Chốt biên giới mùa lũ
(NSMT) - Các chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID -19 đã bước vào năm thứ 3, kể từ khi được thiết lập trên toàn tuyến biên giới. Cán bộ, chiến sĩ cũng chứng kiến mùa lũ thứ 3 tràn về, mang đặc trưng rất “miền Tây”.

Mùa này ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), nước lũ dâng cao hơn 2 năm trước. Khắp nơi đều là nước đục ngầu phù sa, mang lại sinh kế cho người dân, màu mỡ cho ruộng đồng.

Nhưng nước lũ cũng phần nào ảnh hưởng đến việc công tác, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ ở tổ chốt biên giới. Đặc biệt là tầm quan sát biên giới bị hạn chế, bởi đâu đâu cũng chỉ thấy một màu nước mênh mang, phủ mất đường mòn trước đó.

Nước dâng lên xung quanh, buộc cán bộ, chiến sĩ phải xắn quần, bắt cầu mà đi.


Để “thích ứng” tối đa với lũ, nhiều chiến sĩ tranh thủ câu cá thư giãn, nhân tiện tìm chút sản vật.

Thiếu tá Trần Bửu Bửu - Chốt trưởng Chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19 số 21 (Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình) cho biết, nước ngập đến mắc cá chân nên mọi sinh hoạt của thành viên đều bất tiện.

Khắc phục điều kiện sinh hoạt khó khăn, cán bộ, chiến sĩ các tổ chốt vẫn nỗ lực bám chặt biên giới, tăng cường tuần tra kiểm soát địa bàn bằng phương tiện thủy. Nhiệm vụ chính của các anh là ngăn chặn người xuất, nhập cảnh trái phép, các loại tội phạm trên tuyến biên giới, giữ gìn vững chắc đường biên cột mốc. Càng gian nan, càng phải tăng cường thích ứng, vượt khó hoàn thành nhiệm vụ !
Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau
Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.
Xúc động bộ ảnh ngày Tết...
(NSMT) - Những ngày Tết Ất Tỵ đã qua nhưng những hình ảnh về một cái tết tròn đầy, đầm ấm vẫn còn đọng lại đâu đó nơi đáy mắt của các ông lão, bà cụ tại Trung tâm nuôi dưỡng người già TP. Cần Thơ, nơi mà Tết đã được ghi lại thông qua những nụ cười, những cái ôm...
Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?
Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn?
Bí quyết "đón cát, tránh hung" cho các gia đình năm Ất Tỵ 2025
Năm Ất Tỵ 2025 được dự báo là một năm có nhiều biến cố khi liên tục có sự thay đổi mạnh mẽ gây không ít khó khăn, thách thức đối với các gia đình trong việc phát triển kinh tế, ổn định định đời sống.
Tháng Giêng không ăn chơi
Câu ca “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Nhưng đó là quan niệm chỉ phù hợp trong xã hội nông nghiệp ngày xưa với những hội hè đình đám… âm lịch.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Cô gái Cà Mau trở thành sinh viên đại học bằng "đôi chân của mẹ"
(NSMT) - Cô gái tí hon Võ Thị Huỳnh Như, sinh viên năm 4 ngành Công nghệ thông tin, phân hiệu Đại học Bình Dương tại tỉnh Cà Mau, bước vào giảng đường bằng “đôi chân của mẹ”.