Nếp nhà

Cụ bà 100 tuổi nhớ vanh vách tên 12 đứa cháu và 20 chắt trong nhà

Thứ sáu, 28/06/2024, 11:01 AM

Ở tuổi xưa nay hiếm, cụ bà 100 tuổi vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Đặc biệt, nhà có tới 12 đứa cháu và 20 chắt nhưng cụ nhớ vanh vách tên từng đứa.

Dù đã 100 tuổi nhưng cụ Đỗ Thị Tít (sống tại thôn Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) vẫn còn rất minh mẫn. Da dẻ cụ hồng hào, mắt sáng, tai thính, ai nói gì cách xa vẫn nghe thấy. Khi chúng tôi tìm đến, thấy có người vào, cụ đang nằm nghỉ ngơi liền ngồi dậy cất giọng hỏi: "Cháu là con nhà ai?”.

cu-tit-1-0858

Sau màn chào hỏi, cụ vui vẻ cười rồi khoe con dâu đang đi mua phở cho mình ăn bữa xế.

Cụ Tít sinh năm 1924, có 4 người con, ba con trai và một con gái. Hiện cụ sống cùng gia đình con trai cả Hoàng Văn Hùng (70 tuổi) và con dâu Nguyễn Thị Ánh Tuyết (67 tuổi). Các con khác của cụ đều lập gia đình và sống cùng khu, có nhà chỉ cách nhau bức tường nên vẫn thường xuyên ghé qua thăm cụ. Đây cũng là điều khiến cụ hạnh phúc nhất. Mỗi khi rảnh cụ Tít cũng chống gậy đi một vòng thăm nhà của các con mà chẳng cần nhờ ai đưa đi.

Cụ Tít có 12 người cháu nội, cháu ngoại và hơn 20 người chắt. Dù cháu chắt đông nhưng cụ vẫn nhớ hết mặt và tên của con cháu trong nhà. Thậm chí, chẳng cần lại gần chỉ nghe tiếng từ xa cụ đã có thể nhận ra là ai trong các con dâu rể của mình.

Chia sẻ bí quyết sống thọ của cụ Tít, ông Hùng - con trai cụ cho biết, cụ thường làm 2 điều là vô tư và chăm luyện tập.

Khi nói về mẹ mình ông Hùng vẫn luôn tự hào mẹ là người chịu thương, chịu khó. Theo ông Hùng, bố ông mất sớm khi mẹ 53 tuổi. Thời điểm đó đứa em út của ông mới lên 8. Một mình mẹ nuôi 4 anh em khôn lớn và dựng vợ gả chồng cho các con chu toàn nhưng ông Hùng chưa bao giờ thấy mẹ than vãn hay to tiếng với con cháu trong gia đình.

"Mẹ tôi sống vô tư vậy nên mới sống thọ đến bây giờ", ông Hùng chia sẻ.

cu-tit-2-0859

Ông Hùng cũng chia sẻ thêm, mẹ ông sống rất lạc quan, luôn gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Cụ bà cũng luôn dạy con cháu phải yêu thương nhau, hăng say lao động để xây dựng kinh tế và rèn luyện bản thân.

Ngoài việc sống lạc quan, tích cực, cụ Tít cũng rất chăm chỉ rèn luyện sức khỏe. Cụ hiếm khi để chân tay nghỉ ngơi.

"Khi mẹ tôi 90 tuổi, u vẫn trồng rau, đi hái rau mang đến từng nhà cho các con, các cháu. Qua tuổi 95 u vẫn đi bộ quanh làng để gặp gỡ và trò chuyện với mọi người", ông Hùng nói.

Nhờ sống vô tư, chăm chỉ rèn luyện sức khỏe nên cụ Tít ít ốm vặt. Lần nằm viện lâu nhất là lúc cụ Tít mổ nội soi ruột thừa cách đây vài năm.

Ông Hùng còn tiết lộ thêm rằng mẹ ông có sức khỏe tốt đến nỗi trong suốt 3 năm dịch Covid-19 cụ là người duy nhất trong gia đình không mắc bệnh. Mãi đến mấy năm gần đây khi sức khỏe có chút suy yếu, cụ Tít mới phải chống gậy khi đi lại.  

Trong gia đình cụ Tít, ngoài cụ đã 100 tuổi thì các anh và các em cụ cũng đều thọ trên 90, 95 tuổi.

Cụ Tít hiện đang sống chung hòa thuận vui vẻ với con – cháu – chắt. Ông Hùng và gia đình vui mừng vì điều đó bởi theo ông mẹ sống thọ chính là phúc phần của gia đình.

Thuý Ngà  
Cùng nhau vượt khó

Cùng nhau vượt khó

(NSMT) - Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận lợi mà có những “khúc quanh” đột ngột như mất việc làm, ốm đau… Ðiều quan trọng, người trong cuộc đừng bi quan mà hãy suy nghĩ tích cực, tìm cách vượt qua nghịch cảnh. Sẽ đáng quý hơn nếu như trong lúc thắt ngặt, thất bại, có sự chung tay trợ giúp của gia đình.

Hạnh phúc hơn khi sinh đủ 2 con

Hạnh phúc hơn khi sinh đủ 2 con

Nhiều hộ dân tộc Khmer ở TP Cần Thơ thực hiện tốt thông điệp của ngành dân số thành phố “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con”. Dẫu có lúc khó khăn về kinh tế nhưng các cặp vợ chồng đều cùng nhau vượt qua để xây dựng gia đình tiêu biểu, hạnh phúc.

Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau

Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau

Bếp không chỉ đơn thuần là nơi nấu nướng mà còn mang theo nguồn năng lượng hỏa, ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ. Có một số lỗi phong thủy khi đặt bếp nấu mà nhiều gia đình Việt thường mắc phải.

Giải trí ảo, hậu quả thật

Giải trí ảo, hậu quả thật

Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…

Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?