Khi nào Việt Nam có thể tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em?
Các nhà sản xuất vaccine COVID-19 trên thế giới đã bắt tay vào thử nghiệm lâm sàng vaccine cho trẻ em. Song đến nay, chưa có vaccine nào được cấp phép để sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi.
Dự kiến, chính quyền Xứ Wales sẽ “đề nghị” tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12-15 tuổi trong nửa cuối tháng 10 này. Anh, Scotland và Bắc Ireland đang chuẩn bị cho kế hoạch tiêm chủng này.
Tháng 9/2021, giới chức y tế Anh khuyến nghị tiêm một liều duy nhất vaccine COVID-19 Pfizer cho trẻ em từ 12-15 tuổi. Tuy nhiên, đây sẽ chỉ là một khuyến nghị và các bậc phụ huynh cùng trẻ em trong độ tuổi này cần được tư vấn và đưa ra quyết định.
Trưởng nhóm cố vấn y tế của Chính phủ Anh, GS Chris Whitty khẳng định, việc tiêm chủng cho nhóm trẻ trong độ tuổi này sẽ là “một lời đề nghị”. Theo ông Chris Whitty, tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 đang ở mức cao nhất trong lứa tuổi từ 12-15 và vaccine sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh từ 50% trở lên.
Theo các thống kê và nghiên cứu toàn cầu, hầu hết trẻ em và thiếu niên có nguy cơ mắc COVID-19 rất thấp. Tại Anh, có khoảng 25 trẻ em tử vong vì COVID-19 trong 12 tháng đầu tiên đại dịch bùng phát. Đa số các trường hợp này có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe hoặc có bệnh nền. Chỉ có 6 trường hợp không có tiền sử bệnh nền.
Không chỉ tại Anh, nhiều nước trong Liên minh châu Âu (EU), như Pháp, Hà Lan, Đức và Italy, cũng đang triển khai kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ trên 12 tuổi.
Tại Mỹ, giới chức y tế cũng khuyến cáo tiêm vaccine COVID-19 cho tất cả đối tượng trên 12 tuổi. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã cấp phép sử dụng vaccine Pfizer cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Vaccine Johnson & Johnson và Moderna được cấp phép sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên.
Vaccine Pfizer cũng đã được thử nghiệm lâm sàng cho nhóm dưới 12 tuổi. Tại Mỹ, vaccine này được yêu cầu bổ sung đối tượng cho thử nghiệm lâm sàng trước khi FDA Mỹ thông qua tiêm cho nhóm trẻ nhỏ hơn. Trong khi đó, một số vaccine như Moderna cũng đã xong thủ tục thử nghiệm lâm sàng và được công nhận tiêm cho trẻ em ở một số quốc gia ở châu Âu và một số vaccine khác cũng đã được phê duyệt cho nhóm tuổi này nhưng ở mức độ quốc gia thay vì mức độ toàn cầu.
Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhi mắc COVID-19 trở nặng và tử vong thấp hơn rất nhiều so với nhóm người lớn. Do vậy các chuyên gia cho rằng, để học sinh trở lại trường học và thích ứng với trạng thái bình thường khi chưa có vaccine, các địa phương và nhà trường phải có phương án an toàn nằm trong tổng thể chung bình thường mới.
TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng phía Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, trong các loại vaccine COVID-19 được phê duyệt tại Việt Nam, hiện chỉ có Pfizer đã có hồ sơ an toàn và được phê duyệt để tiêm cho người từ 12-18 tuổi tại Mỹ, cũng như đã được duyệt hồ sơ tại Việt Nam.
Theo ông Phạm Quang Thái, Bộ Y tế có kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em và các địa phương đã thu thập danh sách trẻ em để tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn cung ứng vaccine cho Việt Nam còn rất hạn chế, nên hiện Việt Nam mới chỉ nhắm đến đối tượng nguy cơ cao hơn.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng cho biết thêm: “Cũng như người lớn, vaccine cũng không bảo vệ cho trẻ được 100% mà vẫn có thể nhiễm virus, nhưng vaccine giúp giảm nguy cơ mắc cũng như giảm nguy cơ bệnh nặng và nguy cơ tử vong. Nếu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận vaccine an toàn cho trẻ, phụ huynh không nên lo lắng về độ an toàn khi trẻ tiêm”.
Việt Nam đã có kế hoạch đặt mua bổ sung 20 triệu liều vaccine COVID-19 để đáp ứng đủ tiêm cho trẻ từ 12-18 tuổi.
Thiên Bình/VOV.VN
https://vov.vn/xa-hoi/khi-nao-viet-nam-co-the-tiem-vaccine-covid-19-cho-tre-em-896323.vov
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.