Sống khỏe

Dấu hiệu nào nhận biết trẻ bị viêm gan bí ẩn?

Thứ bảy, 14/05/2022, 12:49 PM

Viêm gan bí ẩn ở trẻ nhỏ là một bệnh lý có xu hướng bùng phát trong thời gian gần đây, do đó cha mẹ cần biết một số thông tin quan trọng để bảo vệ con mình.

Chỉ nghi ngờ viêm gan khi vàng da, tiểu sậm màu

Trước tình hình bệnh viêm gan "bí ẩn" ở trẻ nhỏ đang có xu hướng gia tăng, nhiều phụ huynh muốn đưa con đi xét nghiệm men gan, truy tìm "virus lạ", tuy nhiên bác sĩ Nguyễn Nguyên Huyền - Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định, điều này là không cần thiết.

"Nếu trẻ bị viêm gan sẽ có những dấu hiệu đặc trưng, lúc đó cha mẹ mới cần đưa con đi thăm khám. Các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Đừng vì lo con bị viêm gan mà bỏ qua các triệu chứng của bệnh khác", bác sĩ Huyên khuyến cáo.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM cũng khẳng định, dù người lớn hay trẻ em khi bị viêm gan sẽ có dấu hiệu đặc trưng là vàng da, vàng mắt, tiểu sậm màu. Cha mẹ khi tắm táp, chăm sóc con, nếu phát hiện con có các dấu hiệu này thì cần đưa con đi khám ngay.

"Đặc biệt người dân không uống thuốc lung tung. Vì nếu trẻ viêm gan mà cho uống Paracetamol là gan bị hư ngay, làm bệnh nặng thêm", bác sĩ Khanh cho biết.

Cần đưa trẻ đi khám khi thấy có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, tiểu sậm màu (Ảnh minh họa)

Cần đưa trẻ đi khám khi thấy có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, tiểu sậm màu (Ảnh minh họa)

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến ngày 10/5 đã xác định 348 ca bệnh có thể mắc viêm gan "bí ẩn" không rõ nguồn gốc trên toàn thế giới. Các xét nghiệm không tìm thấy các virus viêm gan thường gặp như viêm gan A, B, C, D, E.

Tuy nhiên, khoảng 70% trẻ mắc bệnh viêm gan "bí ẩn" này dương tính với virus Adeno. Theo các nghiên cứu từ trước đến nay, virus Adeno cũng có thể gây viêm gan, tuy nhiên rất hiếm gặp và chỉ gây viêm gan với trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch.

Hiện các nhà khoa học ở các nước vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm gan "bí ẩn" ở trẻ.

Đề phòng virus Adeno, virus đang bị nghi ngờ gây viêm gan ở trẻ em thế nào?

Bác sĩ Khanh giả sử: "Nếu là viêm gan "bí ẩn" ở trẻ hiện nay đúng là do virus Adeno thì chúng ta "chạy trời không khỏi nắng" vì virus này lây lan nhanh, thậm chí còn hơn virus Delta gây dịch Covid-19 thời gian qua.

Virus Adeno là virus hô hấp, lây lan qua giọt bắn đường thở, qua tiếp xúc gần, và qua tiếp xúc với bề mặt đồ vật dính giọt bắn của người dương tính.

Tuy nhiên, mọi người cũng không nên quá lo lắng, hoang mang vì với người có sức khỏe tốt thì bệnh chỉ giống cảm cúm sẽ tự hết.

70% trẻ mắc viêm gan bí ẩn dương tính với virus Adeno (Ảnh minh họa)

70% trẻ mắc viêm gan bí ẩn dương tính với virus Adeno (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Lê Thanh Phuông (Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM) chia sẻ, các nghiên cứu trên thế giới có thấy, việc nhiễm virus Adeno rất phổ ở người, đặc biệt là trẻ em. Gần như mọi đứa trẻ đều bị nhiễm virus Adeno ít nhất một lần trước 10 tuổi.

Adenovirus type 41 chủ yếu lây lan qua cả đường hô hấp lẫn đường phân và chủ yếu ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Đây là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm dạ dày - ruột cấp tính ở trẻ em, điển hình là tiêu chảy, nôn mửa và sốt, thường kèm theo các triệu chứng hô hấp

Virus Adeno được công nhận là nguyên nhân gây viêm gan ở trẻ em bị suy giảm miễn dịch. Nó có thể là một yếu tố đóng góp không được công nhận cho tổn thương gan ở trẻ em khỏe mạnh. Tuy nhiên, mức độ của mối quan hệ này vẫn đang được làm rõ.

Theo bác sĩ Phương, nếu virus Adeno là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm gan "bí ẩn" ở trẻ em hiện nay thì biện pháp phòng ngừa chính là rửa tay, đối với cả trẻ em và người lớn. Khi ho, hắt hơi cần hướng vào khuỷu tay, thay vì đưa bàn tay lên bịt miệng. Vệ sinh tay và hô hấp có thể ngăn ngừa lây nhiễm virus Adeno và các virus, vi khuẩn khác.

Dấu hiệu nghi ngờ viêm gan cần đi khám ngay

Bác sĩ Phương khuyến cáo, khi trẻ có các dấu hiệu dưới đây có thể nghi ngờ mắc bệnh viêm gan và cần cho con đi khám ngay:

- Sốt cao, rối loạn tri giác

- Cảm thấy mệt mỏi bất thường mọi lúc

- Cảm giác chung là cảm thấy không khỏe

- Ăn mất ngon đau bụng, tiêu chảy, ói mữa,..

- Nước tiểu vàng sậm, phân màu xám, nhợt nhạt

- Vàng mắt và da, ngứa da

- Đau cơ và khớp.

Thúy Ngà  
Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt

Hành trình em bé sinh non chỉ nặng hơn 1kg: Từ lưỡi hái tử thần đến sự sống mãnh liệt

(NSMT) - Một câu chuyện đầy xúc động về hành trình hồi phục của bé Đ.A.T – một em bé sinh non chỉ nặng hơn 1.000 gram tại tuần thai 29 tuần 3 ngày, vượt qua vô vàn thử thách để trở về với gia đình trong niềm hạnh phúc ngập tràn của các bác sĩ Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ.

Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì thế, nhiều chị em băn khoăn và lo lắng liệu lạc nội mạc tử cung có thai được không, cũng như các ảnh hưởng khác của bệnh.

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc,

Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, "cản bước" hành trình làm mẹ

Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng của người phụ nữ. Thế nhưng chỉ vì căn bệnh này mà nhiều chị em vẫn chưa thể mang thai.

Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

Cần Thơ: Nối thành công cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

(NSMT) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.

Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO

Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO

(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.

Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc

Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc

Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.

Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực

(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.