Trang nghiêm nghi lễ tắm Bà Chúa Xứ núi Sam
(NSMT) - Tối 30/5 (nhằm 23/4 âm lịch), tại Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang, Ban quản trị Lăng miếu núi Sam đã long trọng tổ chức lễ tắm Bà theo nghi thức truyền thống. Đây là nghi thức quan trọng trong chuỗi các nghi thức của Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2024.
Tham dự buổi lễ có ông Lê Văn Nưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang; ông Lê Văn Phước - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Trưởng ban Tổ chức lễ hội và các Ủy viên BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh, TP. Châu Đốc, cùng hàng ngàn người dân địa phương và du khách thập phương.

Đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái miếu Bà Chúa Xứ núi Sam.

Tượng Bà Chúa Xứ núi Sam trước khi thực hiện nghi thức tắm Bà.

Lãnh đạo tỉnh An Giang, TP. Châu Đốc và đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, sở, ban ngành tỉnh thành tâm nguyện cầu Bà ban phước lành.

Ông Nguyễn Phúc Hoan - Trưởng ban Quản trị Lăng miếu núi Sam thực hiện nghi thức nguyện hương trước khi bắt đầu nghi thức tắm Bà.

Ông Nguyễn Phúc Hoan - Trưởng ban Quản trị Lăng miếu núi Sam thực hiện nghi thức dâng rượu trước khi bắt đầu nghi thức tắm Bà.

Đúng 0 giờ bức màn nhung đỏ được kéo ngang bệ thờ, che kín khu vực đặt tượng để thực hiện nghi thức tắm Bà.
Lễ tắm Bà được gọi là lễ mộc dục, là nghi thức quan trọng trong chuỗi các hoạt động Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2024, với đầy đủ lễ vật lễ tắm bà được thực hiện trong không khí trang nghiêm, với lòng thành kính theo đúng nghi thức truyền thống. Nghi lễ này gồm 3 phần chính Chuẩn bị nước tắm Bà, tắm Bà, thay áo mão cho Bà.

Bộ áo, mão đẹp quý giá và sợi chuỗi bằng vàng 24k trọng lượng 162 lượng chuẩn bị để thay đổi cho Bà sau khi thực hiện nghi thức tắm Bà.

Tiến hành đưa mão để thay đỗi cho Bà.


Cận cảnh sợi chuỗi được làm từ vàng 24k với trọng lượng 162 lượng vàng.

Sau khi thực hiện xong nghi thức tắm Bà tấm màn nhung được mở ra để người dân và du khách chiêm bái.

Tượng Bà Chúa Xứ núi Sam sau khi thực hiện nghi thức tắm Bà.
Từ sáng sớm ban tổ chức đã tiến hành nấu nước để tắm Bà, nước lọc tinh khiết được đun sôi bằng nồi đồng, sau đó thả trầm hương và các loại hoa vào để nấu tạo hương thơm, có 9 loại hoa được thả vào nấu gồm Huệ trắng, Huệ đỏ, Cúc vàng, Đồng tiền, Phượng, Điệp, Hồng, Lài, Sen. Đúng 16h trước khi tiến hành tắm Bà, nghi thức dâng lễ vật của các đoàn đã đăng ký trước được diễn ra trật tự, trang nghiêm.

Trước đó, từ sáng sớm việc nấu nước tắm Bà đã diễn ra với nhiều người tình nguyện tham gia.

Để nấu nước tạo hương thơm có 9 loại hoa được thả vào nấu gồm Huệ trắng, Huệ đỏ, Cúc vàng, Đồng tiền, Phượng, Điệp, Hồng, Lài, Sen.







Đúng 23h30, ngày 30/5 (nhằm ngày 23/4 âm lịch), các lãnh đạo tỉnh An Giang, TP. Châu Đốc và các cơ quan, ban, ngành, Ban Quản trị Lăng miếu núi Sam, ban lễ, tổ tắm Bà, các bô lão… tiến hành nghi thức nguyện hương, dâng trà, rượu. Đúng 00h, ngày 31/5 (nhằm 24/4 âm lịch), bức màn nhung đỏ được kéo ngang bệ thờ, che kín khu vực đặt tượng. Tổ Tắm Bà gồm 9 người phụ nữ được lựa chọn từ trước để thực hiện việc tắm Bà.
Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh tín ngưỡng của người dân vùng sông nước Nam Bộ, thu hút đông đảo du khách hành hương, chiêm bái và tham dự. Thông qua các hoạt động tại Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, TP. Châu Đốc mong muốn quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong nước, quốc tế về tiềm năng, thế mạnh, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, con người Châu Đốc. Qua đó, thu hút đầu tư, khách tham quan đến với thành phố, góp phần thúc đẩy ngành du lịch tỉnh nhà phát triển.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội dân gian truyền thống độc đáo của An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Lễ hội chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng của cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Lễ hội còn mang tính cộng đồng cao, thể hiện sự sáng tạo và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 29/5 - 3/6 (nhằm ngày 22 – 27/4 âm lịch) được tổ chức gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra theo nghi thức truyền thống, nhưng nội dung và hình thức được đầu tư nâng chất theo hướng tạo điều kiện để du khách, người dân cùng tham gia như Chương trình may áo bà; lễ Phục hiện rước tượng bà; chương trình nấu nước tắm bà; lễ tắm bà; lễ thỉnh sắc ông Thoại Ngọc Hầu từ lăng mộ về miếu bà; lễ Túc yết và Xây chầu; lễ Chánh tế; lễ Hồi sắc - đưa sắc ông Thoại Ngọc Hầu từ miếu bà về lăng mộ.
Phần hội có lễ khai hội được tổ chức vào đêm trước lễ tắm bà. Chương trình sinh động với nhiều tiết mục như Sân khấu hóa dựng lại hình ảnh thời mở đất, chiến đấu với giặc ngoại xâm và sự xuất hiện của Bà Chúa Xứ và các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, giải trí phục vụ người dân địa phương và du khách.
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.
Chia tay ngày Valentine
Chia tay đã khó khăn, chia tay với ai đó ngay trước thềm Valentine càng khiến nhiều người cảm thấy nhẫn tâm và tội lỗi.
Vì sao có tới 3 ngày Valentine?
Bên cạnh ngày Lễ tình nhân mà phần lớn mọi người đều biết vào ngày 14/2 hay còn được gọi là Valentine đỏ, thế giới còn có nhiều ngày “Lễ tình yêu” vô cùng thú vị là Valentine Trắng và Valentine Đen.
Valentine 14/2 ai là người tặng quà?
Valentine 14/2 nam hay nữ là người tặng quà khi đây là dịp lễ đặc biệt để bày tỏ tình yêu của mình đến với nửa kia và các cặp đôi thường tặng quà cho nhau?
4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng
Đi chùa đầu năm, đặc biệt là lễ chùa ngày rằm tháng Giêng là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt, nhưng đi lễ thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.
Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?
Mỗi người đi lễ chùa với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?
Không chỉ ở Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu được coi là một ngày lễ lớn trong năm của một số nước châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,...