Có nên chần chừ tiêm vaccine Trung Quốc?
Rất nhiều quốc gia trên thế giới hiện đã và đang đưa vaccine Vero Cell vào chương trình tiêm chủng. Tính an toàn và hiệu quả của nó đã được chứng minh bởi ngày càng nhiều dữ liệu cho thấy những hiệu quả rõ ràng.
Đến nay Bộ Y tế đã cấp phép cho 8 loại vaccine được sử dụng ở Việt Nam, trong đó Vero Cell là vaccine thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca (của Anh quốc) và Sputnik V (của Nga).
Vero Cell là vaccine của Sinopharm (Tập đoàn Y Dược Trung Quốc), đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, được các tổ chức quốc tế công nhận và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt để sử dụng khẩn cấp ở 98 quốc gia và khu vực.
Sinopharm là đơn vị sản xuất vaccine lớn nhất Trung Quốc, có hơn 1.500 công ty con và hơn 200.000 nhân viên trải rộng khắp toàn cầu. Năm 2020, đơn vị này được xếp hạng 145 trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới, với thu đạt hơn 70 tỷ đô la Mỹ. Từ cuối tháng 5/2021, Sinopharm bắt đầu cung cấp vaccine cho chương trình COVAX (Chương trình Tiếp cận Toàn cầu Vắc-xin COVID-19), tạo cơ hội và điều kiện cho các nước được tiếp cận vaccine một cách công bằng.
Vaccine Vero Cell được sử dụng hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới như thế nào?
Vero Cell là loại vaccine phòng Covid-19 đầu tiên được phát triển bởi một quốc gia không thuộc phương Tây, được sự phê duyệt của WHO. Trước đó, Tổ chức này chỉ chấp thuận các vaccine Covid-19 do AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson sản xuất. Vero Cell với hiệu quả bảo vệ lên đến 78.2%, có hiệu quả 79% trong việc giảm tỷ lệ nhập viện và chăm sóc đặc biệt khi mắc Covid-19. Vaccine sử dụng các phần tử virus bất hoạt nhằm mục đích kích thích hệ thống miễn dịch sinh ra kháng thể và được khuyến cáo cho nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên với 2 liều tiêm cách nhau 3-4 tuần.
Trả lời báo giới gần đây, Tiến sĩ Kidong Park - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh rằng, trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá tốt hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vaccine Vero Cell và khẳng định rằng các nghiên cứu cho thấy Vero Cell giúp ngăn chặn các ca bệnh nặng và nhập viện.
Đánh giá chung về vaccine Vero Cell, các chuyên gia cho biết vaccine phát huy hiệu quả đối với hầu hết các trường hợp, là một mắc xích trong việc giải quyết tình trạng khan hiếm vaccine Covid-19 trên toàn cầu.
Vaccine được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C với thời hạn sử dụng 2 năm. Điều kiện bảo quản và vận chuyển dễ dàng của Vero Cell giúp giảm chi phí vận chuyển và lưu kho, tăng khả năng tiếp cận của vaccine trên toàn thế giới. Ngược lại, vaccine công nghệ mRNA của Moderna cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh sâu -20C, còn vaccine Pfizer phải ở -70C. Điều đó có nghĩa là cả Vero Cell và AstraZeneca đều rất hữu ích đối với các nước đang phát triển - vốn có thể không có đủ phương tiện để bảo quản một lượng lớn vaccine ở nhiệt độ rất thấp.
Bên cạnh đó, có hơn 80 quốc gia đang sử dụng vaccine Trung Quốc, bao gồm nhiều quốc gia ở châu Á và các châu lục khác như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Bahrain, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Morocco, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Brazil, Argentina, Chile, Ecuador, Hungary, Malaysia, Mexico, Pakistan,...
Đơn cử như Mông Cổ, tính đến đầu 7/2021, đã tiêm chủng đầy đủ cho 53% dân số, với 80% trong số này được tiêm vaccine Vero Cell và ghi nhận 96% trường hợp tử vong do Covid-19 rơi vào những người chưa được chủng ngừa hoặc mới chỉ tiêm 1 liều. Người phụ trách chính sách sức khỏe cộng đồng của Bộ trưởng Y tế Mông Cổ đã khẳng định vaccine Vero Cell, giống như tất cả các loại vaccine hiện có khác, đều đang làm tốt trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh nặng.
Dữ liệu từ trang du lịch Visaguide.world cho thấy sự khác biệt trong việc công nhận vaccine giữa các nước. Theo đó, AstraZeneca được chấp nhận rộng rãi nhất, với 119 chính phủ công nhận, kế đó là Pfizer-BioNTech và Spunik V. Vero Cell được công nhận đứng hàng thứ tư trên cả Moderna và Johnson & Johnson,
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã cộng tác với Gates Foundation - quỹ từ thiện của tỷ phú Bill Gates - và nhiều tổ chức khác đẻ cải thiện chất lượng sản xuất vaccine. WHO cũng đã thẩm định 5 vaccine Trung Quốc (không phải là vaccine Covid-19) và cho phép những vaccine này sử dụng ở các quốc gia khác.
Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, nước này đã cung cấp hơn một tỷ liều vaccine cho cư dân của mình và đã giúp Trung Quốc nhanh chóng kiềm chế sự lây lan của Covid-19 để đưa Trung Quốc mở cửa trở lại sớm hơn các nước khác trên thế giới; và cho tới hiện nay Trung Quốc vẫn còn là quốc gia duy nhất trên thế giới còn theo đuổi chính sách “zero covid” (không Covid) trong khi các nước khác như New Zealand, Australia, Singapor đã chuyển từ “không sang sống chung với Covid”.
Giáo sư dịch tễ học Benjamin Cowling, tại Đại học Hong Kong, cho biết: Vero Cell cho "mức độ bảo vệ rất cao" đối với bệnh nặng, điều đó có nghĩa là “những vaccine này đã cứu sống rất nhiều người”, còn Jin Dong Yan - Giáo sư về virus học phân tử tại Đại học Hong Kong, đánh giá: "Nếu muốn giảm thiểu số ca bệnh nặng, số ca tử vong, thì vaccine của Sinopharm và Sinovac là hoàn toàn có thể".
Về vấn đề này, dữ liệu mới nhất cho thấy Vero Cell thật sự an toàn và đạt hiệu quả cao. Vaccine này có hiệu quả 84% bảo vệ khỏi tử vong ở những người từ 60 tuổi trở lên và tỉ lệ sinh kháng thể là 95,81% trong 4 tuần sau khi tiêm vaccine. Về an toàn, giống như bất cứ loại vaccine nào khác, vaccine Sinopharm phòng Covid-19 chỉ có một số tác dụng phụ ở một số đối tượng như đau ở vị trí tiêm, nổi mẩn đỏ, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ; sốt, ớn lạnh, buồn nôn. Các tác dụng phụ này thường chỉ nhẹ và sẽ nhanh chóng biến mất.
"Vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất"
So với mặt bằng chung những quốc gia trên thế giới và các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin COVID-19 ở mức khá thấp (Nguồn: Our World In Data, 8/2021). Theo WHO, đối với những nước chưa ký được thỏa thuận mua vaccine Covid-19 kịp thời thì vaccine Trung Quốc có thể là giải pháp duy nhất trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, nơi người dân đang mong chờ từng ngày để được có lịch tiêm sớm nhất, đặc biệt là với người dân vùng dịch. Vero Cell được kỳ vọng giúp các quốc gia và tổ chức quốc tế giải quyết các vấn đề cấp bách đối với nguồn cung vaccine Covid-19 còn khan hiếm hiện nay.
Các chuyên gia y tế đều cho rằng, tốt nhất là người dân nên tiêm phòng sớm để tránh nguy cơ mắc Covid-19, giảm sự lây nhiễm cho cộng đồng và giảm đáng kể các triệu chứng nghiêm trọng. Càng nhiều người được tiêm vaccine, cộng đồng càng được miễn dịch tốt hơn, đẩy nhanh việc kiềm chế sự lây lan của dịch Covid-19.
Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine Vero Cell do Chính phủ Trung Quốc viện trợ và triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021. Quãng Ninh là địa phương đầu tiên tiêm xong 88.100 liều mũi 1 và tiêm mũi 2 từ ngày 4/8/2021.
Trong đó, huyện Bình Liêu đã đạt 80% số đối tượng được tiêm bằng vaccine Vero Cell. Ngoài Quãng Ninh, các tỉnh như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lạng Sơn cũng đã triển khai tiêm vaccine Vero Cell. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tiếp nhận 1 triệu liều trong tổng số 5 triệu liều vaccine này. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) cũng vừa có quyết định phân bổ 20 triệu liều vaccine Vero Cell cho 60 tỉnh thành, trong đó An Giang và Bình Dương nhận nhiều nhất với 1 triệu liều cho mỗi tỉnh.
Như vậy chúng ta nên còn tâm lý e dè hay kén chọn vaccine không? Trong khi “vaccine tốt nhất là vaccine được cấp phép, được tiêm sớm nhất, nhanh nhất và kịp thời nhất”.
Chúng ta có nên đánh đổi việc chờ đợi vaccine ưng ý mà miễn dịch ‘zero’ với việc tiêm 1 vaccine sẵn có để đạt một mức miễn dịch nhất định đảm bảo gần 80% không nhiễm, nếu nhiễm thì không nặng không? Để rồi tới đây khi có nhiều nguồn vaccine phong phú dồi dào thi lúc đó chúng ta tha hồ chọn lựa để tiêm tăng cường. Điều này giống như nhà yếu ta cần gia cố nền nhà trước, sau đó khi có điều kiện thì tính tiếp phần trên cho tươm tất.
Giáo sư dịch tễ học Benjamin Cowling tại Đại học Hong Kong, nói: “Không có loại vaccine nào có hiệu quả hoàn toàn trong việc ngăn ngừa nhiễm Covid, dù vaccine Trung Quốc không hiệu quả 100%, chúng vẫn đang cứu sống rất nhiều mạng người".
Việt Nam đâu phải lần đầu tiêm Vero Cell, đã có rất nhiều địa phương đã tiêm và chưa có ghi nhận điều gì đáng ngại. WHO dã thừa nhận, nhiều tổ chức quốc tế đã thừa nhận sao có người còn nghi ngại?
Nếu chúng ta cứ chờ vaccine khác, hôm nay chúng ta không tiêm loại vaccine này, rất có thể ngày mai vaccine mà chúng ta "chê" trở nên khan hiếm. Hơn thế nữa việc không tiêm vaccine, chúng ta rất dễ nhiễm bệnh và diễn biến nặng, thậm chí có thể tử vong. Ta chờ nhưng “SARS-CoV-2 đâu thể đợi chúng ta!”
Theo PGs.Ts.Bs. Lê Thành Tài (Trường Đại học Y Dược Cần Thơ)
Chi đoàn Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Sóc Trăng với nhiều hoạt động nhân văn sâu sắc
(NSMT) - Thực hiện Chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, Ban Chấp hành Chi đoàn Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Sóc Trăng đã bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Sóc Trăng: Cầu Đại Ngãi 2 được đưa vào sử dụng trong năm 2025
(NSMT) - Sau hơn 1 năm thi công (bắt đầu từ ngày 15/10/2023), Ban Quản lý Dự án 85 (Bộ GTVT) đã tổ chức thi công gác dầm cầu đầu tiên tại dự án cầu Đại Ngãi 2. Tại buổi thi công đầu tháng 12, nhiều kỹ sư, công nhân, máy móc và thiết bị được huy động để thực hiện việc gác các dầm cầu đầu tiên từ phía bờ thuộc địa bàn xã Long Đức, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), giáp với Quốc lộ Nam Sông Hậu. Công tác thi công được triển khai khẩn trương để tranh thủ con nước triều cường.
Cần Thơ: Phường Thới Bình ra quân bảo vệ môi trường, lập lại an ninh trật tự, văn minh đô thị
(NSMT) – Ngày 7/12, Ủy ban nhân dân phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ tổ chức Lễ phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường, lập lại an ninh trật tự, thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.
Cần Thơ: Họp mặt đón mừng năm mới 2025 cho người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại thành phố
(NSMT) - Tối 6/12, Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ long trọng tổ chức Họp mặt đón mừng năm mới 2025 cho người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại thành phố. Đây là hoạt động được tổ chức thường xuyên hàng năm vào dịp trước thềm năm mới.
Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số
(NSMT) - Ngày 6/12, tại TP Cần Thơ đã diễn ra hội nghị “Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của điều lệ giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững khu vực phía Nam” do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Những hoạt động đặc sắc tại Đại hội Mô tô Cần Thơ lần thứ 8 năm 2024
(NSMT) - Đại hội Mô tô Cần Thơ lần thứ 8 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 14/12/2024 tại Công viên Lưu Hữu Phước, TP. Cần Thơ; hứa hẹn mang đến cho cộng đồng yêu xe mô tô trên toàn quốc một sự kiện không thể bỏ lỡ. Được tổ chức trong không khí sôi động, sự kiện không chỉ là một lễ hội của sự đam mê mô tô mà còn là cơ hội để những người yêu xe kết nối, chia sẻ và khám phá những xu hướng mới nhất trong ngành công nghiệp mô tô.
Cần Thơ đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
(NSMT) - Chiều 5/12, Thành ủy Cần Thơ tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (mở rộng), tổng kết thực hiện công tác năm 2024 và triển khai nghị quyết nhiệm vụ năm 2025.