Phong cách sống

Cô gái 9X tại Bạc Liêu giúp trẻ em​ thỏa thích sáng tạo mỹ thuật

Thứ ba, 15/03/2022, 10:10 AM

Chủ nhật hàng tuần, lớp dạy vẽ “dã chiến” của bạn Cao Yến Nhi (sinh năm 1991) được dựng lên ở một góc nhỏ của quán cà phê nhằm tạo sân chơi cho trẻ em. Dõi theo cách cô gái này say sưa dạy các em từng nét vẽ, chơi đùa với màu sắc, sẽ cảm nhận rõ đam mê truyền cảm hứng sáng tạo mỹ thuật đến với các em nhỏ.

Phụ huynh và nhiều bạn nhỏ biết cô Nhi là người có tài năng hội họa, song ít ai biết trước đó, Nhi sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kiến trúc (Trường đại học Văn Lang) đã làm cho các công ty của TP. Hồ Chí Minh, với công việc chính là vẽ triển khai thi công cùng mức lương khá ổn. Yêu thích cảm giác tự do nhưng cô kiến trúc sư trẻ luôn bị cuốn vào guồng quay công việc, sáng đến công ty, tối mới về nhà, điều đó lặp đi lặp lại mỗi ngày trong suốt 6 năm liền. Cha mẹ Nhi nhiều lần mong con gái về quê (thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi) tìm một công việc ổn định và hơn nữa là gần gũi với gia đình. Tuy nhiên, cô gái trẻ luôn ngập ngừng vì lo ngại khó có thể phát huy hết kiến thức, năng lực ở môi trường quê nhà.

Năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát dữ dội biến TP. Hồ Chí Minh trở thành tâm dịch của cả nước nên Nhi tạm thời về quê và dự định sẽ trở lại đây làm việc khi mọi thứ ổn định. Gần một năm ở nhà, Nhi thường vẽ để giết thời gian và trong lòng luôn ấp ủ sẽ thực hiện một mô hình gì đó liên quan đến mỹ thuật. Được bạn bè động viên, cô gái 9X mạnh dạn tổ chức hoạt động workshop vẽ (tạm hiểu là hướng dẫn vẽ) căn bản tại một quán cà phê. Chính Nhi cũng không ngờ, buổi dạy vẽ đầu tiên của mình lại có đến hơn 20 người đăng ký tham gia.

Bạn Cao Yến Nhi trong một buổi dạy vẽ và tác phẩm của các em sau khi hoàn thành. Ảnh: P.A

Bạn Cao Yến Nhi trong một buổi dạy vẽ và tác phẩm của các em sau khi hoàn thành. Ảnh: P.A

Yến Nhi nhớ lại: “Ban đầu, tôi lo là hoạt động này sẽ không có ai quan tâm nhưng thật vui vì được nhiều người ủng hộ. Do là buổi dạy đầu tiên nên vẫn có sự lúng túng về cách tổ chức, thiếu dụng cụ vẽ nhưng sau cùng hoạt động đã mang đến cảm giác thích thú cho những người yêu vẽ”.

Tín hiệu tốt từ hoạt động mở màn giúp Yến Nhi tự tin tổ chức workshop vẽ vào ngày Chủ nhật hàng tuần. Đối tượng được hướng tới là những em học sinh yêu thích, có năng khiếu mỹ thuật nhưng chưa được học vẽ bài bản. Nhi cho rằng: “Trẻ em luôn có nhiều sự sáng tạo, nếu không có môi trường thích hợp thì khó bộc lộ hết. Vì vậy, những buổi dạy vẽ của tôi giúp các em khơi dậy nhiều hơn niềm đam mê mà các em đã có từ trước đó”.

Với ý nghĩa học mà chơi, chơi mà học nên cô Nhi không đặt nặng yêu cầu vẽ đẹp, vẽ giống nhất với chủ đề của buổi học. Nếu những em không thích vẽ theo chủ đề mà cô đưa ra thì vẫn có thể vẽ những thứ mình thích. Khi đó, cô Nhi sẽ là người định hình bố cục, đường nét, còn việc vẽ như thế nào, màu sắc ra sao là do các em. Đã có phụ huynh từng thắc mắc: “Sao cô không dạy cho bé khi vẽ mây phải tô màu trắng, bầu trời phải màu xanh?”. Còn quan điểm của Nhi thì không muốn áp đặt hình ảnh này nhất định phải gắn với màu sắc đó, mà cô cho các em tự do sáng tạo bằng những suy nghĩ ngây ngô và đáng yêu.

Dự một buổi workshop vẽ của Nhi, tôi cảm nhận được không khí vui tươi, các em rất say mê với khoảng thời gian được thư giãn cùng chiếc cọ, hộp màu. Vui hơn nữa là sau khi hoàn thành bức tranh, các em sẽ mang về nhà treo ở góc học tập hoặc có thể tặng cha mẹ, bạn bè.

Yến Nhi cho hay, cô không lên TP. Hồ Chí Minh như dự tính ban đầu, mà sẽ ở lại Bạc Liêu để tiếp tục mở những lớp workshop vẽ và những lúc rảnh thì làm thêm công việc vẽ triển khai thi công qua online. Kế hoạch của “cô giáo” dạy vẽ là đi học chứng chỉ sư phạm, có một chỗ nho nhỏ của riêng mình để truyền đam mê mỹ thuật cho các em.

“Mỗi buổi dạy vẽ, thu nhập của tôi khoảng 400.000 đồng, nhưng mà niềm vui là chính. Số tiến kiếm được, tôi dùng mua họa cụ để tiếp tục dạy vẽ”, Yến Nhi chia sẻ. Qua cuộc trò chuyện ngắn ngủi, Nhi cho tôi thấy hình ảnh của một người trẻ nhiệt huyết, không ngại thất bại để vượt qua giới hạn của chính mình.

PHƯƠNG ANH

Link bài gốc tại Báo Bạc Liêu Online

Đi du lịch để... sống ảo và

Đi du lịch để... sống ảo và "cúng" Face

Đi du lịch 4 ngày 3 đêm mà chị mang tới 2 chiếc valy cỡ lớn chỉ để đựng váy và giày. Hôm đến bãi đá, vì diện giày cao gót mải mê chụp ảnh mà chị suýt ngã sấp mặt nếu anh không đỡ kịp. Đi du lịch nước ngoài chị chỉ chăm chú chụp thật nhiều ảnh, về nhà gom lại thành một kho dữ liệu để sống ảo, cúng face dần.

“Chữa lành” hay đu trend để

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

(NSMT) - Ngày 14/4 (nhằm 06/3 âm lịch), Phân ban Ni giới Phật giáo TP.Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền).

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Việc cho người khác một con cá có thể nuôi sống họ trong một ngày, nhưng dạy họ kỹ năng bắt cá có thể nuôi sống họ suốt đời.

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

(NSMT) - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo Nhân dân Lâm És, Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 05/4/2024, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà giáo Lâm És (sinh năm 1940) sinh ra trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Sống một mình ngày càng trở thành xu hướng nhưng làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây nhàm chán, tốn nhiều chi phí?

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Tục ngữ có câu: “Không có gỗ thì không đỡ được nhà, không có hàng xóm thì không thể sống tốt”. Nếu hàng xóm mà không biết giúp đỡ nhau, chỉ nghĩ đến bản thân mình, giữa họ sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn.