Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm - lúa tại Cà Mau
(NSMT) - Thời gian qua, mô hình nuôi tôm - lúa tại tỉnh Cà Mau không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân mà còn đóng góp tích cực vào việc hấp thụ carbon, giảm phát thải khí nhà kính, từ đó hỗ trợ xu hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường toàn cầu.
Tỉnh Cà Mau hiện có diện tích sản xuất mô hình tôm – lúa lên tới 43.000 ha, với khoảng 20.000 hộ dân tham gia, chủ yếu tập trung tại các huyện như Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời. Trong mùa khô, khi độ mặn trong nước cao, người dân nuôi tôm sú, tôm thẻ, cua biển theo hình thức quảng canh, không cần phải cho ăn hay sử dụng kháng sinh. Mô hình này được thị trường đánh giá cao và ưa chuộng bởi sản phẩm sạch, an toàn và thân thiện với môi trường.
Ông Trần Hoàng Tâm (67 tuổi, huyện Thới Bình) chia sẻ gia đình ông đã gắn bó lâu dài với mô hình "con tôm ôm cây lúa". Mỗi vụ nuôi, ông thu lãi trên 100 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với việc chỉ canh tác lúa đơn thuần.
“Khi rễ của cây lúa bắt đất, tôi lấy nước vào rồi thả tôm giống. Việc trồng lúa không chỉ cải thiện độ phù sa mà còn cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, giúp hạn chế dịch bệnh và khiến tôm lớn nhanh. Sau khi thu hoạch lúa, tôi chỉ cần nuôi tôm thêm một thời gian ngắn là có thể thu hoạch, rất thuận lợi và hiệu quả”, ông Tâm vui vẻ cho biết.
Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết mô hình tôm – lúa đã không chỉ giúp đa dạng hóa các đối tượng nuôi mà còn mang lại thu nhập đáng kể cho nông dân. Quan trọng hơn, mô hình này còn được coi là một giải pháp hiệu quả trong việc giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ carbon, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển xanh của thế giới. Mô hình đã góp phần tích cực vào công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Năng suất nuôi thủy sản nói chung (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, tôm càng xanh) đạt bình quân từ 550 – 600 kg/ha/năm.
Để xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm nuôi tôm sú sinh thái (tôm - rừng, tôm - lúa, tôm hữu cơ) của cả nước, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đồng thời, Cà Mau sẽ xây dựng các vùng nuôi quy mô lớn, tập trung, và chủ động triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh cũng sẽ hỗ trợ người dân phát triển các mô hình kinh tế tập thể, xây dựng hợp tác xã, đồng thời làm đầu mối kết nối các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và cung cấp đầu vào với hộ nuôi. Các hoạt động tập huấn và hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng sẽ được tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, đến nay mô hình sản xuất tôm – lúa của người dân trên địa bàn đã đạt 2 chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế là ASC và BAP do tổ chức Bureau Veritas đánh giá. Cụ thể, chứng nhận ASC ở vùng nuôi của các xã Trí Phải và Trí Lực, huyện Thới Bình có diện tích gần 975 ha với sự tham gia của 392 hộ dân. Vùng nuôi đạt chứng nhận BAP ở xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình với diện tích hơn 696 ha với 231 hộ dân tham gia.
Ông Lê Văn Mưa, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX lúa - tôm Trí Lực cho biết người dân canh tác được 2 vụ tôm sú và 1 vụ lúa – tôm/năm. Với diện tích canh tác 1 ha, sản lượng tôm sú đạt hơn 400 kg/2 vụ nuôi và sản lượng lúa hữu cơ đạt trên 6,5 tấn/vụ.
“Tôm sú đạt tiêu chuẩn ASC được thương lái của Tập đoàn Minh Phú thu mua giá cao hơn thị trường 3.000 đồng/kg; lúa hữu cơ được một công ty ở tỉnh An Giang thu mua giá cao hơn những loại lúa bình thường dao động từ 1.500 – 2.000 đồng/kg.
Để tạo ra lúa hữu cơ, trong quá trình canh tác nông dân không sử dụng phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ… nên gạo khi nấu cơm không chỉ có độ dẻo, thơm ngon mà còn là sản phẩm sạch đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Lúa hữu cơ được công ty mua từ người dân rồi trải qua các quy trình chế biến để trở thành gạo bán ra thị trường với giá 79.000 đồng/kg", ông Mưa chia sẻ.
Hơn 950 người lao động tham dự Phiên Giao dịch việc làm trực tuyến khu vực ĐBSCL Quý 3 năm 2024
(NSMT) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ, ngày 19/9, Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố đã tổ chức Phiên Giao dịch việc làm trực tuyến khu vực ĐBSCL và các tỉnh, thành phố lân cận.
3 yếu tố quan trọng cần lưu ý trước khi du học Mỹ
(NSMT) Ngày 25/8, Công ty Cổ phần Tư vấn giáo dục và định cư HT Đại Dương (HTO) tổ chức chương trình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực du học tại Mỹ. Tham gia chương trình, các khách hàng, các gia đình có con em đang có nhu cầu du học Mỹ được lắng nghe những chia sẻ của các đại diện tuyển sinh của các trường trung học, cao đẳng và đại học tại Mỹ, giới thiệu những thông tin cập nhật về các ngành học đang tuyển sinh, quá trình đăng ký, những kinh nghiệm, lưu ý khi đăng ký du học tại Mỹ.
Trồng cỏ may mắn, người phụ nữ kiếm hơn chục triệu mỗi tháng
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, (60 tuổi, ngụ ấp Trầu Hôi A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) trồng cỏ may mắn 3 năm nay, cho lợi nhuận hơn 15 triệu đồng/tháng.
Giao lưu kết nối, giới thiệu các mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển sinh kế cho nạn nhân mua bán người
(NSMT) - Trong khuôn khổ thực hiện Dự án 8 “Thực hiện Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”; Trung tâm Phụ nữ và Phát triển phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ tổ chức Ngày Hội “Giao lưu kết nối, giới thiệu các mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển sinh kế hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người năm 2024”.
Trường Đại học Nam Cần Thơ tuyển dụng Giảng viên Khoa Y Quốc tế
(NSMT) - Do nhu cầu nhân sự nhằm đáp ứng tốt công việc theo sự phát triển của đơn vị, Trường Đại học Nam Cần Thơ thông báo tuyển dụng giảng viên Khoa Y Quốc tế với những vị trí sau:
Cần Thơ: Tổ chức lấy ý kiến về Luật Việc làm (sửa đổi)
(NSMT) - Vừa qua, tại hội trường Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị lấy ý kiến về Luật Việc làm (sửa đổi). Sự kiện do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tổ chức theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố.