Sống khỏe

Chú ý bệnh vẹo cột sống ở học sinh

Thứ ba, 11/01/2022, 13:14 PM

Cong vẹo cột sống là một trong những căn bệnh học đường thường gặp hiện nay. Không chỉ làm mất thẩm mỹ, gây ảnh hưởng tâm lý, cong vẹo cột sống còn gây ra những biến chứng cho sức khoẻ nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Theo số liệu tổng hợp từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, năm 2021, tổng số học sinh được khám sức khoẻ 22.294, trong đó bệnh lý cong vẹo cột sống là 63 em, chiếm 0,28%. Cong vẹo cột sống thường phát triển theo độ tuổi và biểu hiện rõ nhất ở tuổi từ 8-14 tuổi. Giai đoạn này, xương đang trong quá trình phát triển nên rất dễ bị tác động.

Tư thế ngồi học, ánh sáng, bàn ghế đều ảnh hưởng đến cột sống của học sinh. (Ảnh minh hoạ)

Tư thế ngồi học, ánh sáng, bàn ghế đều ảnh hưởng đến cột sống của học sinh. (Ảnh minh hoạ)

Trong giai đoạn đầu, cong vẹo cột sống thường không có triệu chứng nên khó phát hiện bằng mắt thường. Khi cong vẹo cột sống bắt đầu phát triển về giai đoạn sau, hầu hết người bệnh sẽ nhận thấy sự thay đổi trong tư thế của mình.

Ngoài yếu tố bẩm sinh, có rất nhiều nguyên nhân, từ điều kiện sinh sống, học tập gây nên cong vẹo cột sống, như tư thế ngồi học, thói quen học tập không đúng, ánh sáng không đầy đủ, bàn ghế không phù hợp, phương tiện học tập không đảm bảo, bàn ghế học sinh không đúng với tiêu chuẩn.

Bác sĩ Chuyên khoa I Huỳnh Thanh Sử, Trưởng khoa Sức khoẻ môi trường, Y tế trường học - Bệnh nghề nghiệp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, cho biết: “Khi bàn học quá cao so với ghế ngồi, học sinh khi ngồi học hoặc viết phải rướn vai và tay phải lên cao để viết bài, do đó cột sống bị vặn và kéo lệch sang bên phải, bên trái gây vẹo. Nếu bàn quá thấp so với ghế ngồi, khi ngồi học hoặc viết, học sinh phải cúi xuống nên gây ra gù. Ngoài ra, lớp học không đủ ánh sáng nên học sinh phải xoay vở về phía có nhiều ánh sáng để viết, khi đó cột sống bị vặn theo hướng ánh sáng. Nhiều học sinh ngồi học không đúng tư thế như ngồi xổm, quẹo đầu, quỳ học, từ đó làm cột sống không giữ ở tư thế đứng. Hiện nay, việc học tập ngày càng nhiều, trẻ đến trường thường phải mang cặp sách quá nặng, một số học sinh thì có thói quen xách cặp ở một bên cũng làm cho tư thế bị lệch sang một bên”.

Bệnh cong vẹo cột sống không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn làm mất thẩm mỹ, gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. “Cong vẹo cột sống làm dáng đi bị lệch, ảnh hưởng đến vẻ đẹp cơ thể, tác động không tốt đến tâm lý của các em, tương lai không được tuyển vào một số ngành nghề đòi hỏi về thể hình. Cong vẹo cột sống làm lệch trọng tâm cơ thể khiến cho trẻ ngồi học mau bị mỏi mệt, sự chèn ép cơ thể gây tê mỏi, đau nhức cơ. Khi cột sống bị cong vẹo nặng sẽ gây ra một số biến chứng như làm lồng ngực bị biến dạng, ảnh hưởng đến tim, phổi các cơ quan trong ổ bụng, các rễ thần kinh bị chèn ép gây viêm, đau”, Bác sĩ Huỳnh Thanh Sử khuyến cáo.

Hiện nay, cuộc sống ngày càng phát triển, các điều kiện để phòng ngừa và chữa bệnh cũng ngày càng tiên tiến. Bên cạnh các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các cơ sở khám chữa bệnh, bản thân mỗi người đều có thể tự phòng ngừa bệnh. Ðối với bệnh cong vẹo cột sống ở tuổi học sinh, cách phòng ngừa tốt nhất là ngồi học đúng tư thế, để sách xa mắt trên 30 cm, nơi học đủ ánh sáng, bàn ghế vừa tầm. Ngoài ra, nên thường xuyên tập thể dục, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời chế độ dinh dưỡng bổ sung các chất có vitamin A, B, C, E…

“Ðể phát hiện sớm cong vẹo cột sống và điều trị ngăn chặn ngay ở giai đoạn đầu, trẻ em nên được thường xuyên khám tầm soát cột sống 6 tháng/lần. Khám sức khoẻ định kỳ phát hiện sớm cong vẹo cột sống giúp chỉnh sửa tư thế hoặc chuyển khám chuyên sâu, bảo tồn giai đoạn, điều trị thích hợp nhằm cải thiện tư thế và hạn chế các biến chứng gây ra”, Bác sĩ Huỳnh Thanh Sử nhấn mạnh.

An Kỳ

Link bài gốc tại Báo Cà Mau Online

 

 

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thực hiện thành công ca ghép thận thứ 7

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thực hiện thành công ca ghép thận thứ 7

(NSMT) - Ngày 16/01, Đại diện Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện đã phối hợp với đoàn chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật ghép thận thành công cho một bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Đây là ca ghép thận thứ 7 được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Lưu ý bệnh sởi biến chứng viêm phổi ở trẻ em

Lưu ý bệnh sởi biến chứng viêm phổi ở trẻ em

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé trai 3 tuổi nhập viện vì bệnh sởi biến chứng viêm phổi. Đây là một trường hợp đáng lưu ý bởi bệnh sởi không chỉ lây lan cực nhanh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Virus HMPV đang lây lan ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?

Virus HMPV đang lây lan ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?

Trung Quốc đang chứng kiến ​​số ca nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ.

Tập đoàn Y tế Phương Châu trở thành hệ thống đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chứng nhận danh giá JCI Enterprise

Tập đoàn Y tế Phương Châu trở thành hệ thống đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chứng nhận danh giá JCI Enterprise

Vào tháng 12/2024, Tập đoàn Y tế Phương Châu đã chính thức trở thành một trong 10 tập đoàn y tế toàn cầu và đầu tiên tại Đông Nam Á được JCI - Uỷ ban Thẩm định quốc tế (Hoa Kỳ) trao chứng nhận danh giá JCI Enterprise (JCI Hệ thống) khi 3 cơ sở bệnh viện của tập đoàn đạt được con dấu vàng chất lượng JCI: Bệnh viện Quốc tế Phương Châu (Cần Thơ), Bệnh viện Quốc tế Phương Châu Sóc Trăng và Bệnh viện Phương Nam (Tp. Hồ Chí Minh).

Ăn cơm nhiều có gây béo bụng không?

Ăn cơm nhiều có gây béo bụng không?

Quan niệm ăn nhiều cơm gây tăng cân, tích mỡ bụng đã khiến không ít người gặp các vấn đề về sức khỏe khi cố tình loại bỏ tinh bột khỏi khẩu phần hàng ngày.

Đắp chăn dày khi trời lạnh có tốt không?

Đắp chăn dày khi trời lạnh có tốt không?

Một trong những lựa chọn phổ biến để giữ ấm khi ngủ trong thời tiết giá lạnh hiện nay là những chiếc chăn dày. Nhưng liệu ngủ với chăn dày thực sự có ích hay không?

Báo động tình trạng ngộ độc rượu gia tăng: Nhận biết và phòng tránh thế nào?

Báo động tình trạng ngộ độc rượu gia tăng: Nhận biết và phòng tránh thế nào?

Bộ Y tế khuyến cáo, người tiêu dùng tuyệt đối không mua và sử dụng rượu trôi nổi, không nhãn mác chưa công bố tiêu chuẩn để phòng tránh ngộ độc.