Nếp nhà

Con gái cọp của gà Bố

Chủ nhật, 09/07/2023, 13:59 PM

Con gái bé bỏng của bố, em trai ngây thơ của con. Các con là ngọn lửa sống của bố, nhưng dường như bố đã không giữ được ngọn lửa rồi con gái ạ.

Loay hoay với mớ hồ sơ cũ, vô tình cái bao thư trắng nhuốm màu thời gian hiện ra, “gửi bố - Bố - Bi”, dòng chữ nguệch ngoặc con gái viết bằng bút chì gửi bố khi xưa.

Nét xiêu vẹo thân quen đây rồi, con viết gửi bố năm con học lớp 3, khi bố con ở nhà Bác Mai, sau chợ Tăng Nhơn Phú A. À! còn thêm ảnh vẽ 2 bố con rong ruổi nữa.

Năm ấy bố chuyển công tác đến Sài Gòn, cả nhà chưa chuyển được nên hai bố con đi trước. Con dũng cảm đồng hành với bố, khiến mẹ bao lần nước mắt ướt dấu chân con. Nhưng con vẫn mạnh mẽ, chưa một lần than thở “xa mẹ nhớ em”.

cha-va-con-gai-2-1716

- Bố ơi! Ôm bụng con ngủ đi bố.

Tiếng gọi thân quen của con trước khi ngủ, rồi bố ôm con vào lòng mà chứa chan câu chuyện đoàn tụ gia đình. Như thế nào nếu tình trạng này cứ kéo dài, nếu bố đi công tác xa hay về muộn, ai đón con khi tan trường nếu không đi nhờ Bác Thảo nữa? Vất vả quá cho đứa trẻ 10 tuổi già dặn và bản lĩnh.

***

Mỗi lần về thăm em và mẹ, bố con mừng lắm. Xe từ Ngã tư Thủ Đức về đến Cà Mau là 02 giờ sáng. Vào mừng con ôm em, mẹ ôm con thút thít rồi con ngủ ngon lành, tạm quên đi chuyến đường dài vật vưởng.

Hôm sau cả nhà quây quần đùa giỡn, em con 3 tuổi nên nó ăn hiếp chị, đấm vào lưng con huỳnh huỵch rồi nằm lăn ra cười khanh khách. Con đau nín thở nhưng vẫn gượng cười méo mó, nhìn hai cái răng cửa sứt bố thương con gái vô cùng. Bố hiểu suy nghĩ lúc này, con muốn em hài lòng, chị đùa mạnh em sẽ đau, phản ứng mạnh sợ em khóc, có thể bố mẹ sẽ bênh vực em, là chị nên con nhường nhịn... Con gắng cười cho cả nhà hài lòng. Xứng đáng chị cả con gái ạ! Bố thương con day dứt bởi suy nghĩ trước tuổi của con.

- Ta là cọp chúa, sẽ ăn thịt con gà con này. Khà khà... ăn thịt luôn cả gà mẹ, gà bố nữa... khà khà... ăn nè... ăn nè....

Vừa đùa vừa dồn em vào góc tường, hai chị em cười giòn tươi khiến lòng dạ bố mẹ mát rượi. Con thật biết làm hài lòng cả nhà khi khơi gợi sự đoàn kết, hạnh phúc; bởi con tuổi cọp, bố mẹ và em đều tuổi gà. Thương con gái quá, sớm gánh trọng trách làm trung tâm của gia đình.

cha-va-con-gai-1-1717

***

Ngày lên cũng vất vả, bố con đi sớm lên đến Sài Gòn để con tranh thủ ngủ thêm một giấc, khỏe khoắn sáng sớm đến trường.

Xe dừng ở Cầu vượt Linh Trung, con gái mắt nhắm mắt mở bởi giấc ngủ dở dang. Trong màn đêm tối, mái tóc thơ ngây xoăn tít của con ướt sương khiến lòng bố tê tái. Bên đống lửa những người xe ôm đốt bỏ đó, bố thấy khuôn mặt con thật khắc khổ, gian nan. Bao giờ mới hết cảnh đi sớm khuya này đây con?

- Book grap thì lại đằng kia, không được đứng đây!

Tiếng quát của tay xe ôm khiến con tỉnh hẳn. Bố lầm lũi đi và con cũng sợ sệt chạy theo. Thương con vô cùng, con gái ạ. Nhất là tình cảnh ngày lễ mua vé xe không có, hai bố con phải nằm chung một giường. Chật hẹp và bức bối.

5h sáng ấm nước nóng sôi sùng sục, bố gọi một tiếng là con bật dậy ngay, khẩu lệnh đã giao ước. Con tỏ ra rất tỉnh táo để pha nước rửa mặt, tắm, ăn sáng rồi bố đưa con đến trường.

Lưng con gồng mình với cái cặp, đôi chân thoăn thoắt, mắt bố nhòa đi khi dáng con xa dần trên hành lang rồi mờ hẳn vào trong lớp. Còn bé mà sao con vất vả đến thế hả con?

***

Con làm bài tập ở nhà, bố nóng giận quá đánh con. Giờ ngồi đây bố hối hận mãi, xa nhà, xa mẹ, xa em, thiếu thốn tình cảm gia đình còn bị bố đánh. Thật tội nghiệp con gái bé bỏng, bố xin lỗi con gái thật nhiều.

- By ơi! Khi nào bố mắng hoặc định đánh con thì con nói “bố ơi! bố nghe con nói chuyện này”, để ngăn chặn sự nóng nảy của bố con nhé.

- Dạ bố!

 Từ đó đến nay bố không đánh con bao giờ nữa, bố tự hứa với lương tâm không được đánh con gái, cho dù có nóng nảy đến mấy bố phải kìm chế để trò chuyện như là bạn với con, tạo tự tin cho con sau này làm hành trang vào đời. Phải giúp đỡ nhau hoàn thiện những hạn chế con nhỉ? Như con từng giúp bố bỏ hẳn thuốc lá năm con học lớp 1, đã 8 năm rồi bố vẫn không hút lại, bố luôn cảm ơn con về điều này, bố hay kể với mọi người về niềm tự hào đó, bố thường nhắc lại “lòng biết ơn” này trong mỗi bữa cơm gia đình.

***

Con thích hoa phượng, thích màu đen, không theo môn thể thao nào, không quá đam mê môn học nào. Nhưng tất cả các hoạt động, phong trào con đều tham gia. Bố rất tôn trọng sở thích đó của con, bố không ép con phải học giỏi, nhưng con phải luôn luôn cố gắng.

Gian nan của hai bố con cũng chỉ kéo dài được 1 năm, lên lớp 4 con buộc phải trở về quê học bởi bố đi công tác nhiều, con không có người đưa rước. Mẹ thì chưa sẵn sàng chuyển công tác lên Sài Gòn. Bố lại lo lắng về trời Nam, bởi vợ một nách hai con thơ. Nước mắt bố cứ chảy như dòng nước về phương Nam.

***

- B....ố... ơi.....! b...ố..... có sao không? con lao vào ôm bố.

- Bố không sao, con có bị gì không?

- Không bố ạ. Gối bố máu nhiều lắm kìa.

Chiếc xe cán cục đá làm hai bố con té vào vệ đường phải, xe bus vụt ngang bên trái. Tr....ờ..i.... ạ! nếu mà bố con mình té bên phải thì con gái của bố không biết ra sao với chiếc xe bus khủng kia? Con thoát chết trong gang tấc.

Hôm đó, trên đường bố con sang nhà Bác Tùng chào ông bà nội con chuyển về quê học. Bố cứ lạnh người mãi con ạ.

***

Sau chuyến thăm đường sách Nguyễn Bình, con mê sách. Con thích sách Nguyễn Nhật Ánh, bố mừng lắm, bố mua không đủ để con đọc. Thương cảm con gái vô cùng, sở thích này đâu phải đứa trẻ nào cũng có được, vả lại hệ giáo viên như mẹ cũng rất hài lòng.

- Con nói cho bố viết nội dung trong cuốn “Hành trình phương Nam” coi!

- À... tức là nói đến quá trình di cư của tổ tiên người Châu Á, đọc cuốn này con không ngờ mình là loài người hiện đại Home sapines hay người tinh khôn, xuất xứ từ Châu Phi đến vùng đất này từ 60.000 năm trước.

- Ừm, vậy chứng tỏ con có đọc sách.

- Sao bố nói vậy? con có đọc mà bố!... hihi.

Đó là một trong những câu chuyện hai bố con thường nói với nhau vào những buổi tối qua zalo. Còn câu chuyện của bố, nỗi lòng của mẹ, em con sang năm mới vào lớp 1 là những thứ con chưa phải có trách nhiệm.

***

T..e...ng ...t..e..n....

“Tụi con đều cần bố lẫn mẹ, sao bố mẹ không làm cho tụi con hạnh phúc hơn. Giờ mẹ đồng ý mà bố cũng không chịu. Con mệt mẹ quá. Con buồn”.

Dòng tin nhắn của con như nhát dao găm vào tim bố. Bố cất tất cả vào lại chỗ cũ, nước mắt ướt hết cuộc đời, bao trùm sự bất lực của bố. Tại sao gia đình không đoàn tụ nổi mấy năm nay? Các con nếp tẻ khiến bố vào thang điểm 10, nhưng sự căng thẳng của người lớn khiến chị em con nguy cơ li tán, hạnh phúc gia đình bên vực thẳm.

- Bố xin lỗi con và em.

Nhắn xong cho con bố không thể chợp mắt. Con gái bé bỏng của bố, em trai ngây thơ của con. Các con là ngọn lửa sống của bố, nhưng dường như bố đã không giữ được ngọn lửa rồi con gái ạ.

Bài dự thi cuộc thi viết "Cha và con gái"

Tác giả: Trọng Bình

Địa chỉ: 72 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Ban Tổ Chức  
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.