Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa
(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…
Tết trong ký ức thế hệ ông bà bố mẹ đầy ắp những điều tuyệt diệu. Ấy là những ngày gắn kết yêu thương mà không khoảng thời gian nào trong năm có thể thay thế, là những đêm thức trông nồi bánh chưng, hào hứng dọn dẹp nhà cửa đón Tết, là niềm hạnh phúc khi được mẹ mua cho quần áo mới, mà phải đợi đến đúng mùng Một mới diện,…
Thế nhưng đó giờ chỉ còn là những câu chuyện của 10, 20 năm về trước. Dù cuộc sống đã đủ đầy hơn nhưng Tết của hiện tại chẳng còn vui, thậm chí… nhạt. Dẫu biết tương lai không ngừng đổi thay, những giá trị cũ sẽ ít nhiều bị thay thế, nhường chỗ cho những điều mới mẻ để phù hợp hơn với thời đại nhưng việc các nét đẹp văn hóa trong dịp Tết cổ truyền đang dần trở nên xa lạ, đặc biệt với con trẻ khiến nhiều người không khỏi trăn trở.
Trao đổi với Gia đình Việt Nam, Tiến sĩ Tâm lý học Quách Thu Quế, nghiên cứu viên tại Viện Khoa học Lao động và xã hội (Bộ Lao động, Thương bình và xã hội) cho rằng, dưới áp lực của nhịp sống nhanh, công việc bận rộn và sự thay đổi trong lối sống, không ít gia đình đang trải qua một cái Tết đơn giản, ít gắn kết và mất dần những nét đẹp văn hóa truyền thống. Ngày Tết trong mắt con trẻ sống trong thời đại số hóa không khác gì mấy so với ngày bình thường.
“Những thay đổi này xuất phát từ một thực tế, nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng hoặc công nhân làm việc xa quê, không còn đủ thời gian và năng lượng để chuẩn bị Tết một cách chu đáo như xưa. Giới trẻ ngày nay có xu hướng thích du lịch hoặc nghỉ dưỡng trong dịp Tết hơn là ở nhà đón Tết truyền thống. Thay vì cảm nhận không khí sum họp, đoàn viên, họ lại tìm kiếm trải nghiệm mới mẻ, hiện đại hơn. Bên cạnh đó còn phải kể đến những áp lực liên quan đến chi tiêu, quà cáp, lễ nghi hay chuẩn bị Tết đã làm mất đi sự thoải mái và ý nghĩa tinh thần vốn có của ngày Tết” – Chị Thu Quế cho hay.
Chị Thu Quế nhấn mạnh, sự phát triển của điện thoại thông minh và mạng xã hội, trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị cuốn vào các thiết bị điện tử hơn là hào hứng với các hoạt động truyền thống như gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả hay đi chúc Tết họ hàng. Thông qua các ứng dụng chúc Tết trực tuyến, nhiều người dần thay thế những chuyến thăm hỏi trực tiếp bằng các tin nhắn hay cuộc gọi video.
Niềm vui của những ngày Tết được nghỉ học, được mua sắm quần áo, bánh mứt, hay được đi chơi công viên... đã không còn là đặc quyền đáng mong đợi mỗi dịp Tết khiến thế hệ trẻ ngày càng thờ ơ với dịp lễ cổ truyền quan trọng bậc nhất trong văn hóa người Việt.
Hiện tượng các em bé khi lớn lên không còn mặn mà với ngày Tết còn đến từ lý do chủ quan trong gia đình khi nhiều bố mẹ bận rộn đã lựa chọn những cách chuẩn bị nhà cửa, mâm cỗ Tết nhanh gọn như mua đồ bán sẵn, thuê người phụ giúp,…
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Tết đã mất hoàn toàn giá trị. Xu hướng chuyển đổi số và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đang làm thay đổi nhiều khía cạnh trong cuộc sống, và không thể phủ nhận điều này có ảnh hưởng đến văn hóa Tết truyền thống. Nhưng chuyển đổi số có làm mai một hoàn toàn giá trị của Tết cổ truyền hay không phụ thuộc vào cách chúng ta thích ứng và sử dụng công nghệ.
Chuyển đổi số không chỉ mang đến thách thức mà còn mở ra những cơ hội để bảo tồn và phát huy văn hóa Tết.
“Chúng ta có thể lưu giữ và lan tỏa giá trị Tết qua công nghệ. Các nền tảng số giúp chia sẻ thông tin, hình ảnh, và câu chuyện về truyền thống Tết dễ dàng hơn. Những video hướng dẫn làm bánh chưng, bày mâm ngũ quả, hay ý nghĩa các phong tục Tết có thể thu hút giới trẻ qua mạng xã hội. Đối với những người không thể về quê, công nghệ giúp họ kết nối với gia đình qua các cuộc gọi video. Chuyển đổi số còn có thể giúp bảo tồn các tư liệu về Tết, từ hình ảnh, bài viết, đến những câu chuyện dân gian, và truyền đạt lại cho các thế hệ sau một cách sinh động, dễ tiếp cận” – Tiến sĩ Thu Quế nói.
Hơn nữa trong thời đại toàn cầu hóa, việc trẻ được học trường quốc tế, tiếp xúc rộng rãi với nhiều lễ hội, phong tục phương Tây từ sớm cũng đặt ra thách thức cho thế hệ đi trước: "Làm thế nào để giữ Tết Việt mãi đậm nét trong lòng thế hệ mai sau?".
Để ngăn chặn sự mai một của văn hóa Tết, chúng ta có thể kết hợp hài hòa giữa truyền thống và công nghệ như khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động Tết thực tế, đồng thời sử dụng công nghệ như một công cụ bổ trợ.
Với nỗ lực giúp thế hệ trẻ không thờ ơ với những giá trị của Tết truyền thống, vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng và truyền cảm hứng về văn hóa dân tộc. "Tiên học lễ, hậu học văn" - cái lễ mà trẻ cần phải học trước hết là cái lễ làm con, làm một thành viên có trách nhiệm, có tổ tông cội nguồn trong gia đình. Những điều này vật chất đủ đầy không thể dạy trẻ. Trẻ lớn lên có trách nhiệm kế thừa thực hiện truyền thống gia đình hay không, điều đó bắt nguồn từ cha mẹ.
Khi trẻ hiểu Tết không chỉ là dịp nghỉ ngơi mà còn là cơ hội sum họp, tưởng nhớ tổ tiên và đón chào khởi đầu mới, chúng sẽ thêm trân trọng giá trị của ngày lễ.
Tiến sĩ Thu Quế gợi ý: “Bố mẹ có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện như sự tích bánh chưng bánh dày, Táo quân chầu trời, hoặc ý nghĩa của việc cúng gia tiên và chúc Tết đầu năm; Cho con tham gia các hoạt động trong ngày tết như đi chúc Tết ông bà, họ hàng, hướng dẫn trẻ cách thắp hương và bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên; Đưa trẻ đi hội chợ xuân, hội thi đấu vật, hát quan họ, xem múa lân, hoặc các hoạt động văn hóa tại địa phương,…”.
Khi trẻ thấy được vai trò của mình trong bức tranh rộn ràng ngày Tết, các con sẽ cảm thấy Tết có ý nghĩa hơn.
Bằng cách kết hợp giáo dục, thực hành và truyền cảm hứng, cha mẹ có thể giúp trẻ hiểu và trân trọng Tết truyền thống, từ đó giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp cho thế hệ mai sau. Việc bảo tồn và truyền lại những nét đẹp của Tết cổ truyền không chỉ giúp trẻ giữ gìn văn hóa mà còn tạo nên những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ, gắn kết gia đình qua nhiều thế hệ.
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.