Điều gì xảy ra khi trẻ bị so sánh với “con nhà người ta”?
(NSMT) - Nhiều bậc cha mẹ thường không nhìn nhận được điểm đặc biệt của con cái. Do đó, họ thường cho rằng "con nhà người ta" là một hình mẫu hoàn toàn lý tưởng, mặc định con mình phải chạy theo những khuôn mẫu ấy.
Chị Hà, mẹ của Lan luôn so sánh Lan với bạn Phương cùng lớp. Phương không chỉ có học lực xuất sắc mà còn ngoan ngoãn, chăm chỉ. Trong khi đó, Lan học lực kém lại lười biếng. Điều này khiến chị Lan luôn buồn phiền và lấy Phương so sánh với Lan.
Vì quá áp lực, một hôm Lan cãi lại mẹ mình:"Mẹ đừng so sánh con với bạn ấy được không? Mẹ đã bao giờ hiểu con? Con là gì của mẹ?”.
Thật ra, chị Hà là chân dung rất chân thực của rất nhiều bà mẹ ngoài đời, họ thường hạ thấp con mình bằng cách khen ngợi con của người khác, điều này khiến con cái tổn thương.
Muốn tạo động lực cho con theo cách so sánh
“Mong con thành rồng, con gái thành phượng” là mong ước của rất nhiều bậc cha mẹ. Trong mắt các bậc phụ huynh, con cái họ nên ngoan nhất, giỏi giang nhất, họ không thể chấp nhận việc con mình thực sự tầm thường.
Cha mẹ luôn mong con chăm chỉ và tiến bộ hơn nhưng lại không biết động viên con thế nào nên chỉ có thể lấy “con nhà người ta” so sánh để con có thể nhận ra những thiếu sót của chính mình.
Điều gì xảy ra với trẻ nếu liên tục bị so sánh với “con nhà người ta”?
Trẻ mất tự tin, nghĩ rằng mình kém cỏi
Bất kể một đứa trẻ làm gì, cha mẹ nói: "Con không thể", và khi đứa trẻ cố gắng chạy về phía trước, cha mẹ nói: "Dù con có chạy bao nhiêu, con vẫn kém hơn những người khác!”. Theo thời gian, đứa trẻ trở nên không muốn cố gắng, không sẵn sàng làm việc chăm chỉ, chứ đừng nói đến việc đưa ra bất kỳ quyết định nào, bởi vì đánh giá mà chúng nhận được lâu nay là “con không thể ”.
Khi cha mẹ phớt lờ những đặc điểm tính cách của con cái, không để ý đến sự cố gắng của con, chỉ mù quáng so sánh con với đứa trẻ khác thì tiềm năng của trẻ sẽ không được phát triển, trẻ sẽ nghĩ rằng mình thua kém người khác, mất tự tin, trở thành một kẻ tầm thường.
Trẻ có cảm giác không an toàn
Đối với trẻ em, so với đồ chơi, điểm số, chúng háo hức hơn với tình yêu thương, sự đồng hành và khẳng định của cha mẹ. Cha mẹ không chỉ là nguồn cung cấp vật chất của con cái, mà còn là nguồn cảm giác an toàn.
Khi cha mẹ có thói quen so sánh, trẻ sẽ không chỉ nghi ngờ năng lực bản thân mà còn nghi ngờ mối quan hệ cha mẹ - con cái, có cảm giác không được cha mẹ chấp nhận dẫn đến trẻ bị thu mình và tự kỷ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ trong tương lai.
Cha mẹ nên tập trung giao tiếp với trẻ nhiều hơn
Khi giao tiếp với con cái, một số cha mẹ thường không để ý tới suy nghĩ của con mình, họ thường hay nói những câu kiểu như “con còn nhỏ, biết gì mà nói”.
Chính những câu nói như vậy khiến cho trẻ ngày càng không muốn nói chuyện với cha mẹ mình. Nếu cha mẹ không để trẻ thể hiện được suy nghĩ, ý kiến của mình, chúng sẽ dần thu mình, ít nói, không chủ động giao tiếp với người khác và có xu hướng trở thành người hướng nội. Vì vậy, cha mẹ đừng đánh giá thấp ý kiến của con mình.
Quá trình dạy dỗ con cái không hề đơn giản, nếu giáo dục bằng những ngôn từ tiêu cực, lòng tự trọng của một đứa trẻ sẽ bị tổn thương nặng nề.
Khi lòng nhiệt thành của trẻ trong vấn đề nào đó chẳng hạn như việc học bị suy giảm, chúng sẽ dần mất hứng thú và động lực học, lúc đó không những điểm số tụt dốc mà tâm lý của trẻ cũng xuất hiện vấn đề.
Nếu muốn con cái tự giác học hành, thái độ sống tích cực, mấu chốt vấn đề chính là cha mẹ cần tin tưởng vào con mình. Hãy khen đứa trẻ mỗi ngày, so sánh con với chính chúng của ngày hôm qua, xem con có tiến bộ hơn mỗi ngày không?
Đừng bao giờ đem con người khác ra làm "gương" soi, phản chiếu cái mà con mình không có. Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh, yếu khác nhau. Quan trọng nhất là bạn cần giúp con phát huy được khả năng của mình, hạn chế được nhược điểm.
Trẻ con như tờ giấy trắng, tô vẽ thế nào, mảng đen, mảng tối, hay mảng sáng, tươi vui, vui vẻ hay buồn chán... phần lớn đều là do người lớn. Hãy tô vẽ những nét màu tươi sáng, vui vẻ, động viên, khích lệ... để trẻ được sống trọn với tuổi thơ của mình.
Uốn nắn con từ lời ăn, tiếng nói
Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên nói tục, chửi thề, sử dụng tiếng lóng thiếu lành mạnh trong giao tiếp diễn ra khá phổ biến, gây không ít hệ lụy. Phụ huynh cần quan tâm uốn nắn, giáo dục con sửa đổi kịp thời những hành vi xấu…
Cùng con vui đọc sách
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhất là mạng internet, khiến cho mạng xã hội, trò chơi điện tử, phim ảnh... ngày càng phổ biến, trở thành những thú vui giải trí đầy hấp dẫn, lấn dần văn hóa đọc ở người trẻ. Ðiều này khiến không ít bậc phụ huyh lo ngại nhưng cũng có nhiều phụ huynh làm gương, kiên trì định hướng để xây dựng thói quen đọc sách cho con.
Bí quyết "5 chữ" dạy 3 con gái thành CEO và giáo sư đại học nổi tiếng thế giới
Gia đình giáo sư Stanley Wojcicki nổi tiếng khi có 3 cô con gái là CEO, giáo sư tài năng, nổi tiếng. Điều này xuất phát từ phương pháp dạy con đặc biệt gồm 5 chữ của ông và vợ.
4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
Cha mẹ có nhiều điều để nói nhưng có 4 điều về già tuyệt đối không nói với con trong đó quan trọng nhất là chuyện phân chia tài sản khi nói ra dễ sinh vấn đề.
Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai
Một trong những cách hiệu quả để phát triển kỹ năng sống và tạo dựng nhân cách cho trẻ chính là khuyến khích các bé làm những việc nhỏ, ví dụ như một số việc nhà đơn giản.
Nêu gương sáng cho con
Những năm đầu đời, trẻ có khả năng học hỏi rất nhanh. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với ba mẹ và có khả năng bắt chước những biểu hiện, lời nói, cử chỉ, thậm chí là cảm xúc tích cực và tiêu cực từ ba mẹ. Do vậy, tính cách của con trẻ phần lớn phụ thuộc vào sự dạy bảo, rèn giũa của cha mẹ. Có rất nhiều phương pháp giáo dục trẻ nhỏ và một trong những phương pháp tốt là sự gương mẫu của đấng sinh thành.
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Những thói quen xấu của trẻ nếu không được chỉnh sửa, uốn nắn ngay từ khi còn nhỏ có thể hủy hoại tương lai của trẻ, cản trở khả năng giao tiếp và các mối quan hệ xã hội.