Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân vùng sông nước Nam Bộ
(NSMT) - Tối 28/5, tại TP. Châu Đốc, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã long trọng tổ chức lễ khai mạc Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2024 và Kỷ niệm 10 năm lễ hội được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (2014 - 2024) với chủ đề “Đất thiêng vạn lộc”. Đây là lễ hội đặc biệt trong đời sống văn hóa, tâm linh của người dân Nam bộ.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam từ ngày 29/5 – 3/6 (nhằm ngày 22 – 27/4 âm lịch) diễn ra với các nghi lễ truyền thống như Lễ phục hiện rước tượng Bà (22/4 âm lịch), tổ chức rước tượng Bà từ bệ đá Bà ngự trên đỉnh núi Sam và kết thúc tại sân khấu miếu Bà; lễ tắm Bà (lúc 24 giờ ngày 23/4 âm lịch); lễ thỉnh sắc ông Thoại Ngọc Hầu từ lăng mộ về miếu Bà (25/4 âm lịch); lễ túc yết và xây chầu (lúc 24 giờ ngày 25/4 âm lịch); lễ chánh tế (27/4 âm lịch); lễ hồi sắc, đưa sắc ông Thoại Ngọc Hầu từ miếu Bà về lăng mộ (27/4 âm lịch)...

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân vùng sông nước Nam Bộ.

Ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát biểu tại lễ khai hội.

Ông Lê Hồng Quang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang thực hiện nghi thức đánh trống khai hội Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2024.

Ông Lê Hồng Quang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang (thứ 2 từ phải qua) tham dự lễ khai hội.

Trao Bằng khen của UBND tỉnh An Giang cho các tập thể, cá nhân tiêu tiểu có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam.


Năm 2024, nhân kỷ niệm 10 năm Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tồ chức với quy mô cấp tỉnh, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng và chuẩn bị hết sức chu đáo, công phu. Với sự tham gia của nhiều đơn vị tài trợ phục vụ cho bà con trong thời gian lễ hội.
Thông qua Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, tỉnh An Giang mong muốn đưa sự kiện này trở thành hoạt động văn hóa, du lịch quy mô lớn, hướng tới xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh An Giang trên nền tảng các giá trị văn hóa của dân tộc. Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tạo cơ hội để kết nối di sản văn hóa với các địa phương trong cả nước, tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó và hợp tác phát triển.

Trao Giấy khen UBND TP. Châu Đốc cho các tập thể và cá nhân có thành tích nổi bật trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hoá phi vật thể quốc qua Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam trên địa bàn TP. Châu Đốc.


Các đại biểu và đông đảo người dân và du khách tham gia lễ khai hội.
Phát biểu tại lễ khai hội, ông Lê Văn Phước - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: Đây là một lễ hội phản ánh thực hành tín ngưỡng và hoạt động văn hóa tâm linh của cư dân địa phương, mang tính cộng đồng cao. Lễ hội thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Việt trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với cộng đồng người các dân tộc Khơ Me, Hoa, Chăm. Lễ hội tôn vinh Bà Chúa Xứ cũng là dịp người dân thể hiện lòng tin yêu, tri ân, tôn kính đối với những người có công với dân với nước. Hằng năm, lễ hội Vía Bà thu hút thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, hành hương.
Với những giá trị tiêu biểu đó, năm 2014 Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này, thể hiện sự trân trọng và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống địa phương đối với loại hình lễ hội dân gian đặc sắc của An Giang nói riêng, khu vực Nam Bộ nói chung.

Tiết mục khai hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam năm 2024 và Kỷ niệm 10 năm Lễ hội được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Biểu diễn dronelight chào mừng lễ khai hội thu hút đông đảo người dân và du khách chiêm ngưỡng.



Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân An Giang, chứa đựng những giá trị lịch sử - văn hóa đặc trưng trong dòng chảy văn hóa Nam Bộ. Bản sắc văn hóa trong Lễ hội được cộng đồng duy trì, thực hành, trao truyền, từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh.
“Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là dịp để quý vị đại biểu, nhân dân và du khách được hòa mình vào không gian văn hóa tâm linh của các nghi lễ truyền thống, thể hiện sự tôn kính với Bà Chúa Xứ và các bậc tiền nhân có công khai mở vùng đất An Giang, cầu mong để mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, làm ăn hưng thịnh, muôn dân được an lành, ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh đó, chúng ta nhận thức sâu sắc rằng việc Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được công nhận đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vinh dự, tự hào; đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm to lớn cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân An Giang trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Trong thời gian tới, Chúng ta cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc bảo tồn, giữ gìn phát huy giá trị di sản nhằm quảng bá mạnh mẽ giá trị hình ảnh văn hóa, con người An Giang đến với nhân dân trong và ngoài nước để các giá trị di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam sẽ mãi được giữ gìn và trao truyền cho thế hệ hôm nay và mai sau, mãi trường tồn và phát triển cùng dân tộc.” ông Lê Văn Phước nhấn mạnh.
Lễ hội năm nay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút du khách đến với Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang đã quyết định không thu phí tham quan Khu du lịch quốc gia Núi Sam đối với du khách trong 7 ngày (từ ngày 28/5 đến hết ngày 3/6).
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.
Chia tay ngày Valentine
Chia tay đã khó khăn, chia tay với ai đó ngay trước thềm Valentine càng khiến nhiều người cảm thấy nhẫn tâm và tội lỗi.
Vì sao có tới 3 ngày Valentine?
Bên cạnh ngày Lễ tình nhân mà phần lớn mọi người đều biết vào ngày 14/2 hay còn được gọi là Valentine đỏ, thế giới còn có nhiều ngày “Lễ tình yêu” vô cùng thú vị là Valentine Trắng và Valentine Đen.
Valentine 14/2 ai là người tặng quà?
Valentine 14/2 nam hay nữ là người tặng quà khi đây là dịp lễ đặc biệt để bày tỏ tình yêu của mình đến với nửa kia và các cặp đôi thường tặng quà cho nhau?
4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng
Đi chùa đầu năm, đặc biệt là lễ chùa ngày rằm tháng Giêng là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt, nhưng đi lễ thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.
Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?
Mỗi người đi lễ chùa với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?
Không chỉ ở Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu được coi là một ngày lễ lớn trong năm của một số nước châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,...