Công tác giải quyết việc làm: Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Thời gian qua, công tác giải quyết việc làm được tỉnh Bạc Liêu quan tâm thực hiện và mang lại nhiều kết quả đáng phấn khởi. Thông qua chương trình giải quyết việc làm đã giúp cho nhiều lao động có việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp và góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo của tỉnh.
LÀM TỐT CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO
Có thể nói, giai đoạn 2016 - 2020 Bạc Liêu đã tập trung làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đã giải quyết việc làm cho 115.170 lao động, đạt 126,34% so với kế hoạch đề ra. Qua đó, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức dưới 3,19%. Số lao động tham gia trong các ngành kinh tế đến năm 2020 là 510.548 người; trong đó, lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm 44,72%, công nghiệp - xây dựng chiếm 22,55% và thương mại - dịch vụ chiếm 32,73%. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,44%, trong đó lao động có chứng chỉ, bằng cấp đạt 23,97%. Hàng năm, giải quyết việc làm mới bình quân trên 22.700 lao động.
Đạt được những kết quả quan trọng trên là nhờ Bạc Liêu đã tập trung làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo về giải quyết việc làm. Hàng năm, UBND tinh đều ban hành kế hoạch, các văn bản chỉ đạo thực hiện chương trình việc làm và công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, địa phương và đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội lồng ghép thực hiện các chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động nói chung và các đối tượng đặc thù nói riêng.
Đặc biệt, Bạc Liêu đã sáng tạo và lồng ghép chương trình việc làm với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động...
Nhìn chung, chương trình việc làm giai đoạn 2016 - 2020 đã thật sự tạo được những chuyển biến tích cực và góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho Nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, tạo sự chuyển biến tích cực về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng hiện đại. Công tác đào tạo nghề, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều giải pháp phù hợp, sát thực tế, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, Nhân dân và người lao động. Hệ thống thông tin thị trường lao động ngày càng hoàn thiện, các hoạt động của sàn giao dịch việc làm diễn ra với tần suất thường xuyên, quy mô mở rộng hơn, phong phú, đa dạng hơn và đã trở thành địa chỉ tin cậy của người lao động và người sử dụng lao động…
TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT NHIỀU VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Cùng với những kết quả đạt được thì chương trình việc làm giai đoạn 2016 - 2020 vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế. Đơn cử như năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong khi đó, số lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp lại tăng đột biến. Thêm vào đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo tuy có tăng lên qua từng năm, nhưng chất lượng lao động được đào tạo có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, một số doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại lao động sau khi tuyển dụng, lao động hạn chế về tác phong, kỷ luật lao động.
Việc khai thác nguồn dữ liệu điều tra cung - cầu lao động tại các địa phương trên địa bàn tỉnh chưa đạt hiệu quả cao. Nguồn vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn cho người dân. Hoạt động cho vay chủ yếu tập trung vào đối tượng lao động ở khu vực nông nghiệp nên hiệu quả giải quyết việc làm chưa cao. Mức cho vay Quỹ Quốc gia về việc làm giai đoạn 2016 - 2020 còn thấp, chưa đáp ứng đầy nhu cầu vốn để người lao động đầu tư phát triển, duy trì việc làm bền vững trong điều kiện kinh tế, dịch bệnh biến động như hiện nay. Công tác thông tin, tuyên truyền có nhiều chuyển biến, tuy nhiên chưa thường xuyên và chưa đến với người lao động đầy đủ; người lao động chưa mạnh dạn tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thông tin thị trường lao động ở một số nước có điều kiện làm việc tốt chưa cập nhật kịp thời, đầy đủ…
Tất cả những khó khăn và bất cập này sẽ được tập trung giải quyết trong chương trình việc làm năm 2021 - 2025 mới ban hành. Qua đó, góp phần giải quyết thêm nhiều việc làm và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
Mục tiêu chung của chương trình việc làm năm 2021 - 2025 là: Giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động ở địa phương phục vụ cho quá trình tăng trưởng, phát triển bền vững của tỉnh, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển thị trường lao động toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng việc làm. Phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định, tạo ra nhiều việc làm; khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại chỗ, đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước nước ngoài theo hợp đồng.
Giải quyết việc làm giai đoạn 2021 - 2025 cho 94.000 lao động, trong đó bình quân mỗi năm giải quyết cho 18.800 lao động. Cụ thể, tạo việc làm thông qua phát triển các ngành kinh tế của tỉnh và đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh 92.500 lao động (trong đó, hỗ trợ tạo việc làm cho 7.500 hộ thông qua các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm); đưa 1.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ thất nghiệp thành thị 2,36%, tỷ lệ thất nghiệp nông thôn 2,62%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73,35%; 100% người lao động đến với Trung tâm Dịch vụ việc làm được tư vấn về chính sách việc làm và học nghề, trong đó có 50% người lao động được giới thiệu việc làm; 70% số người lao động được giới thiệu việc làm tìm được việc làm, nâng tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm qua hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm lên 35%...
Theo Nguyễn Văn
Cảnh giác bẫy lừa làm hồ sơ xuất khẩu lao động
Thời gian gần đây, trên địa bàn TP Cần Thơ xảy ra một số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức nhận làm hồ sơ xuất khẩu lao động (XKLÐ) đi các nước, sau đó đối tượng ôm tiền bỏ trốn. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên tin vào những lời hứa hẹn hão huyền mà mất tài sản oan uổng…
Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm - lúa tại Cà Mau
(NSMT) - Thời gian qua, mô hình nuôi tôm - lúa tại tỉnh Cà Mau không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân mà còn đóng góp tích cực vào việc hấp thụ carbon, giảm phát thải khí nhà kính, từ đó hỗ trợ xu hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường toàn cầu.
Cần Thơ đồng hành, hỗ trợ hội viên phụ nữ
(NSMT) - Hỗ trợ hội viên phụ nữ làm ăn, phát triển kinh tế gia đình là một trong những hoạt động nổi bật của các cấp Hội LHPN quận Ô Môn. Bên cạnh việc xây dựng các mô hình phù hợp thực tế, Hội hỗ vay vốn, giải quyết việc làm… giúp chị em có thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hơn 950 người lao động tham dự Phiên Giao dịch việc làm trực tuyến khu vực ĐBSCL Quý 3 năm 2024
(NSMT) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ, ngày 19/9, Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố đã tổ chức Phiên Giao dịch việc làm trực tuyến khu vực ĐBSCL và các tỉnh, thành phố lân cận.
3 yếu tố quan trọng cần lưu ý trước khi du học Mỹ
(NSMT) Ngày 25/8, Công ty Cổ phần Tư vấn giáo dục và định cư HT Đại Dương (HTO) tổ chức chương trình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực du học tại Mỹ. Tham gia chương trình, các khách hàng, các gia đình có con em đang có nhu cầu du học Mỹ được lắng nghe những chia sẻ của các đại diện tuyển sinh của các trường trung học, cao đẳng và đại học tại Mỹ, giới thiệu những thông tin cập nhật về các ngành học đang tuyển sinh, quá trình đăng ký, những kinh nghiệm, lưu ý khi đăng ký du học tại Mỹ.
Trồng cỏ may mắn, người phụ nữ kiếm hơn chục triệu mỗi tháng
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, (60 tuổi, ngụ ấp Trầu Hôi A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) trồng cỏ may mắn 3 năm nay, cho lợi nhuận hơn 15 triệu đồng/tháng.
Giao lưu kết nối, giới thiệu các mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển sinh kế cho nạn nhân mua bán người
(NSMT) - Trong khuôn khổ thực hiện Dự án 8 “Thực hiện Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”; Trung tâm Phụ nữ và Phát triển phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ tổ chức Ngày Hội “Giao lưu kết nối, giới thiệu các mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển sinh kế hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người năm 2024”.