Cùng con vui đọc sách
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhất là mạng internet, khiến cho mạng xã hội, trò chơi điện tử, phim ảnh... ngày càng phổ biến, trở thành những thú vui giải trí đầy hấp dẫn, lấn dần văn hóa đọc ở người trẻ. Ðiều này khiến không ít bậc phụ huyh lo ngại nhưng cũng có nhiều phụ huynh làm gương, kiên trì định hướng để xây dựng thói quen đọc sách cho con.
Những ngày cuối tuần, vợ chồng anh Hoàng Huy hay đưa các con đang học lớp 6 và lớp l, đến nhà sách Phương Nam. Nhìn con hào hứng chọn sách, anh Huy rất vui. Anh chia sẻ: “Trước đây, con trai tôi mê chơi game trên điện thoại. Công việc gần như đã choáng hết quỹ thời gian nên vợ chồng tôi không theo dõi con chặt chẽ; đến khi thấy con học hành sa sút, tôi mới nhận ra sai lầm”. Vợ chồng anh Huy đã chủ động thay đổi thời gian biểu, thay phiên nhau kèm cặp con học hành; trong đó, dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách cùng các con, giúp con tránh xa cám dỗ từ chiếc điện thoại. Với con gái nhỏ, vợ chồng anh kể chuyện và cho con đọc ngụ ngôn, truyện cổ tích. Biết con trai thích nghiên cứu về côn trùng, động vật, anh khuyến khích con đọc sách khoa học tự nhiên. Vào các ngày cuối tuần, anh chị dành thời gian đưa các con đến nhà sách. Anh Huy vui khi thấy các con không còn nghiện điện thoại nhiều như trước. Đặc biệt, con trai ngày càng học tập tiến bộ, đạt điểm khá môn Tiếng Việt.

Thói quen đọc sách mang lại nhiều lợi ích cho con trẻ. Ảnh minh họa.
Là giáo viên tiểu học, chị Hồng Nhung ở quận Ninh Kiều xác định việc định hướng, khuyến khích con hình thành thói quen đọc sách đóng vai trò rất quan trọng, giúp trẻ tăng khả năng đọc, ghi nhớ và tư duy logic... Hai con của chị Nhung đang học lớp 4 và lớp 8, thường đọc sách vào những lúc rảnh rỗi thay vì xem phim, lướt mạng xã hội. Chị Nhung cho biết: “Đây là kết quả rèn luyện từ khi các con còn rất nhỏ. Đều đặn vào mỗi buổi tối, khi các con trống lịch học và có thời gian rảnh rỗi, tôi đều hướng dẫn và cùng đọc sách với các con. Tôi luôn lựa chọn những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi, giúp các con rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục giới tính, khoa học...”.
Theo chị Nhung, rất khó để ép buộc một đứa trẻ phải đọc sách khi cha mẹ thường xuyên bận rộn công việc, ít có thời gian quan tâm con cái. Cùng với đó, lối sống trong thời đại công nghệ số khiến trẻ ít có điều kiện trải nghiệm thực tế; cách giải trí nhanh gọn nhất vẫn là xem điện thoại, chơi game. Thay vì áp đặt, chị Nhung luôn chịu khó dành thời gian đọc sách cùng con. Qua đó, không chỉ giúp con “thoát nghiện” các thiết bị công nghệ mà tình cảm gia đình thêm phần yêu thương, gắn kết.
Mỗi ngày, chị Thu Hồng (ở quận Cái Răng) và con trai 13 tuổi đều dành khoảng 30 phút cùng nhau đọc sách, chia sẻ những điều lý thú được đọc trong sách. Chị Hồng cho biết, trước khi con trai muốn mua quyển sách nào, chị đều đọc lướt qua để xem nội dung sách có phù hợp với lứa tuổi của con hay không. Chị Hồng nhấn mạnh: “Tôi không phủ nhận lợi ích của công nghệ thông tin, mạng xã hội. Cùng với việc đọc sách, tôi vẫn cho con trai mình được xem tivi, những chương trình trên mạng xã hội với nội dung phù hợp và thời lượng ngắn để giúp con tiếp cận và tìm hiểu kiến thức, kỹ năng bổ ích”.
Trẻ em ngày nay dễ bị thu hút bởi các thiết bị điện tử hơn là dành thời gian cho một cuốn sách. Điều này khiến không ít người lo ngại về văn hóa đọc của thế hệ trẻ. Để cân bằng giữa các hình thức giải trí, việc xây dựng niềm vui đọc sách cho con trẻ cần có nỗ lực từ nhiều phía nhưng trên hết chính là nỗ lực của các bậc cha mẹ. Nhiều gia đình đã có cách làm hay để xây dựng thói quen, tạo hứng khởi cho con trong việc đọc sách, như: bố trí không gian đọc sách thú vị; lựa chọn sách phù hợp lứa tuổi; khuyến khích trẻ tham gia vào những cuộc thi, sự kiện về sách... Qua đó, giúp trẻ có nhiều kiến thức, khám phá thế giới xung quanh; biết cách giao tiếp, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong cuộc sống; tạo nền tảng tốt trong học tập, phát triển bản thân; đồng thời, góp phần gắn kết tình cảm gia đình.
Theo Kiến Quốc/ Báo Cần Thơ
Xoáy tóc trên đầu liên quan thế nào đến IQ của trẻ?
Cha ông có câu: "Một xoáy sống lâu, hai xoáy trọc đầu, ba xoáy chết yểu, 4 xoáy làm quan". Nhiều người cũng tin rằng các vị trí khác nhau của những vòng xoáy này cũng đại diện cho các tính cách và khí chất.
Vì sao trẻ không bị đánh đập, la mắng vẫn mắc bệnh tâm lý?
Ngày nay, hầu hết trẻ em đều có đủ cơm ăn áo mặc, cả gia đình đều chiều chuộng con cái và hiếm khi đánh đập hay la mắng chúng. Tuy nhiên, một số trẻ em trong gia đình khá giả vẫn mắc bệnh tâm thần.
Mẹ trầm cảm ném con mới sinh: Đáng thương hơn đáng trách
Từ khi mang thai, chị H. mong chờ từng ngày, từng phút để có thể nhìn mặt con nhưng khi con vừa chào đời chưa được 1 tháng, chị đã ném con xuống đất khiến cả gia đình bàng hoàng.
Gia đình bất hòa vì dừng… học thêm
Từ ngày bọn trẻ không đi học thêm buổi tối, không phải đưa đón con, anh lại tụ tập bạn bè nhậu nhẹt đến tận khuya mới về. Chị ở nhà vừa làm mẹ, vừa làm cô giáo. Không khí gia đình không còn êm đềm như trước.
Đoán trí thông minh của trẻ qua quan sát bàn tay
Những đặc điểm như chiều dài ngón hay cấu trúc bàn tay có thể giúp phụ huynh nhận biết khả năng tư duy và tiềm năng phát triển của trẻ ngay từ nhỏ.
Tác hại khi cho trẻ xem TV trước 6 tuổi
Việc để trẻ em xem tivi, điện thoại quá sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho trẻ như khả năng phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, trí nhớ ngắn hạn…
Trẻ sinh mùa nào khoẻ mạnh và thông minh nhất?
Những đứa trẻ được sinh ra ở các mùa khác nhau có sức khỏe, chiều cao, thậm chí là chỉ số thông minh (IQ) khác nhau.