Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Tại đây, cách 70 năm đã diễn ra sự kiện mang ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn - sự kiện Tập kết ra Bắc năm 1954. Khi tiễn đoàn cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam, má Lê Thị Sảnh, người con của xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đã trân trọng gửi cây vú sữa, nhờ cán bộ chiến sĩ dâng tặng đến Bác Hồ. Cây vú sữa được Bác đón nhận và trực tiếp Bác trồng bên nhà sàn của Bác cũng như được chăm sóc, giữ gìn cho đến ngày nay.
Từ cơ sở trên, UBND tỉnh chỉ đạo địa phương xây dựng “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam” từ năm 2004. Đến năm 2024, công trình bị xuống cấp, nên nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954-2024), Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo huyện Thới Bình trùng tu, tôn tạo di tích “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam” tại thửa đất số 59, tờ Bản đồ số 02, ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Hàng năm, chính quyền địa phương phối hợp với các trường học, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, sinh hoạt ngoại khoá tại di tích như: Tổ chức trò chơi tìm hiểu về sự kiện lịch sử, nhân vật tiêu biểu gắn với di tích; tổ chức các buổi giao lưu, nói chuyện chuyên đề về sự kiện lịch sử hình thành Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam.
Tại buổi lễ, ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cho biết: “Nhân dịp Lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành "Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam", cùng với việc khởi động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cà Mau và ra quân tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc năm 1954, huyện Thới Bình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương. Những hoạt động ý nghĩa này không chỉ khẳng định lòng kính trọng với quá khứ, mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử trên địa bàn".
“Tôi đề nghị Ủy ban MTTQVN huyện, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết trong việc vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân tích cực hưởng ứng và thực hiện phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh cà Mau đến năm 2025. Ngoài ra, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các bạn đoàn viên, thanh niên ra quân thực hiện các hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc năm 1954 với những công trình, phần việc và các hoạt động sôi nổi tại xã Trí Phải và Trí Lực”, ông Lý Minh Vững cho hay.
Sau khi được xếp hạng, giao cho Ủy ban nhân dân huyện Thới Bình và gia đình quản lý di tích, bảo tồn và phát huy giá trị di tích theo quy định Luật Di sản văn hóa và Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Tại buổi lễ, ông Tiêu Minh Tiên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Du lịch tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam. Nhân dịp này, ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh cho địa phương quản lý.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.
Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"
(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).
Chính thức mở cổng đăng ký Cuộc thi hóa trang "Hằng Nga giáng trần"
(NSMT) - Cuộc thi Hóa trang (Cosplay) "Hằng Nga giáng trần" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).