Đề xuất nghiên cứu thành lập Ban điều phối phát triển du lịch của vùng ĐBSCL
(NSMT) - Ngày 29/3, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ và Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức hội thảo “Xây dựng, phát triển tour - tuyến và các sản phẩm đặc thù của du lịch đồng bằng sông Cửu Long”.
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch, nơi đây được xác định là 1 trong 7 vùng du lịch của quốc gia, với sản phẩm chủ lực là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch biển đảo... Tuy có nhiều điều kiện phát triển du lịch, nhưng tốc độ phát triển thời gian qua chưa như kỳ vọng, trong đó có những hạn chế về xây dựng tour, tuyến và sản phẩm du lịch đặc thù. Khắc phục việc này, hội thảo lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong việc đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch đặc thù của vùng; định hình tour, tuyến, sản phẩm chủ đạo, đặc trưng nhằm kết nối hiệu quả điểm đến trong chuỗi liên kết hợp tác phát triển du lịch toàn vùng trong thời gian tới.
ĐBSCL tuy có nhiều điều kiện phát triển du lịch nhưng nhìn chung tốc độ phát triển thời gian qua chưa như kỳ vọng, trong đó có những hạn chế khó khăn về xây dựng, phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch đặc thù. Vì vậy, Hội thảo: “Xây dựng, phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch đặc thù ĐBSCL”, kỳ vọng lắng nghe ý kiến rộng rãi từ các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong việc đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển tour, tuyến và sản phẩm du lịch đặc thù của vùng, định hình tour, tuyến và sản phẩm chủ đạo, đặc trưng nhằm kết nối hiệu quả điểm đến trong chuỗi liên kết hợp tác phát triển du lịch toàn vùng ĐBSCL.
Phát biểu chào mừng tại hội thảo, ông Nguyễn Thực Hiện - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết, đến nay Cần Thơ đã ký kết, hợp tác về du lịch với hơn 20 tỉnh, thành phố, trên cả nước như các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Bình Định, Thanh Hóa,… qua đó góp phần hình thành các tuyến du lịch liên vùng; chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch giữa các địa phương gặp gỡ, ký kết hợp tác phát triển tour tuyến du lịch và xây dựng các gói sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn khách du lịch đến TP. Cần Thơ và ngược lại.
Bên cạnh đó, TP. Cần Thơ đã và đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của thành phố; phát huy vai trò là trung tâm vùng của vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 29/12/2021 Thành ủy Cần Thơ về phát triển du lịch trong tình hình mới. Với mục tiêu năm 2025, ngành du lịch TP. Cần Thơ cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, sức cạnh trạnh cao; điểm đến hấp dẫn trong khu vực và cả nước.
Hiện thành phố đang phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao theo định hướng của thị trường, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng; xây dựng, triển khai các mô hình thí điểm về phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp nông thôn… từng bước định vị thương hiệu du lịch đặc trưng của thành phố. Tuy nhiên, ngành du lịch TP. Cần Thơ nói riêng và toàn vùng nói chung đang gặp những khó khăn, đó là sản phẩm và cách làm du lịch khá giống nhau, chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh về đặc thù của từng địa phương…
TS Trần Hữu Hiệp - Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cho biết, năm 2023, du lịch của vùng này có sự phục hồi và phát triển mạnh khi thu hút gần 45 triệu lượt khách, tăng 20,5%, doanh thu đạt hơn 45.700 tỉ đồng, tăng hơn 42,5% so năm 2022. Đến nay, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL đã công nhận 53 điểm du lịch tiêu biểu, góp phần tạo động lực phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, tiềm năng du lịch vùng chưa được đầu tư đúng mức cũng như khai thác có hiệu quả nhất.
TS Trần Hữu Hiệp đề xuất, thời gian tới Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, cùng UBND các tỉnh, thành ở đồng bằng sông Cửu Long và các ngành liên quan cần hỗ trợ xây dựng tour, tuyến, điểm du lịch tiêu biểu và sản phẩm du lịch đặc thù cấp vùng. Xây dựng chính sách điều phối liên kết vùng phát triển du lịch; nghiên cứu thành lập Ban điều phối phát triển du lịch của vùng; xây dựng kế hoạch hành động với lộ trình và bước đi, đặc biệt là những vấn đề cần ưu tiên thực hiện đến năm 2030. Hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở gắn bó lợi ích thiết thực của các chủ thể liên quan (tổ chức, doanh nghiệp, người dân…) với lợi ích chung của ngành. Việc liên kết không gian du lịch và tích hợp sản phẩm du lịch đặc thù vùng, cùng với phát triển hạ tầng, nhân lực du lịch… sẽ là các trụ cột của ngành “công nghiệp không khói” giúp du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
Bà Lê Đình Minh Thy - Giám đốc Vietravel chi nhánh Cần Thơ đề xuất, xây dựng khu trung tâm văn hóa ẩm thực bởi hầu hết khách du lịch khi đến miền Tây thì việc tìm hiểu ẩm thực là nhu cầu không thể bỏ qua. Ở miền Tây, ẩm thực chính là sự kết tinh văn hóa của cả một vùng miền, nên khách du lịch không những muốn thưởng thức mà còn muốn học, muốn nghiên cứu, tìm hiểu. Việc hình thành một trung tâm văn hóa ẩm thực miền Tây không chỉ góp phần làm mới thêm sản phẩm du lịch cho cả vùng, mà còn là giới thiệu được nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng, từ các món ăn mặn như, lẩu mắm, lẩu chua, cá kho, gỏi các loại bông… đến các món bánh dân gian như bánh bò, bánh đúc, chuối… Những món ẩm thực này là sự giao thoa văn hóa giữa vùng miền, giữa các nước lân cận, sẽ là những trải nghiệm thu hút khách du lịch.
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Bà Cao Thị Ngọc Lan - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam đề nghị, để nhanh chóng phục hồi và phát triển du lịch bền vững, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở Quản lý du lịch trong việc đề xuất, tư vấn các cơ thế chính sách về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tái cấu trúc lại doanh nghiệp ,mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm du lịch . Nhà nước cần tập trung hỗ trung cho công tác nghiên cứu, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu và xu hướng mới sau đại dịch, như du lịch Mice, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - lịch sử và đặc biệt là du lịch xanh mà Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực giàu tiềm năng.
Hiệp hội du lịch ĐBSCL cần phối hợp với các Sở Quản lý Du lịch trong công tác phổ biến, hỗ trợ triển khai các chính sách mới về du lịch vừa được ban hành, để giúp các doanh nghiệp khai thác nhanh và hiệu quả các chính sách đó.Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú, nhưng để tạo sự hấp dẫn cao cần tập trung nghiên cứu, xây dựng cho được các sản phẩm đặc thù mỗi vùng, mỗi tỉnh; Khai thác giá trị các di sản văn hóa để tạo ra sự khác biệt. Phải coi đây là công tác trọng điểm của Du lịch các tỉnh trong khu vực.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa rất cao. Việc liên kết giữa các địa phương trong ĐBSCL nhằm phát huy những thế mạnh riêng có của mỗi địa phương để xây dựng và phát triển những sản phẩm du lịch đặc trưng của cả vùng tránh được sự trùng lặp, dễ gây nhàm chán cho du khách khi đến với du lịch ĐBSCL. Nâng cao tính cạnh tranh, đưa Đồng bằng sông Cửu Long sớm trở thành khu du lịch sinh thái độc đáo của Việt Nam và khu vực.
Dịp này, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL đã công bố quyết định và trao bảng công nhận điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL năm 2024 cho Cảng Du thuyền Mỹ Tho; Điểm du lịch sinh thái dựa vào Cộng đồng Cồn Hô; Bảo tàng văn hóa Dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh (Công nhận mới) và Điểm du lịch Đồi Tức Dụp (Tái công nhận).
Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.
Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du
Dẫu biết “Một lần là tởn tới già/Ðừng đi nước mặn mà hà ăn chân”, nhưng những người làm nghề ủi hà, thôn ở hai xã Nam Du và xã An Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) không thể không đi, vì đây là nghề mưu sinh giúp họ có thu nhập hằng ngày để lo cho gia đình.
Mỹ Khánh Royal: Trải nghiệm du thuyền khám phá Cần Thơ về đêm
(NSMT) - Tổ chức tiệc tùng, liên hoan, cưới hỏi hay đơn giản chỉ là những buổi tiệc riêng tư ấm cúng bên gia đình và bạn bè, tất cả đều có thể trở nên đặc biệt hơn khi được thực hiện trên một chiếc du thuyền, đưa bạn dạo một vòng quanh Cần Thơ lung linh về đêm. Trong không gian thư thái ấy, bạn không chỉ thưởng thức những món đặc sản miền Tây thơm ngon mà còn được tận hưởng cảnh sắc sông nước bình yên, mang đến một trải nghiệm tuyệt vời không thể bỏ qua khi du lịch vùng đất Tây Đô cùng du thuyền Mỹ Khánh Royal.
Đa dạng sản phẩm du lịch khai thác văn hóa bản địa
Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm khác biệt thu hút du khách. Tại Cần Thơ, nhiều điểm đến, doanh nghiệp du lịch đã sớm tiếp cận xu hướng này và ngày càng có nhiều đơn vị khai thác đa dạng sản phẩm du lịch từ văn hóa.
Cà Mau nỗ lực xây dựng sản phẩm OCOP du lịch
(NSMT) - Thời gian qua, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau thực hiện kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, về việc thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025.
Phú Quốc vào top những hòn đảo tuyệt vời nhất thế giới năm 2024
(NSMT) - Tạp chí du lịch Condé Nast Traveler công bố TP Phú Quốc vào top những hòn đảo tuyệt vời nhất thế giới năm 2024, hạng mục do độc giả bình chọn. Đây là năm thứ ba liên tiếp thành phố được bình chọn vào top này.
Về Cà Mau
(NSMT) - Mũi Cà Mau tọa lạc tại nơi cực Nam của Tổ quốc là nơi đặt cột mốc tọa độ quốc gia. Nơi đây là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.