Xưa - Nay

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Thứ tư, 27/11/2024, 16:18 PM

(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.

Lễ cúng Trăng có nguồn gốc dân gian từ rất lâu đời. Lễ hội diễn ra hằng năm vào ngày rằm tháng 10 âm lịch. Đây là ngày cuối cùng một chu kỳ của mặt trăng xoay quanh trái đất và cũng là thời điểm hết thời vụ của năm.

Theo quan niệm của người Khmer, cúng Trăng là để tạ ơn thần mặt trăng trong năm đã bảo vệ mùa màng, đem lại mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu cho mọi nhà và đồng thời giúp nông dân trúng mùa trong năm tới. Bên cạnh đó, có tài liệu thể hiện “Trong tâm thức của những thiện nam tín nữ, ông Trăng chính là hình ảnh cung quảng của Thỏ Ngọc. Tương truyền có một tiền kiếp của Đức Phật là Thỏ Trắng và người ta thường nhìn thấy thỏ ngọc trên cung trăng vào tết hạ nguyên (ngày 15/10 âm lịch). Vì vậy, lễ cúng Trăng là để tưởng nhớ đến tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca."

Tại Chùa Kh’leang, tối ngày 14/11, Sở VH-TT-DL Sóc Trăng phối hợp với Ban Trị sự chùa Khleang tổ chức lễ cúng Trăng với sự tham gia của các vị sư, Achar, phật tử của chùa và đông đảo người dân.

Tại Chùa Kh’leang, tối ngày 14/11, Sở VH-TT-DL Sóc Trăng phối hợp với Ban Trị sự chùa Khleang tổ chức lễ cúng Trăng với sự tham gia của các vị sư, Achar, phật tử của chùa và đông đảo người dân.

Lễ cúng Trăng có thể được tổ chức tại nhà hay tại khuôn viên chùa hoặc một khu đất trống nào đó để dễ dàng quan sát mặt trăng. Đầu tiên, người dân đào lỗ cắm 2 cây tre làm trụ và buộc 1 cây làm đà ngang dài khoảng 3m, hình thức giống như một cái cổng bằng tre, có trang trí hoa lá. Đặc biệt trên cổng này, người ta còn giăng 1 dây trầu gồm 12 lá trầu được cuốn tròn tượng trưng cho 12 tháng trong năm và 1 dây cau gồm 7 trái được chẻ vỏ ra như 2 cánh con ong, tượng trưng cho 7 ngày trong tuần.

Có nơi người ta cúng rất đơn giản, không cần làm cổng và trang trí như trên, họ chỉ đem 1 cái bàn để trước sân, trên phủ một tấm vải đẹp. Người ta bày lên đó các lễ vật cúng. Ngoài cốm dẹp là thức cúng bắt buộc còn có trái dừa tươi, chuối, khoai lang, cam, bưởi, bánh kẹo... Chuẩn bị xong mọi người trải chiếu ngồi chắp tay quay mặt về phía mặt trăng để chờ làm lễ.

Khi trăng lên đỉnh đầu, bà con cử một người lớn tuổi, đức độ, có uy tín đại diện ra cúng tạ mặt trăng. Người cúng thắp nhang, rót trà và khấn nguyện. Nội dung cúng là cám ơn thần mặt trăng trong năm qua đã làm cho thời tiết thuận lợi, nhà nhà được ấm no và cầu mong sang năm mới, thần tiếp tục phù hộ cho phum, sóc, xóm làng được no ấm, yên vui. Trong quá trình cúng, trẻ em trong xóm tụ lại rất đông để đợi ăn bánh. Khi cúng xong, người ta bảo trẻ em sắp hàng lại thành một hàng dọc, ai đến trước đứng trước, ai đến sau đứng sau. Sau đó, lấy thức cúng mỗi thứ một ít đút vào miệng trẻ em. Tiếp theo, người chủ lễ đấm vào lưng em bé nhè nhẹ ba cái và hỏi lớn lên ước mơ sẽ làm gì. Cứ thế lần lượt hết em này đến em khác. Việc làm này là để đoán định tương lai của đứa bé và cũng là để tượng trưng cho việc mọi người đã nhận được lộc của thần mặt trăng. 

Nghi thức đút cốm dẹp. (Ảnh Internet)

Nghi thức đút cốm dẹp. (Ảnh Internet)

Lễ cúng Trăng là phong tục truyền thống góp phần nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Qua đó còn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách dân tộc, phát huy tiềm năng thế mạnh của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh gắn với chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa và an sinh xã hội ở địa phương. 

Thông qua các hoạt động tại ngày lễ góp phần đa dạng hóa công tác tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh, kích cầu, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh Sóc Trăng. Thông qua đó thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia hoạt động du lịch.

Cao Xuân Lương  
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.

Lung linh đêm hội sông Trăng

Lung linh đêm hội sông Trăng

(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.