Đi đâu

Chùa Âng - Nét văn hóa hơn 1000 năm tuổi của người Khmer tại Trà Vinh

Thứ sáu, 21/06/2024, 09:30 AM

(NSMT) - Trà Vinh, một tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ Việt Nam không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình mà còn là nơi chứa đựng những di sản văn hóa, tôn giáo đậm đà bản sắc dân tộc nước nhà. Trong đó, Chùa Âng nổi bật như một biểu tượng văn hóa của người Khmer, có niên đại lên tới hơn 1000 năm và là nơi tôn nghiêm của Phật giáo.

Tọa lạc tại phường 8, thành phố Trà Vinh, chùa Âng không chỉ là nơi thờ phụng mà còn là trung tâm của đời sống tâm linh của người dân địa phương. Chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ 10 (năm 990) nhưng được xây dựng quy mô như hiện nay vào năm Thiệu Trị thứ 3, tức năm 1842 theo dương lịch. Trải qua nhiều công đoạn trùng tu và sửa chữa từ đó đến nay, chánh điện của chùa vẫn giữ được nguyên trạng từ buổi đầu mới hình thành. 

Chùa Âng, gọi theo ngôn ngữ Paly là Wat Angkor Raig Borei. Ngôi chùa nằm trong cụm danh thắng Ao Bà Om và bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer. (Ảnh: Dulichthuduc)

Chùa Âng, gọi theo ngôn ngữ Paly là Wat Angkor Raig Borei. Ngôi chùa nằm trong cụm danh thắng Ao Bà Om và bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer. (Ảnh: Dulichthuduc)

Khuôn viên chùa rộng hơn 3,5 ha với hàng trăm gốc sao, dầu cổ thụ quanh năm che mát ngôi chùa cổ kính này. Chùa Âng là một quần thể các công trình kiến trúc bao gồm tăng xá, giảng đường dạy chữ Paly và chữ Khmer… bao quanh ngôi chánh điện uy nghi. Ngôi chùa quay mặt về hướng đông, thể hiện tư tưởng Phật giáo là Phật Thích ca ở tây phương nhìn về hướng đông để độ trì chúng sinh.

Từ cổng chính vào là một lối đi rộng giữa hai hàng sao cổ thụ thân to, cao vút vừa che mát không gian vừa tạo ra thế uy nghiêm cho ngôi chùa. Lối đi ngang qua hào nước rộng chừng 4m, dài hơn 400m, bao quanh ngôi chánh điện và các công trình kiến trúc khác mà không ngôi chùa Khmer nào khác ở Trà Vinh có được.

Trung tâm của ngôi chùa Khmer là ngôi chánh điện (Preah Vihea) thờ Phật, nơi hội tụ và phản ánh trình độ của các nghệ nhân đương thời về nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc… Nền chánh điện chùa Âng được xây bằng đá xanh, mặt lót gạch tàu cổ và được bao bọc bởi một hàng rào, chừa hai cửa ra vào ở hai hướng đông và tây. 

Chùa Âng là nơi mà du khách có thể khám phá và học hỏi về một phần tinh hoa văn hóa của dân tộc Khmer, đồng thời là nơi mà người dân địa phương kiêu hãnh và giữ gìn từng giá trị quý báu mà tổ tiên để lại. (Ảnh: thamhiemmekong.com)

Chùa Âng là nơi mà du khách có thể khám phá và học hỏi về một phần tinh hoa văn hóa của dân tộc Khmer, đồng thời là nơi mà người dân địa phương kiêu hãnh và giữ gìn từng giá trị quý báu mà tổ tiên để lại. (Ảnh: thamhiemmekong.com)

Ngôi chánh điện chùa Âng được xây dựng bằng khung gỗ, mái lợp ngói. Toàn bộ chánh điện được trụ đỡ bởi hệ thống 18 chiếc cột bằng gỗ quý. Bên ngoài hành lang phía trước là 6 cột, trong đó 4 cột giữa có đúc hình tiên nữ (Keyno) và hai cột hai bên đúc hình chim thần (Krud) để đỡ khung sườn mái. Bên trong chánh điện là một không gian rộng với 12 trụ cột được trang trí hình rồng, sơn son thếp vàng. Mái chánh điện chùa Âng được cấu tạo độc đáo, bao gồm ba cấp mái có màu sắc đẹp và hài hòa, trong đó hai mái trên cùng rất cao và dốc, tạo ra cảm giác linh thiêng mà người phật tử phải hết sức khiêm cung khi ngước nhìn. Hai đầu hồi được đóng kín bằng hai tấm gỗ hình tam giác chạm khắc rất công phu. Các diềm mái được trang trí hình rồng thân nằm xoãi dài, vảy rồng uốn cong ngược lên, tạo cảm giác mái ngói vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát.

Bốn bức tường chánh điện là những bức bích họa đặc sắc thể hiện tư tưởng Phật giáo, thông qua con đường tu hành của Phật Thích Ca. Trên trần là bốn bức bích họa hoành tráng thể hiện bốn giai đoạn trong cuộc đời Phật Thích Ca là Phật đản sanh, Phật xuất gia, Phật thành đạo và Phật nhập niết bàn.

Bệ thờ Phật trong chánh điện chùa Âng cũng được các nghệ nhân thời ấy tập trung công sức thể hiện. Toàn bộ bệ là là một tòa sen với nhiều cánh đặt sau một lớp võng bằng gỗ chạm khắc rất tinh xảo với nhiều hình hoa lá, muông thú được sơn son thếp vàng. Trên bệ, ngoài tượng chính cao 2,1 m còn có 55 tượng Phật lớn nhỏ khác nhau, bằng chất liệu xi măng và gỗ quý, đều được thếp vàng. Cũng như các ngôi chùa Nam tông Khmer khác, chánh điện chùa Âng chỉ thờ duy nhất Đức Phật Thích Ca ở tư thế ngồi thiền định.

Phía trước ngôi chánh điện là ngôi tháp chứa di cốt các vị sư cả trụ trì chùa qua các thời kỳ. Điều đặc biệt, đây là ngôi tháp năm ngọn duy nhất trong các ngôi chùa Khmer Trà Vinh. Tháp năm ngọn là sự ảnh hưởng tư tưởng Ấn Độ giáo về vũ trụ, thiên nhiên và con người.

Năm 1994, Chùa Âng đã được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Năm 1994, Chùa Âng đã được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Mặc dù đã có hơn 1000 năm tuổi đời, chùa Âng vẫn được cộng đồng người Khmer và chính quyền địa phương quan tâm, bảo tồn và phát triển. Việc duy trì và phục dựng các công trình tại chùa Âng không chỉ là để bảo vệ di sản văn hóa mà còn để giữ gìn và phát huy giá trị tâm linh, văn hóa của người dân địa phương. (Ảnh: thamhiemmekong.com)

Mặc dù đã có hơn 1000 năm tuổi đời, chùa Âng vẫn được cộng đồng người Khmer và chính quyền địa phương quan tâm, bảo tồn và phát triển. Việc duy trì và phục dựng các công trình tại chùa Âng không chỉ là để bảo vệ di sản văn hóa mà còn để giữ gìn và phát huy giá trị tâm linh, văn hóa của người dân địa phương. (Ảnh: thamhiemmekong.com)

Chùa Âng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Khmer ở Trà Vinh. Đây là nơi linh thiêng mà hàng nghìn người dân đến dâng hương, cầu mong sự bình an và may mắn cho gia đình. Các nghi lễ, lễ hội tại chùa Âng diễn ra thường xuyên và thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Khmer. Đồng thời ngôi chùa là biểu tượng cho sự bền vững và sự giàu có văn hóa của người dân Khmer tại Trà Vinh. Việc bảo tồn và phát huy di sản này góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và du lịch văn hóa của tỉnh Trà Vinh trong tương lai.

----> Trang nghiêm nghi lễ tắm Bà Chúa Xứ núi Sam

Thảo Nguyên (T/H)  
Phát triển du lịch văn hoá lễ hội của chợ nổi Ngã Năm

Phát triển du lịch văn hoá lễ hội của chợ nổi Ngã Năm

(NSMT) - Ngã Năm vùng đất nằm cuối cùng của tỉnh Sóc Trăng. Trải qua quá trình đấu tranh xây dựng, nhân dân Ngã Năm đã tạo dựng nên nền văn hóa lâu đời và có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo tồn và phát triển. Ngã Năm là một vùng đất nằm ở phía Nam sông Hậu nơi có nhiều nhánh sông lớn đổ về vùng Rạch Giá - Cà Mau nên đã trở thành một điểm hội tụ của nhiều nguồn di dân từ các nơi khác đến khai phá, đào kênh dẫn nước, lập làng để sinh sống.

Người giàu đi du lịch ở đâu?

Người giàu đi du lịch ở đâu?

Giới thượng lưu thường không muốn bị "mắc kẹt" ở những nơi đông đúc khách du lịch, dù khách sạn đó cao cấp đến mấy.

Thảnh thơi du lịch hè nhờ 7 mẹo chống say tàu xe

Thảnh thơi du lịch hè nhờ 7 mẹo chống say tàu xe

Mùa cao điểm du lịch hè đang đến gần nhưng với người say tàu xe, du lịch đôi khi lại là "cực hình". Để có chuyến du lịch vui vẻ học ngay 7 mẹo này.

Người già có nên đi du lịch theo tour?

Người già có nên đi du lịch theo tour?

Với người già, đi du lịch bằng cách nào đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét nhiều yếu tố bởi không phải ai cũng phù hợp với hình thức đi theo tour, theo nhóm hay tự lái.

Vũng Liêm (Vĩnh Long): Vùng đất địa linh nhân kiệt

Vũng Liêm (Vĩnh Long): Vùng đất địa linh nhân kiệt

(NSMT) - Với phong cảnh thiên nhiên hữu tình và bề dày lịch sử của mình, Vũng Liêm đã lập đề án phát triển du lịch giai đoạn 2023- 2025 tầm nhìn đến năm 2030.

Nông dân trồng sen – tô điểm cho Lễ hội Sen thêm rạng rỡ

Nông dân trồng sen – tô điểm cho Lễ hội Sen thêm rạng rỡ

Nhiều tháng qua, những người nông dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực chăm sóc, tuyển chọn hàng chục ngàn chậu sen đẹp mắt phục vụ cho Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024, đặc biệt là không gian trưng bày các giống Sen tại công viên Văn Miếu (thành phố Cao Lãnh).