ĐBSCL: Căng mình chống dịch trước nguy cơ "đỏ hóa" bản đồ COVID - 19
(NSMT) - Các hoạt động sản xuất kinh doanh tại ĐBSCL vừa mở cửa trở lại chưa được bao lâu, nhiều vùng xanh của một số địa phương đã “đỏ hóa” khi phát hiện các ổ dịch mới với hàng chục, trăm ca F0 mỗi ngày.
Những ngày qua, các địa phương tại ĐBSCL căng mình truy vết; triển khai nhiều phương án quyết liệt để phòng, chống dịch, đưa địa phương trở về trạng thái bình thường mới.

An Giang triển khai quyết liệt công tác xét nghiệm rộng để truy vết. Ảnh Quang Lợi
Quyết liệt triển khai các biện pháp
Từ 0h ngày 8/11, toàn tỉnh An Giang đã áp dụng tạm thời các biện pháp hành chính trong phòng, chống dịch COVID-19 ở cấp độ 3 - nguy cơ cao. Tỉnh này đã tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa. Thực hiện xét nghiệm để kiểm tra, tầm soát đối với các trường hợp có nguy cơ cao và yêu cầu người dân không ra đường trong khung giờ từ 20h ngày hôm trước đến 5h sáng ngày hôm sau.
Trước đó, từ ngày 22/10 An Giang đã công bố dịch cấp độ 2. Tuy nhiên thời gian gần đây số ca nhiễm liên tục tăng, hiện toàn tỉnh có 13.534 người nhiễm COVID-19. Nên buộc địa phương này phải chuyển sang cấp độ cao hơn để kiểm soát và truy vết dập dịch hiệu quả.
Đánh giá nguyên nhân dẫn đến dịch tái bùng phát tại tỉnh giáp biên giới Tây Nam, trao đổi với PV Nhịp Sống Miền Tây, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết: "Một trong những nguyên nhân làm lây lan dịch là do di chuyển của công nhân đi từ cơ sở sản xuất này qua cơ sở sản xuất khác. Các xí nghiệp nhà máy đóng ngoài tỉnh, công nhân sáng đi chiều về, mặt dù đã tiêm vắc xin 2 mũi nhưng vẫn bị lây nhiễm. Cạnh đó, các ca nhiễm còn phát sinh bởi người về từ các vùng dịch và lưu lượng tài xế lái xe đường dài. Riêng đối với công tác xét nghiệm phải nhanh hơn tốc độ lây nhiễm, xét nghiệm rộng để truy vết. Nơi nào có dịch thì khoanh vùng hẹp, xét nghiệm rộng để phát hiện F0 để quản lí. Nơi nào hiện nay còn nhiều nguy cơ như nhà máy, khu công nghiệp,có kiểm soát định kì, chuẩn bị khu cách ly điều trị F0 nhẹ không triệu chứng tại nơi đó".

Bạc Liêu duy trì chốt kiểm soát để quản lý chặt chẽ người vào tỉnh. Ảnh Quang Lợi
Còn tại Bạc Liêu, địa phương vùng đỏ, nguy cơ rất cao duy nhất của ĐBSCL mỗi ngày vẫn phát hiện hơn 100 ca nhiễm mới. Nhiều địa phương, đơn vị đã cử đoàn cán bộ trực tiếp đến Bạc Liêu hỗ trợ, ủng hộ vật chất, tinh thần, trang thiết bị, nhân lực… nhằm góp phần giúp địa phương Bạc Liêu sớm ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch.
Qua trao đổi với PV, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết: Những phương án triển khai đi kèm với quy định để ngăn sự lây lan ngày càng rộng của COVID - 19. Tất cả người ngoài vùng dịch về phải khai báo y tế, phải có xét nghiệm âm tính trong 72 giờ mới được cho vào Bạc Liêu. Tại các huyện, xã vùng đỏ, thiết lập chốt chặn để kiểm soát người ra vào. Trong thời gian này, các chốt chặn sẽ triển khai xét nghiệm truy vết và tiêm vắc xin để 10 ngày tới Bạc Liêu kiểm soát được dịch.
"Tỉnh đã chỉ đạo chính quyền địa phương xuống tận xã tuyên truyền người dân để tích cực ủng hộ chính quyền, đã nâng lên mức độ 4 thì phải quyết liệt làm như thế mới khống chế được dịch", ông Thiều nói.

Các địa phương khác cũng đăng căng mình dập dịch, UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành quyết định về việc nâng cấp độ dịch trên địa bàn TP Sóc Trăng, chuyển từ cấp độ 2 (vàng) sang cấp độ 3 (cam). Thời gian áp dụng từ 0h ngày 10/11. Còn Sở Y tế tỉnh Cà Mau thì công bố cấp độ dịch quy mô cấp xã, phường, thị trấn. Theo đó, Cà Mau có 9 xã, thị trấn vùng đỏ, có hiệu lực từ ngày 8/11.
Với sự chuyển biến “đổi màu” bất ngờ, nếu không bị động thì khâu kiểm soát chặt bên trong và ngăn dịch từ bên ngoài xâm nhập vào là phương án mà Hậu Giang đang áp dụng. Ngoài tái thiết lập các chốt kiểm soát, tổ COVID cộng đồng phải tiếp cận từng hộ gia đình, tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện khai báo y tế khi có đi ngoài tỉnh vào hoặc có người thân ngoài tỉnh về thì phải báo y tế theo quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh, Chỉ huy trưởng, Sở chỉ huy phòng chống dịch COVID -19 tỉnh Hậu Giang khẳng định: "Giải pháp 5K đã có nhưng yếu tố thành bại trong cuộc chiến chống dịch COVID - 19 này còn cần rất nhiều yếu tố khác. Khi chúng ta chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho mỗi người, tôi đề nghị, cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân trong tỉnh Hậu Giang hạn chế tối đa di chuyển ra khỏi tỉnh. Có thể chúng ta không xác định được nơi đi đến đang có dịch, đi tới là bị lây ở nơi đó. Bà con không nên tổ chức sự kiện đông người, khả năng của chúng ta tổ chức thu dung điều trị sẽ không đáp ứng được nếu dịch lây lan ở cấp độ cao".
Cần sự ý thức và đồng lòng của người dân
Căn cứ vào hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 cho thấy, chỉ trong 24h, từ 17h ngày 6/11 đến 17h ngày 7/11 An Giang đã ghi nhận 531 trường hợp mắc COVID 19 (tăng 104 ca); Đồng Tháp 289 ca mắc mới (tăng 91 ca); Vĩnh Long 128 ca ( tăng 31 ca); Bạc Liêu 297 ca (tăng 32 ca). Có thời điểm, một số địa phương đơn cử như tỉnh Kiên Giang lại có số ca nhiễm mới gần bằng gần 7,3% tổng số ca bệnh ở Việt Nam.

Hậu Giang yêu cầu cán bộ, công chức, người lao động và người dân trong tỉnh hạn chế tối đa di chuyển ra khỏi tỉnh. Ảnh Quang Lợi
Điều này cho thấy, số lượng ca mắc COVID - 19 ở các tỉnh, thành ĐBSCL cao gấp đôi, gấp ba so với mức chung của cả nước. Phải thừa nhận rằng, nguyên nhân dẫn đến số ca nhiễm tăng nhanh ở khu vực ĐBSCL trong 30 ngày trở lại đây là do sự biến động dân cư trước và sau khi các địa phương thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội. Lượng người di chuyển từ vùng có dịch về các địa phương rất nhiều. Vì vậy, việc lây lan dịch bệnh trong cộng đồng và xuất hiện các ổ dịch mới là điều tất yếu.
Theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, các địa phương sẽ không thực hiện phong tỏa diện rộng mà chỉ tiến hành phong tỏa khu dân cư, khu vực hẹp, phù hợp với tình hình dịch bệnh. Vì thế vai trò của ngành y tế lúc này vô cùng nặng nề khi phải đánh giá đúng nguy cơ, khoanh vùng gọn và phong tỏa đúng trọng tâm để tạo điều kiện cho người dân sinh hoạt, mua bán, kinh doanh. Nhưng, việc mở cửa, nới lỏng chính sách để sống chung an toàn với COVID 19 không đồng nghĩa với việc buông lỏng các biện pháp phòng, chống dịch đang thực hiện. Các địa phương đang tăng cường kiểm soát chặt chẽ công dân ra vào địa bàn, người có nguy cơ đang lưu trú để có biện pháp quản lý phù hợp. Đặc biệt là khoanh vùng, phong tỏa dạng hẹp, thậm chí đến từng tổ dân phố, từng gia đình.
Trước những gian khó của ngành y tế và Chính quyền đang dồn sức thay đổi chiến thuật trong phòng chống dịch cho phù hợp với thực tế, cạnh đó rất cần đến ý thức và sự đồng lòng của nhân dân. Bằng chứng là tình trạng chủ quan, tập trung đông người, không thực hiện tốt 5K,... sau khi được nới lỏng đã làm dịch lan ra nhiều khu vực, đặc biệt nguy hiểm tại những nơi có tỉ lệ tiêm chủng vắc xin còn thấp. Điều này đã khiến cho thành trì chống dịch của địa phương có nguy cơ gãy gánh giữa đường.
Hầu hết các địa phương đang có chủ trương “sống chung với dịch” thay vì “Zero COVID”. Đã có tham vấn từ các chuyên gia y tế là không nên cho F1 cách ly tập trung mà hãy làm việc bình thường với điều kiện thực hiện quy tắc “5K+ vaccine”. Người dân phải ý thức bảo vệ sức khỏe chính mình, thậm chí là tự chữa lành bệnh COVID 19 bằng ý chí và liệu trình mà ngành y tế hướng dẫn. Đồng thời, đảm bảo thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, nếu lơ là, chủ quan, dịch hoàn toàn có thể bùng phát trở lại trên diện rộng với nguy cơ "đỏ hóa" toàn vùng.
Cà Mau: Khởi tố nghịch tử đánh mẹ, đâm trọng thương người thi hành công vụ
(NSMT) - Bùi Minh Lợi bị công an khởi tố sau khi hành hung mẹ ruột và dùng dao đâm trọng thương một tổ phó tổ bảo vệ an ninh trật tự.
Cần Thơ tổng kết 10 năm thực hiện “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Sáng 26/6, Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ long trọng tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Cần Thơ: Nhiều cá nhân, tổ chức hỗ trợ thí sinh thi tốt nghiệp THPT
(NSMT) - Ngày 26/6, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ cho biết, nhiều cá nhân, đơn vị ở TP Cần Thơ đã tổ chức đưa rước, tặng dụng cụ học tập, học bổng cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra còn hỗ trợ suất ăn, chỗ nghỉ cho thí sinh trong những ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Kiên Giang: Truy điệu, an táng 32 hài cốt liệt sĩ
Sáng 26/6, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Hòn Đất, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các lực lượng vũ trang tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh trong chiến tranh tại Campuchia và trong nước đợt 28 năm 2025.
Cần Thơ: Phường Bình Thủy và Thới An Đông vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
(NSMT) - Sáng 25/6, phường Bình Thủy và phường Thới An Đông (mới) TP. Cần Thơ tổ chức vận hành hoạt động của cơ quan Đảng, Chính quyền. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá, rút kinh nghiệm, đảm bảo hệ thống chính trị hoạt động thông suốt khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7.
Cần Thơ: Hơn 13.500 thí sinh đến làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025
(NSMT) - Chiều 25/6, ông Nguyễn Phúc Tăng - Phó Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP. Cần Thơ cho biết, có 13.672 thí sinh đến làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025, vắng 104 thí sinh (đạt tỉ lệ 99,25%). Công tác tổ chức diễn ra đúng quy định, đảm bảo an toàn, nghiêm túc và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh.
Cà Mau: Tuyệt đối không tổ chức liên hoan, tiệc chia tay, chào mừng sáp nhập
(NSMT) - Ngày 24/06, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị tuyệt đối không tổ chức liên hoan, tiệc chia tay, chào mừng sáp nhập, hợp nhất.