Chú Hữu Thành Dự - Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer
Từ năm 2017, chú Hữu Thành Dự, người dân tộc Khmer, ở ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vinh dự được bầu làm người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Với vai trò, trách nhiệm của mình, những năm qua, chú Hữu Thành Dự như một trung tâm đoàn kết, là chiếc cầu nối giúp gắn kết giữa đồng bào dân tộc Khmer với cấp ủy Đảng, chính quyền. Đồng thời, là một tấm gương sáng để dẫn dắt cộng đồng người dân tộc Khmer trong phum sóc không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.
Chú Hữu Thành Dự, người dân tộc Khmer, ở ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình năm nay đã bước sang tuổi 65. Mặc dù vậy, chú Dự vẫn còn nhanh nhẹn, tháo vác, siêng năng trong lao động sản xuất và có nhiều đóng góp để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng người dân tộc Khmer.
Sinh ra và lớn lên ở ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, đến năm 1980, chú Hữu Thành Dự tham gia bộ đội ở đơn vị Địa phương quân huyện Thới Bình. Đến năm 1983, chú xuất ngũ và tham gia công tác ở địa phương với vai trò Phó ban, rồi Trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Hồ Thị Kỷ. Thời gian sau, chú Dự được điều động sang làm Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy. Trong 2 nhiệm kỳ từ 2005 đến 2015, chú Hữu Thành Dự được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Hồ Thị Kỷ. Sau khi nghỉ hưu, chú Dự về sinh hoạt Đảng ở Chi bộ ấp, tiếp tục thực hiện vai trò tiền phong, gương mẫu của người đảng viên, cựu chiến binh, người lính Cụ Hồ. Đến năm 2017, chú Hữu Thành Dự vinh dự được bầu làm người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer.
Với vai trò và trách nhiệm của mình, những năm qua, chú Hữu Thành Dự như một trung tâm đoàn kết, là chiếc cầu nối giúp gắn kết giữa đồng bào dân tộc Khmer với cấp ủy Đảng, chính quyền. Đồng thời, là một tấm gương sáng để dẫn dắt cộng đồng người dân tộc Khmer trong phum sóc không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cùng nhau thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương và vững tin, một lòng theo Đảng, Nhà nước.
Những năm qua, chú Hữu Thành Dự chủ động phối hợp với Chi ủy, Ban nhân dân, các đoàn thể, Chi hội cựu chiến binh, Ban công tác Mặt trận ấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trong đồng bào dân tộc Khmer thực hiện tốt các chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ bà con đồng bào dân tộc Khmer thực hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Nhờ đó, đời sống đồng bào dân tộc Khmer ở ấp Đường Đào không ngừng phát triển, vươn lên. Nhờ đó, đến nay đồng bào dân tộc Khmer trong ấp Đường Đào chỉ còn 31 hộ nghèo và 35 hộ cận nghèo, nhiều hộ đã vươn lên khá giàu.
Từ những ngày còn làm việc cho đến lúc nghỉ hưu, hầu như ngày nào chú Hữu Thành Dự cũng tranh thủ một ít thời gian rảnh để đến thăm hỏi, động viên bà con đồng bào dân tộc Khmer trong xóm ấp. Trong những lúc ngồi uống trà, tâm sự, chú thường lồng ghép, chuyển tải những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đến từng hộ gia đình người dân tộc Khmer. Qua đó, tạo sự đồng thuận, tích cực ủng hộ các chủ trương, phong trào, cuộc vận động của đồng bào dân tộc Khmer ở địa phương. Trong hòa giải ở cơ sở, chú luôn động viên, nhắc nhở bà con cùng nhường nhịn lẫn nhau, cái gì có thể bỏ qua được cho nhau thì nên bỏ và phải coi trọng tình đoàn kết trong thân tộc, trong cộng đồng dân cư ở xóm ấp. Nhờ đó, tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết trong xóm ấp không còn xảy ra. Chú Hữu Thành Dự cho biết: “Trong thực tế, có những việc người dân chưa hiểu, chưa thông, chưa đồng thuận với chính quyền nhưng khi tôi giải thích, hướng dẫn, định hướng thì hầu hết bà con trong cộng động dân tộc Khmer đều đồng tình hưởng ứng, làm theo. Do đó, thông qua tôi, địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, cuộc vận động trong đồng bào dân tộc Khmer. Sau những lần được cử đi tập huấn, tôi thấy khi đã được tín nhiệm bầu làm người có uy tín thì làm việc gì mình phải làm nghĩ đến chuyện gương mẫu trước bà con. Nếu như mình không gương mẫu thì rất khó để tuyên truyền, vận động”.
Vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên diện rộng, với vai trò là người có uy tín, chú Dự luôn vận động, nhắc nhở bà con trong cộng đồng thực hiệc tốt việc phòng chống, thực hiện đúng thông điệp 5K của Bộ Y tế. Trong dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2022, chú Dự thống nhất với Ban trị sự Chùa Rạch Giồng không tổ chức đua ghe ngo; các hoạt đột truyền thống vào dịp Tết chủ yếu vận động bà con đồng bào dân tộc Khmer tổ chức trong khuôn khổ hộ gia đình để hạn chế tình trạng tập trung đông người.
Để cho cộng đồng dân cư trong đồng bào dân dân Khmer noi theo, từ nhiều năm qua, chú Dự tích cực thực hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả để phát triển kinh tế gia đình. Trên phần đất sản xuất của gia đình, chú Dự thực hiện mô hình nuôi tôm, cua kết hợp, mỗi năm có thu nhập trên 150 triệu đồng. Sau nhiều năm dành dụm, mới đây gia đình chú đã xây cất được nôi nhà mới khang trang, trị giá gần 800 triệu đồng. Trong cuộc sống, vợ chồng chú luôn dạy dỗ con cháu cố gắng học tập, biết kính trên, nhường dưới, thương yêu, quý trọng ông bà. Cả gia đình chú hiện có 6 người gồm con, dâu, rễ là đảng viên. Trong đó, chỉ duy nhất bà xã của chú Dự không phải là đảng viên nhưng hiện đang là Chủ nhiệm Câu lạc bộ phát triển kinh tế bền vững 1, ấp Đường Đào. Do đó, mọi việc làm của các thành viên trong gia đình chú Dự dù lớn nhỏ đều phải gương mẫu trước quần chúng nhân dân.
Lúc mới nghỉ hưu, chú Dự không ngần ngại trích hơn một nửa số tiền được nhận từ Bảo hiểm xã hội (gần 50 triệu đồng) để đầu tư xây dựng bờ kè kiên cố bằng bê tông nhằm chống sạt lở đất, bảo vệ công trình giao thông nông thôn trước nhà. Trong xây dựng nông thôn mới, vợ chồng chú Dự gương mẫu trồng phủ kín hàng rào cây xanh theo quy định. Hàng rào cây xanh của gia đình chú Dự được trồng bằng cây hoa dâm bụt, có chiều dài 40 mét phủ kín phần đất mặt tiền trước nhà và được trồng trên 12 năm. Nhờ thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa nên hàng rào cây xanh của gia đình chú lúc nào cũng phát triển xanh tốt, bằng phẳng, thẳng hàng. Sân vườn và phần đất ven sông, chú Dự trồng nhiều loại hoa, cây cảnh để tạo cảnh quan môi trường nơi ở được xanh - sạch - đẹp.
Với những đóng góp tích cực và nhiều ý nghĩa của mình, chú Hữu Thành Dự đã nhiều lần được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng. Chú Dự xứng đáng là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer, là tấm gương tiên tiến, điển hình trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” ở địa phương.
Lặng lẽ nghề pháp y
(NSMT) - Cũng khoác áo blouse để mưu sinh và cống hiến, thế nhưng chẳng mấy ai biết bác sĩ pháp y - nghề “lên tiếng thay người đã khuất” vẫn thầm lặng tìm công lý bên những xác chết, phục vụ công tác điều tra phá án. Và, đâu đó góc khuất của nghề chưa được kể, hiểu đúng cũng như cảm thông.
Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau
(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.
Lễ hội Oóc Om Bóc
Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 diễn ra trong 7 ngày.
Bữa cơm 0 đồng: San sẻ yêu thương với bà con khó khăn TP Cần Thơ
(NSMT) - Gần 3000 suất cơm "0 đồng” được phát cho bà con khó khăn, người lao động, học sinh sinh viên tại quán cà phê Ngọc Trương (Số 372D, đường Nguyễn Văn Cừ Nối Dài, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) trong hơn 2 tháng qua. “Bữa cơm 0 đồng” san sẻ yêu thương, phần nào giúp họ vơi bớt nhọc nhằn, “ấm bụng no lòng” nhất là trong những ngày mưa, triều cường ngập nặng, buôn bán chật vật…
Người trẻ sợ ngày cuối tuần
(NSMT) - Thay vì tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần, hầu hết mọi người lại có cảm giác uể oải, chán nản vào ngày Chủ nhật vì hôm sau là một tuần làm việc mới.
Con trai chủ tháp đôi Petronas từ bỏ thừa kế 5 tỷ USD để đi tu hành
Là con trai duy nhất của tỷ phú Ananda Krishnan, người có giá trị tài sản ròng 5 tỷ đô la, Ajahn Siripanyo được định sẵn sẽ thừa kế đế chế viễn thông khổng lồ của cha mình nhưng ông đã từ bỏ sự xa hoa và quyết định trở thành một nhà sư.
Có nên cho bạn bè, gia đình vay tiền?
Ngay cả giữa anh chị em, con cái đã trưởng thành và cha mẹ, những mâu thuẫn do vay mượn là điều không thể tránh khỏi. Nhiều người chủ trương dù ai vay tiền cũng phải từ chối.