Xưa - Nay

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

Thứ ba, 05/11/2024, 09:56 AM

(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.

Nhân Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, Đảng bộ và nhân dân huyện Thới Bình góp phần tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, làm rạng danh cho quê hương. Nơi đây, có biết bao những anh hùng của dân tộc, những vị lãnh tụ của đất nước, những con người bất khuất, kiên trung đã sinh ra, lớn lên, hoạt động trên mảnh đất thân thương này. 

Trải qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến, huyện Thới Bình cùng với huyện U Minh là địa bàn chính của vùng căn cứ cách mạng - nơi đứng chân của nhiều cơ quan đầu não của Tỉnh ủy, Khu ủy, Trung ương cục miền Nam,… Trong đó, có má Lê Thị Sảnh, còn gọi là má Tư Tố, ở Ranh Hạt, ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Lúc đó má làm Hội Trưởng Phụ nữ cứu quốc xã Trí Phải, má kêu con gái là Lê Thị Bảy đi xin cây vú sữa từ vườn nhà ông Nguyễn Văn Đương cách đó 2 km. Cây vú sữa cao 20cm mang về ươm trồng trong một cái bình tích, để gửi tặng Bác Hồ nhân ngày lễ đưa tiễn bộ đội tập kết ra Bắc tại thị trấn Cà Mau.

Má Lê Thị Sảnh đến tiễn quân đi tập kết ra Bắc năm 1955 (Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cả Mau).

Má Lê Thị Sảnh đến tiễn quân đi tập kết ra Bắc năm 1955 (Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cả Mau).

Nhớ lại những ngày chuyển quân với nhiều sự kiện xúc động diễn ra, trong đó, có sự kiện nhân dân gửi tặng Bác Hồ cây vú sữa miền Nam. Trong buổi lễ đưa tiễn bộ đội tập kết ra Bắc tại thị trấn Cà Mau, sau khi nghe đại diện đơn vị 370 phát biểu từ giã đồng bào, má Lê Thị Sảnh bước lên khán đài trao cho đồng chí Nguyễn Trung Kiên, Đại đội trưởng Pháo binh 370 (thuộc Tiểu đoàn 307) cây vú sữa, nhờ đồng chí gửi đến Bác Hồ.

Má nói: “Nhân dân xin tặng Bác Hồ cây vú sữa như lời hứa hẹn với Bác là đồng bào miền Nam. Nhân dân xã Trí Phải luôn luôn giữ vẹn lòng chung thủy son sắt với sự nghiệp cách mạng do Bác lãnh đạo và nguyện vượt mọi khó khăn để bảo vệ và xây dựng đất nước”. 

Tàu Kilinski (Ba Lan) chuyển quân ở Sông Đốc (Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cà Mau).

Tàu Kilinski (Ba Lan) chuyển quân ở Sông Đốc (Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cà Mau).

Ngày 22/01/1955, lễ tiễn quân tập kết ra miền Bắc đã được tổ chức long trọng tại Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đến ngày 24/01/1955 (mùng Một Tết Nguyên đán năm Ất Mùi), tàu cập bến Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh, Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn mang theo cây vú sữa lên Tàu hỏa ra Hà Nội. Ngày 26/01/1955 (mùng Ba Tết Nguyên đán năm Ất Mùi), đồng chí Lê Đức Thọ - Trưởng ban Thống nhất Trung ương, cùng đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh, Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn (người phụ trách đoàn) đã mang cây vú sữa, thay mặt đồng bào miền Nam kính tặng Bác Hồ. Bác vô cùng xúc động khi biết đây là cây vú sữa của đồng bào vùng nơi tận cùng Tổ quốc gửi tặng Người.

Cây vú sữa đã được Bác Hồ trồng ngay bên cạnh Nhà 54 nơi Bác ở 4 năm đầu tiên trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội). Cây vú sữa vốn là loài cây ưa khí hậu nóng ở miền Nam và ít chịu được lạnh ở miền Bắc. Do vậy, những ngày đầu mới trồng, cây còn nhỏ và rất khó chăm sóc. Hàng ngày, mặc dù bận nhiều công việc, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng, hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác đều dành thời gian tự tay chăm sóc, vun tưới cho cây vú sữa. Mùa đông giá rét, Bác nhắc các đồng chí phục vụ bện rơm quấn quanh thân cây, lấy mùn tấp vào gốc để chống lạnh cho cây. Mùa mưa bão, Bác nhắc nhở anh em chằng chống cho cây khỏi đổ.

Bác Hồ chăm sóc cây Vú sữa miền Nam (Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cà Mau).

Bác Hồ chăm sóc cây Vú sữa miền Nam (Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cà Mau).

Tháng 05/1958, Bác Hồ chuyển sang sống và làm việc tại ngôi nhà sàn. Cuối năm đó, Bác đã đề nghị chuyển cây vú sữa về trồng ở phía sau nhà sàn để Bác chăm sóc được thuận tiện hơn, dường như Bác muốn cây vú sữa miền Nam luôn ở gần bên Bác. Hàng ngày, làm việc tại Nhà sàn, Bác vẫn nhìn thấy cây vú sữa để hình ảnh miền Nam luôn trong trái tim Người. Bác căn dặn những người làm vườn rút kinh nghiệm để chăm sóc cây vú sữa ngày càng tốt hơn.

Đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, Bác cũng mong muốn được một lần vào thăm đồng bào miền Nam, nhưng do tình hình chiến sự ác liệt và sức khoẻ Người đã giảm sút nhiều, nên ước nguyện đó của Bác không thực hiện được. Có lẽ bởi thế nên sau những chuyến đi công tác xa lâu ngày trở về, Bác thường ra đứng ngắm cây vú sữa. Tình thương, nỗi nhớ của Bác đối với miền Nam tha thiết.

Chân dung Má Lê Thị Sảnh, người gửi tặng Bác Hồ cây Vú sữa miền Nam (Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cà Mau)

Chân dung Má Lê Thị Sảnh, người gửi tặng Bác Hồ cây Vú sữa miền Nam (Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cà Mau)

Trong thời gian Người sống và làm việc trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội), cây vú sữa đã gắn liền với cuộc đời hoạt động của Bác. Cây vú sữa mang một ý nghĩa lịch sử - văn hóa sâu sắc, gần với quê hương đất nước, gần với công việc, cuộc sống hàng ngày và đã trở thành biểu tượng tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ và tình cảm của Bác Hồ đối với miền Nam.

Khi cây vú sữa ra hoa, kết quả, những lứa đầu cây ra quả nhỏ và ít trái. Thấy vậy, Bác nói với các đồng chí phục vụ: “Có lẽ mình chưa biết rõ cách chăm bón nên cây ra quả nhỏ và không nhiều”. Các đồng chí phục vụ thưa với Bác là cây vú sữa này do không hợp với khí hậu miền Bắc nên cho quả ít và nhỏ. Bác suy nghĩ một lát rồi nói: “Các chú có nhớ, khi đi thăm Hồ Tây với Bác, các chú đã thấy cây vú sữa ở đó ra nhiều quả và quả lại to không? Các chú cần tìm các nhà chuyên môn làm vườn để học hỏi thêm kinh nghiệm trồng cây vú sữa”. 

Anh em phục vụ làm theo ý Bác, từ những phương pháp chăm sóc mới, cây vú sữa cho quả nhiều và to hơn. Thấy vậy, Bác rất vui. Có lần, đồng chí phục vụ hái quả vú sữa chín cây mời Bác, Người nói: “Chú hãy chờ cho quả chín đều, hái một lần rồi chia cho mọi người”.

z6000490972842_8d5a54902e5fae91d12f0f0d23fe9a49
Cây Vú sữa được chiết ra từ cây Vú sữa gốc của má Sảnh tặng Bác Hồ được trồng tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau ( Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cà Mau).

Cây Vú sữa được chiết ra từ cây Vú sữa gốc của má Sảnh tặng Bác Hồ được trồng tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau ( Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cà Mau).

Đến nay, má Lê Thị Sảnh đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cà Mau, tập I (1930 - 1975); Lịch sử 30 năm kháng chiến của Quân và dân tỉnh Cà Mau (1945 - 1975); Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau, tập I (1945-1975). Các công trình nghiên cứu này đã ghi chép nội dung lịch sử liên quan đến di tích.

Nhà má Lê Thị Sảnh, ở ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình (Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cà Mau).

Nhà má Lê Thị Sảnh, ở ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình (Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cà Mau).

Bên cạnh đó, các bài viết đi sâu về nội dung cây vú sữa miền Nam với Bác Hồ, tỉnh Cà Mau được thể hiện trong các sách: Bí thư Trung ương Cục miền Nam Lê Duẩn hoạt động tại Cà Mau; Căn cứ Xứ ủy Nam Bộ - Trung ương Cục miền Nam ở U Minh (cuối năm 1949 - đầu năm 1955) với các bài viết như: 200 ngày - Một cuộc biến đổi diệu kỳ; Khu tập kết 200 ngày.

Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện tấm lòng của quân dân tỉnh Cà Mau đối với Bác Hồ, nhân viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội) đã chiết cành từ cây vú sữa do Nhân dân miền Nam gửi tặng Bác. Tỉnh ủy Minh Hải (nay Tỉnh ủy Cà Mau) giao cho Bảo tàng tỉnh ra Hà Nội nhận cành vú sữa về trồng trong khuôn viên Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

z6000440855332_c30ab705b80a3eb216e952fd9890f0a0
Đường vào di tích “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây Vú sữa miền Nam” được xây dựng 2004 (Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cà Mau).

Đường vào di tích “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây Vú sữa miền Nam” được xây dựng 2004 (Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cà Mau).

Đầu tháng 5/1990, ông Phan Văn Tạng phân công ông Phạm Văn Tắc là nhân viên Bảo tàng tỉnh Minh Hải (nay Bảo tàng tỉnh Cà Mau) ra Hà Nội chuyển cành vú sữa về. Sáng ngày 19/5/1990, cây vú sữa được chuyển từ thị xã Bạc Liêu về xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Tại buổi lễ nghiêm trang đã diễn ra, đại diện Huyện ủy huyện Thới Bình và Đảng ủy xã Trí Phải nhận bàn giao cây vú sữa và mang về trồng trong khuôn viên Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Bà Nguyễn Thị Bảy (con gái Má Sảnh) nâng niu bức ảnh Bác Hồ với cây Vú sữa miền Nam ( Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cà Mau).

Bà Nguyễn Thị Bảy (con gái Má Sảnh) nâng niu bức ảnh Bác Hồ với cây Vú sữa miền Nam ( Ảnh: Tư liệu Bảo tàng tỉnh Cà Mau).

Gần 34 năm vun trồng, chăm sóc, cây vú sữa nay đã cao lớn, cành lá xum xuê, được ươm hạt nhân giống trồng tại khu Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh xã Trí Phải (xã Trí Lực ngày nay), huyện Thới Bình. Má Lê Thị Sảnh trước khi mất đã căn dặn con cháu phải cố công chăm sóc, gìn giữ cây vú sữa như một lòng tin sắt son, thủy chung của những người con miền Nam hiếu kính đối với Bác Hồ.

Bé Sáu  
Lung linh đêm hội sông Trăng

Lung linh đêm hội sông Trăng

(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.