Phong cách sống

Chuyện người thầy giáo già với bộ sưu tập "phiếu sinh viên" vô cùng độc đáo

Thứ tư, 03/01/2024, 08:40 AM

(NSMT) - Tôi không phải là học trò của thầy nhưng lại có may mắn nhiều lần được diện kiến thầy và nghe nhiều sinh viên cũ của thầy (là đồng nghiệp với tôi) kể rất nhiều câu chuyện cảm động về thầy. Đặc biệt, trong một lần đến Sóc Trăng, thầy đã mang đến cho các bạn cựu sinh viên một món quà vô giá, đó là những tấm phiếu lý lịch sinh viên và bảng điểm được thầy tự viết bằng tay, lưu giữ mấy chục năm nay.

Theo thông lệ, hàng năm, cứ đúng vào ngày Tết dương lịch, nhóm cựu sinh viên sư phạm ngữ Văn K12 trường Đại học Cần Thơ (niên khoá 1986-1990) lại tổ chức họp mặt đầu năm. Những năm trước, họ tổ chức xoay vòng: Khi thì ở Cần Thơ, khi về Hậu Giang, lúc về Sóc Trăng...

Tết dương lịch năm 2024, các bạn lại về họp mặt ở Cần Thơ. Rất vinh dự với các cựu sinh viên sư phạm ngữ Văn K12 là trong các lần họp mặt này, đều có mặt một số thầy là Giảng viên, trong đó có thầy Huỳnh Văn Minh, Giảng viên bộ môn Hán Nôm.

Cựu sinh viên thích thú khi được Thầy Minh cho xem phiếu sinh viên của mình.

Cựu sinh viên thích thú khi được Thầy Minh cho xem phiếu sinh viên của mình.

Trò chuyện với thầy, tôi được biết thầy Huỳnh Văn Minh sinh năm 1938 ở tỉnh Bến Tre. Sau khi tốt nghiệp Trung học, từ năm 1962-1972, thầy học ở Học viện Đại học Sài Gòn. Trong khoảng thời gian này, thầy đã đậu các chứng chỉ Dự bị Hán văn, chứng chỉ Văn chương quốc âm; chứng chỉ văn chương Việt Hán; chứng chỉ Văn chương Trung Hoa; chứng chỉ Hoa văn thực hành.

Thầy Minh cho biết, với 5 chứng chỉ trên, là thời gian nhanh nhất được cấp bằng Cử nhân giáo khoa văn chương Việt Hán. Số thí sinh được cấp bằng Cử nhân năm 1965 là 156/5.476 người (tỉ lệ 2,8%) và Cử nhân giáo khoa chưa đầy 20 người (tỉ lệ 0,26%).

Sau khi học xong, thầy Minh vào nghề dạy học với chức danh Giáo sư ở các trường Khánh Hội (Sài Gòn), Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ); Phụ khảo, Phụ khảo trưởng, Giảng sư văn chương Hán Nôm trường Đại học Văn khoa, trường Đại học Sư phạm Cần Thơ (Viện Đại học Cần Thơ), Đại học An Giang (Viện Đại học Hòa Hảo), đặc trách Ban Việt Hán, thành viên Hội đồng tuyển chọn nhân viên giảng huấn Đại học Cần Thơ...

Từ năm 1973-2009, thầy là cán bộ giảng dạy, giảng viên, rồi giảng viên chính của trường Đại học Cần Thơ và tham gia giảng dạy ở hầu hết các tỉnh, thành ở khu vực ĐBSCL.

Phiếu lý lịch của sinh viên lớp K12 niên khóa 1986-1990 hiện thầy Minh còn lưu giữ.

Phiếu lý lịch của sinh viên lớp K12 niên khóa 1986-1990 hiện thầy Minh còn lưu giữ.

Bảng điểm của lớp cách đây hơn 30 năm do thầy Minh lưu giữ.

Bảng điểm của lớp cách đây hơn 30 năm do thầy Minh lưu giữ.

Một điều rất đặc biệt là thầy Minh thống kê hết sức chi tiết: “Trong suốt 46 năm gắn với nghề dạy học, tôi đã tham gia giảng dạy cho 500 lớp với 33.561 giờ, tham gia chấm 429.688 bài tập, niên luận, khóa luận, luận văn tốt nghiệp cho 48.722 học sinh, sinh viên.

Ngoài ra, còn tham gia biên soạn nhiều giáo trình phục vụ giảng dạy trong nhà trường như Văn học sử Việt Nam, Học tập viết văn, Văn chương thế kỷ XX, Văn chương kháng Pháp, Giáo trình Hán Nôm,…; tham gia hiệu đính nhiều tác phẩm như Quốc âm thi tập, Thi nhân Việt Nam, Lâm Tuyền kỳ ngộ, Nam Hải dị nhân liệt truyện, Tỳ bà hành,…; hàng trăm đề tài nghiên cứu về các lĩnh vực văn chương, địa lý, lịch sử, địa chí, ngôn ngữ, nghệ thuật, giáo dục,…”.

Thầy Minh (đứng thứ 5 từ bên phải sang) trong một lần họp mặt với học sinh cũ.

Thầy Minh (đứng thứ 5 từ bên phải sang) trong một lần họp mặt với học sinh cũ.

Là người tham gia một buổi họp mặt ở Sóc Trăng, tôi chứng kiến hình ảnh nhiều cựu sinh viên K12 vô cùng ngỡ ngàng, xúc động khi thấy thầy Minh mang theo nhiều “Phiếu sinh viên” của lớp mình và của các lớp khác với số lượng dễ đến hàng ngàn tấm cho các bạn xem. Mỗi tấm phiếu dán một tấm hình đen trắng và lý lịch với dòng chữ rất sạch sẽ, rõ nét.

Thầy nói với tôi: “Đã thành thói quen, khi dạy lớp nào, tôi đều đề nghị các em làm cho tôi một lý lịch trích ngang ngắn gọn gồm các thông tin như họ và tên, ngày tháng năm sinh, họ tên cha mẹ và nghề nghiệp, chỗ ở hiên tại, quê quán, điểm thi tốt nghiệp phổ thông, điểm thi vào đại học, năng khiếu gì,… kèm theo một tấm ảnh 3x4. Mục đích của tôi là để nắm rõ về học trò của mình khi các em học và tôi lưu lại các phiếu này một cách rất cẩn thận, coi như đó là kỷ niệm của học sinh với mình. Ngoài ra, tôi còn lưu giữ sổ điểm học sinh môn mình dạy, danh sách sinh viên môn mình dạy sau khi tốt nghiệp đi nhận nhiệm sở. Với tôi, đó là những kỷ niệm, những kỷ vật không thể nào xa rời. Mỗi khi mở ra xem, thấy ấm áp và vui mừng vì học trò của mình đều thành đạt”.

Quan sát bảng ghi tên sinh viên môn Việt Hán K6 chọn nhiệm sở năm 1973, tôi thấy có tên của sinh viên Lê Vũ Hùng (chọn nhiệm sở tại trường Trung học Lai Vung, Sa Đéc, Kiến Phong - nay thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp). Về sau, Lê Vũ Hùng giữ chức vụ Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp khi mới 36 tuổi; rồi làm Thứ trưởng Bộ GD-ĐT và mất năm 2003 vì trọng bệnh.

Đến nay, thầy Huỳnh Văn Minh vẫn còn lưu giữ được hàng ngàn “Phiếu sinh viên” của các sinh viên học trước năm 1975, được thầy chú thích rất rõ ràng. Nhiều người trong danh sách này hiện nay đã ngoài 70-80 tuổi.

Thầy Trần Hữu Nghĩa (trường THPT Văn Ngọc Chính, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: “Tôi được học thầy Minh trong những năm học ở khoa Văn trường Đại học Cần Thơ. Học thầy, chúng tôi ai cũng thích vì thầy rất nhiệt tình, tận tâm với học trò. Được thầy cho xem lại “Phiếu sinh viên” và Bảng điểm, chúng tôi như được sống lại những năm tuổi trẻ sinh viên thời ấy. Thậm chí nhiều người không còn tấm ảnh nào của thời sinh viên nữa nhưng thầy vẫn còn giữ lại cho chúng tôi. Xúc động vô cùng”.

Một câu chuyện khác thể hiện tình yêu thương học trò của thầy Huỳnh Văn Minh được nhiều cựu sinh viên kể lại: Thầy rất thương học sinh, nhất là học sinh nghèo. Các em đến nhà thầy, có gì thầy trò ăn nấy, rất vui vẻ. Trong số này có sinh viên Nguyễn Văn Nở, hoàn cảnh gia đình nghèo. Biết hoàn cảnh của anh, thầy Minh kêu anh đến nhà, nấu cơm cả thầy và trò cùng ăn. Kể từ những ngày gian truân đó cho đến nay, Nguyễn Văn Nở gắn bó với thầy. Sau khi tốt nghiệp đại học, Nguyễn Văn Nở được giữ lại giảng dạy tại trường Đại học Cần Thơ, trở thành đồng nghiệp với thầy. Nay cậu sinh viên Nguyễn Văn Nở đã là Phó Giáo sư – Tiến sĩ.

Sao Khuê  
Đi du lịch để... sống ảo và

Đi du lịch để... sống ảo và "cúng" Face

Đi du lịch 4 ngày 3 đêm mà chị mang tới 2 chiếc valy cỡ lớn chỉ để đựng váy và giày. Hôm đến bãi đá, vì diện giày cao gót mải mê chụp ảnh mà chị suýt ngã sấp mặt nếu anh không đỡ kịp. Đi du lịch nước ngoài chị chỉ chăm chú chụp thật nhiều ảnh, về nhà gom lại thành một kho dữ liệu để sống ảo, cúng face dần.

“Chữa lành” hay đu trend để

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

(NSMT) - Ngày 14/4 (nhằm 06/3 âm lịch), Phân ban Ni giới Phật giáo TP.Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền).

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Việc cho người khác một con cá có thể nuôi sống họ trong một ngày, nhưng dạy họ kỹ năng bắt cá có thể nuôi sống họ suốt đời.

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

(NSMT) - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo Nhân dân Lâm És, Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 05/4/2024, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà giáo Lâm És (sinh năm 1940) sinh ra trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Sống một mình ngày càng trở thành xu hướng nhưng làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây nhàm chán, tốn nhiều chi phí?

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Tục ngữ có câu: “Không có gỗ thì không đỡ được nhà, không có hàng xóm thì không thể sống tốt”. Nếu hàng xóm mà không biết giúp đỡ nhau, chỉ nghĩ đến bản thân mình, giữa họ sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn.