sự trải nghiệm chính là thứ hàng hiệu đắt tiền nhất, bền vững nhất của cả người lớn và trẻ con. Thế mới nói, nhiều bố mẹ vẫn thường cố gắng “xách” con theo trong các chuyến đi, dù con lèo nhèo khóc lóc đủ kiểu. Bởi chỉ có trải nghiệm thì sau này con mới có “nhiều chuyện” đáng tự hào để chia sẻ với bạn bè và mọi người. Cũng như người lớn, mỗi chuyến đi xa thường rất mệt, nhưng nếu làm được, mỗi lần nhìn lại ta đều có quyền tự hào.
Xúc động bộ ảnh ngày Tết...
(NSMT) - Những ngày Tết Ất Tỵ đã qua nhưng những hình ảnh về một cái tết tròn đầy, đầm ấm vẫn còn đọng lại đâu đó nơi đáy mắt của các ông lão, bà cụ tại Trung tâm nuôi dưỡng người già TP. Cần Thơ, nơi mà Tết đã được ghi lại thông qua những nụ cười, những cái ôm...
Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?
Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn?
Bí quyết "đón cát, tránh hung" cho các gia đình năm Ất Tỵ 2025
Năm Ất Tỵ 2025 được dự báo là một năm có nhiều biến cố khi liên tục có sự thay đổi mạnh mẽ gây không ít khó khăn, thách thức đối với các gia đình trong việc phát triển kinh tế, ổn định định đời sống.
Tháng Giêng không ăn chơi
Câu ca “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Nhưng đó là quan niệm chỉ phù hợp trong xã hội nông nghiệp ngày xưa với những hội hè đình đám… âm lịch.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Cô gái Cà Mau trở thành sinh viên đại học bằng "đôi chân của mẹ"
(NSMT) - Cô gái tí hon Võ Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, phân hiệu Đại học Bình Dương tại tỉnh Cà Mau, bước vào giảng đường bằng “đôi chân của mẹ”.
Người hạnh phúc coi cuối tuần như kì nghỉ
Khi đo lường mức độ hạnh phúc, nhà nghiên cứu này thấy rằng những người có tư duy nghỉ dưỡng vào cuối tuần thể hiện sự hài lòng và tích cực hơn khi họ trở lại làm việc.