Cô giáo người Kinh gắn bó với học sinh dân tộc Khmer
(NSMT) - Là người dân tộc Kinh, sau khi tốt nghiệp sư phạm, cô giáo Ngô Thị Kim Đồng đã tình nguyện xin về công tác tại xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), một xã có trên 90% là đồng bào dân tộc Khmer của huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng và gắn bó với các em học sinh cho đến nay.
Năm 2004, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm mầm non của trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng, cô giáo Ngô Thị Kim Đồng (40 tuổi) không xin về quê nhà là xã An Ninh, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) mà tình nguyện xin về công tác tại trường Mầm non xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), một xã có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Khmer và cũng là xã khó khăn của huyện Mỹ Tú và gắn bó với vùng đất này cho đến nay.
Cô Ngô Thị Kim Đồng chia sẻ: Khi mới về Phú Mỹ, dù biết trước là sẽ có nhiều vất vả nhưng khi đối diện với thực tế, cô mới cản nhận hết những khó khăn, vất vả, thiệt thòi của các em học sinh và các đồng nghiệp của mình. Lúc đó, Phú Mỹ là xã vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn. Đường đi chủ yếu là đường đất, nhỏ hẹp lại có nhiều kênh rạch, nhiều “cầu tre lắt lẻo”, mỗi lần đạp xe đi dạy qua những cây cầu đó, “tim đập, chân run” vì cầu chủ yếu làm bằng cây như tre, tràm, khi có người đi qua là lắc qua lắc lại, kêu kẽo kẹt, luôn lo cầu bị… gãy, rất nguy nhiểm. Thế nhưng, bằng tình yêu nghề, yêu trẻ, cô và các đồng nghiệp đã vượt qua.
“Hồi đó, chưa có trường học khang trang như bây giờ. Lúc đó, trường Mầm non chủ yếu được tận dụng lại các phòng học của trường THCS, lại có nhiều điểm lẻ ở các ấp nên đi dạy khá vất vả. Cơ sở vật chất thiếu thốn, đồ dùng dạy học cũng không đầy đủ. Bên cạnh đồ dùng dạy học được cấp, chúng tôi còn phải tự làm đồ dùng dạy học để cho bài học sinh động hơn. Có nhiều món chúng tôi phải ra tận thị xã (nay là thành phố) Sóc Trăng để mua mới có. Mua về phải ép trong giấy kiếng (kính) để sử dụng lâu dài, không bị hư hỏng. Mỗi lần sử dụng thì đem bản chính đi photocopy rồi về tô màu vào cho giống bản gốc để dạy cho các cháu”, cô Kim Đồng cho biết thêm.
Về công tác tại xã Phú Mỹ, lúc đó chưa có khu tập thể nên cô Kim Đồng ở tạm nhà chị gái và anh rể. Lương giáo viên mầm non lúc đó mỗi tháng được khoảng trên 450.000 đồng, tiết kiệm lắm vừa tạm đủ chi tiêu cho bản thân.
Cô cho biết: “Về vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer, tôi là người dân tộc Kinh, bất đồng ngôn ngữ nên gặp khó khăn trong giao tiếp với các cháu học sinh và phụ huynh vì các cháu đa số nói tiếng dân tộc Khmer. Tuy nhiên, tôi đã cố gắng học hỏi, tiếp xúc nhiều để hiểu tiếng nói, hiểu được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của các cháu cũng như phụ huynh. Về đây, thấy các cháu thua thiệt nhiều hơn so với các cháu ở vùng khác, tôi rất thương và nguyện gắn bó với vùng đất này, gắn bó với các cháu học sinh nhiều hơn. Có lẽ cũng vì vậy mà bây giờ Phú Mỹ đã trở thành quê hương thứ hai của mình rồi”.
Để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, cô Kim Đồng luôn trau dồi học tập, đổi mới, sáng tạo, trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; làm đồ dùng sáng tạo, áp dụng những phương pháp mới trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong đó có sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ phòng chống dịch bệnh đường hô hấp tại lớp chồi 1, trường Mầm non Phú Mỹ” ứng dụng vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao, được Chủ tịch UBND huyện Mỹ Tú công nhận.
Năm 2021-2022, cô được phân công phụ trách giảng dạy lớp chồi 1, nhưng do tình hình dịch bệnh thời gian nhập học của trẻ bị dời lại. Để đảm bảo kiến thức của trẻ không gián đoạn, tạo sự kết nối giữa giáo viên với phụ huynh, giữa giáo viên với trẻ, cô chủ động xây dựng các video gửi cho phụ huynh hướng dẫn trẻ học tại nhà trong mùa dịch. Để phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả, cô đã tổ chức tuyên truyền với phụ huynh bằng nhiều hình thức khác nhau để trẻ có một sức khỏe tốt khi vào học tại trường.
Và cũng cùng năm đó, cô tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường cũng như tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và đạt giải nhất cá nhân.
Cô Nguyễn Thị Ánh Hường (Hiệu trưởng) nhận xét: “Cô Ngô Thị Kim Đồng là một giáo viên có chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác; có nhiều sáng tạo trong giảng dạy. Cô là Tổ trưởng chuyên môn có kinh nghiệm, luôn giúp đỡ các giáo viên trong tổ để cùng tiến bộ. Cô là Đảng viên luôn đi đầu trong mọi công tác, tham gia đầy đủ, có hiệu quả các phong trào của trường, của ngành, của địa phương. Cô có nhiều đề xuất mới cho đơn vị, giúp phong trào của nhà trường ngày càng đi lên”.
Khi đề cập đến những năm tháng khó khăn, cô Kim Đồng cười và nói: Lương giáo viên mầm non chưa phải là cao so với nhiều ngành nghề khác. Nhiều khi thấy bạn bè làm nghề khác cho thu nhập cao hơn đồng lương nhà giáo của mình tôi cũng có chút “tương tư” nhưng với cô, được theo nghề mình đã chọn, được gắn bó với các cháu học sinh người đồng bào dân tộc Khmer là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn. Làm nghề dạy mầm non cực lắm nhưng tình yêu nghề, yêu trẻ đã cho cô động lực lớn để vượt qua tất cả.
Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, những năm qua, cô Ngô Thị Kim Đồng liên tục đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và cấp tỉnh; được nhận nhiều Giấy khen, Bằng khen….
Một đồng nghiệp của cô Ngô Thị Kim Đồng cho biết: Hoàn cảnh của cô Kim Đồng cũng rất “đặc biệt” khi chồng cô làm nghề cắt tóc tại xã Phú Mỹ, thu nhập không cao vì giá cắt tóc tại địa phương là 20.000 đồng/người; ngoài ra, vợ chồng cô còn làm thêm 4 công ruộng (4.000m2) đất của cha mẹ chồng nhưng thu nhập cũng không cao; vợ chồng cô có 2 con, cháu trai lớn đang học lớp 6, cháu nhỏ học mẫu giáo. Đáng nói, cháu trai đầu của vợ chồng có mắc bệnh tim bẩm sinh nên khi mới sinh ra, cháu liên tục đau ốm, thời gian ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Hai vợ chồng cố gắng làm việc, tích góp được bao nhiêu tiền đều đổ vào chữa bệnh cho con nên cuộc sống rất vất vả, khó khăn. Sau nhờ có nhà tài trợ và có bảo hiểm y tế nên cháu được phẫu thuật tim với chi phí khoảng 90 triệu đồng, nay đã ổn định.
Lặng lẽ nghề pháp y
(NSMT) - Cũng khoác áo blouse để mưu sinh và cống hiến, thế nhưng chẳng mấy ai biết bác sĩ pháp y - nghề “lên tiếng thay người đã khuất” vẫn thầm lặng tìm công lý bên những xác chết, phục vụ công tác điều tra phá án. Và, đâu đó góc khuất của nghề chưa được kể, hiểu đúng cũng như cảm thông.
Chuyện về người thương binh “tàn nhưng không phế” ở Cà Mau
(NSMT) - Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Chà, sinh năm 1963, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, luôn giữ được phẩm chất của người lính bộ đội Cụ Hồ "tàn nhưng không phế”, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng và có nhiều đóng góp tích cực cho quê hương.
Lễ hội Oóc Om Bóc
Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 diễn ra trong 7 ngày.
Bữa cơm 0 đồng: San sẻ yêu thương với bà con khó khăn TP Cần Thơ
(NSMT) - Gần 3000 suất cơm "0 đồng” được phát cho bà con khó khăn, người lao động, học sinh sinh viên tại quán cà phê Ngọc Trương (Số 372D, đường Nguyễn Văn Cừ Nối Dài, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) trong hơn 2 tháng qua. “Bữa cơm 0 đồng” san sẻ yêu thương, phần nào giúp họ vơi bớt nhọc nhằn, “ấm bụng no lòng” nhất là trong những ngày mưa, triều cường ngập nặng, buôn bán chật vật…
Người trẻ sợ ngày cuối tuần
(NSMT) - Thay vì tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần, hầu hết mọi người lại có cảm giác uể oải, chán nản vào ngày Chủ nhật vì hôm sau là một tuần làm việc mới.
Con trai chủ tháp đôi Petronas từ bỏ thừa kế 5 tỷ USD để đi tu hành
Là con trai duy nhất của tỷ phú Ananda Krishnan, người có giá trị tài sản ròng 5 tỷ đô la, Ajahn Siripanyo được định sẵn sẽ thừa kế đế chế viễn thông khổng lồ của cha mình nhưng ông đã từ bỏ sự xa hoa và quyết định trở thành một nhà sư.
Có nên cho bạn bè, gia đình vay tiền?
Ngay cả giữa anh chị em, con cái đã trưởng thành và cha mẹ, những mâu thuẫn do vay mượn là điều không thể tránh khỏi. Nhiều người chủ trương dù ai vay tiền cũng phải từ chối.