Văn hóa

Đón Xuân an lành

Chủ nhật, 23/01/2022, 10:07 AM

Tùy hoàn cảnh sống, công việc, nhiều cặp vợ chồng cân nhắc để đón Tết sao cho thuận lợi, tiết kiệm, nhất là trong tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Nhiều cặp đôi bàn bạc kỹ lưỡng chuyện du xuân, thậm chí thay đổi kế hoạch thường niên để phù hợp tình hình hiện nay, với tinh thần an toàn là trên hết…

Tết nội, Tết ngoại

Nhiều cặp đôi chọn về quê đón Tết, sum họp bên gia đình nội ngoại. Trong ảnh: Gia đình dựng nêu ăn Tết. Ảnh: ĐĂNG HUỲNH

Nhiều cặp đôi chọn về quê đón Tết, sum họp bên gia đình nội ngoại. Trong ảnh: Gia đình dựng nêu ăn Tết. Ảnh: ĐĂNG HUỲNH

Chị Nguyễn Thị Huệ ở xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ, chia sẻ, quê chị ở Trà Vinh, sau khi lập gia đình, chị về Cờ Đỏ làm dâu, sinh sống và làm việc. Cả hai vợ chồng chị đều là công chức nhà nước, có 2 con nhỏ. Ngày thường, do bận công việc và chăm sóc các con nên chị Huệ hầu như không có dịp về thăm nhà ngoại. Tết Nguyên đán năm nay, vợ chồng chị bàn bạc kỹ, sẽ về quê ngoại ăn Tết. Chị Huệ kể: “Tôi đã sắm sửa trong nhà và chuẩn bị quà mừng tuổi cho cha mẹ chồng, các cháu bên nhà nội chu toàn. Riêng tôi đang được cơ quan cử đi học, nhà trường dạy trực tuyến nên tôi cùng hai con về Trà Vinh trước. Do lâu lâu mới về ngoại nên tôi và các con rất háo hức”.

Chị Ngọc Hạnh ở quận Cái Răng nhưng lập gia đình và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Mọi năm, sau khi cúng giao thừa xong, đến mùng hai, vợ chồng chị sẽ khởi hành về đón Tết ở Cần Thơ. Tuy vậy, hơn năm qua, do dịch bệnh, chị chưa có dịp đưa các con về thăm nhà, nên Tết năm nay, vợ chồng chị quyết định đưa 2 con về Cần Thơ ăn Tết sớm. Chị Hạnh lên kế hoạch, những ngày đón Tết, mẹ con chị sẽ tự nấu các món, hạn chế ra ngoài ăn hàng quán để đảm bảo phòng, chống dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ sức khỏe cho cả gia đình.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Loan, quê xứ dừa về làm dâu ở xã Trung An, huyện Cờ Đỏ hơn 10 năm qua. Chị làm việc trong cơ quan nhà nước. Suốt năm qua, chị Loan khá vất vả tham gia công tác phòng, chống dịch cùng địa phương. Tết này, chị sắp xếp để đưa các con về thăm ông bà ngoại. Chị Loan bộc bạch: “Vợ chồng tôi cân nhắc rất nhiều khi quyết định đưa cả nhà về quê ngoại đón Tết bởi tôi vẫn lo lắng về tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, ông bà lâu ngày chưa gặp mặt các cháu nên rất nhớ. Thấu hiểu điều đó, vợ chồng cố gắng thu xếp đưa các cháu về quê vui xuân. Vợ chồng nhắc nhở nhau sẽ quây quần ở nhà ngoại mấy ngày Tết, tuân thủ 5K, hạn chế việc đi lại, tiệc tùng chúc tụng họ hàng như mọi năm”.

Du xuân an toàn

Cưới nhau rồi lập nghiệp ở xa, vợ chồng chị Hồng Loan ở quận Ninh Kiều, bàn bạc và sắp xếp kế hoạch ăn Tết năm nay khác hẳn mọi năm. Chồng chị Loan quê ở Sóc Trăng, còn chị quê ở Vĩnh Long. Năm nay, anh chị quyết định chỉ về thăm ngoại ngày mùng Một, rồi quay về Cần Thơ trong ngày. Chị Hồng Loan tâm sự: “Ba mẹ chồng đều đã mất nên chúng tôi thường kết hợp về quê chồng dịp thanh minh tảo mộ bởi khi đó anh em, họ hàng tề tựu đầy đủ theo truyền thống gia đình. Riêng nhà ngoại thì năm nay vợ chồng tôi chỉ về trong ngày, chứ không ở lại lâu như mọi năm. Khi tình hình dịch bệnh ổn, cả nhà sẽ về thăm cha mẹ thường hơn và ở chơi lâu hơn”.

Chị Kim Ngân, quê ở Phong Điền, có chồng quê gốc miền Trung. Sau khi kết hôn, anh chị sinh sống và làm việc tại quận Thốt Nốt. Chị Kim Ngân chia sẻ kế hoạch đón Tết: “Từ giữa tháng Chạp tôi đã sắm sửa trà bánh để gởi biếu bên chồng. Tôi cũng gọi điện thoại, ân cần thăm hỏi sức khỏe ba mẹ chồng và hẹn năm sau sẽ về quê đón Tết cùng đại gia đình. Năm nay, cả nhà chúng tôi sẽ đưa nhau về Phong Điền chúc Tết nhà ngoại. Trong thời gian này, vợ chồng tôi tranh thủ đưa các con đi tham quan các điểm du lịch của Phong Điền để các con có "không khí"  ngày Xuân”.

Cả hai vợ chồng anh Quốc Huy quê ở miền Bắc. Anh chị hiện đang làm việc tại TP Cần Thơ. Hai năm qua, anh chị không về quê ăn Tết do điều kiện kinh tế, thêm bận bịu con nhỏ. Tuy vậy, anh chị luôn sắp xếp để gia đình có hương Xuân. Vợ chồng anh bài trí mâm ngũ quả, chuẩn bị thực phẩm nấu mâm cỗ cúng ông bà, hướng về quê hương từ xa. Mọi năm, anh chị cũng ghé thăm, chúc Tết bạn bè đồng nghiệp nhưng năm nay, vợ chồng quyết định chỉ đưa các con tham quan một vài cảnh đẹp tại Cần Thơ chứ không đến nhà ai “làm khách” khi tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp. 

Theo chia sẻ của nhiều gia đình, dù về quê ăn Tết hay đón Tết "tại chỗ" thì đều có phong vị, niềm vui riêng. Quan trọng là mọi người giữ sức khỏe, an toàn, chuẩn bị tâm thế vui tươi, chào đón một năm mới với niềm tin tưởng tốt đẹp vào tương lai.

Theo Đồng Tâm

Link gốc tại Báo Cần Thơ online

Bí quyết sống chung với mẹ chồng

Bí quyết sống chung với mẹ chồng

Anushree Bose là nhà tâm lý học và cũng là một nàng dâu người Ấn Độ đã chia sẻ những bí quyết để sống chung với mẹ chồng từ góc độ chuyên gia và từ trải nghiệm cá nhân của mình.

Mẹ trầm cảm ném con mới sinh: Đáng thương hơn đáng trách

Mẹ trầm cảm ném con mới sinh: Đáng thương hơn đáng trách

Từ khi mang thai, chị H. mong chờ từng ngày, từng phút để có thể nhìn mặt con nhưng khi con vừa chào đời chưa được 1 tháng, chị đã ném con xuống đất khiến cả gia đình bàng hoàng.

Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?

Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu tồn tại bất chấp thời đại?

Tiến sĩ Madeleine A. Fugère - GS Tâm lý học xã hội tại Đại học Bang Eastern Connecticut (Mỹ) đã chia sẻ những lý do bất ngờ đằng sau mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu.

Từ bị dẫn dắt thành... đu

Từ bị dẫn dắt thành... đu "trend": Trẻ em đang bị dụ dỗ

Hiện nay có không ít trào lưu tưởng vô hại nhưng dễ ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, lối sống và văn hóa ứng xử của con trẻ.

Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.

Tỉnh thành nào ở Việt Nam kết hôn muộn nhất và ly hôn nhiều nhất?

Tỉnh thành nào ở Việt Nam kết hôn muộn nhất và ly hôn nhiều nhất?

Độ tuổi kết hôn trung bình tại Việt Nam là 27,3 tuổi, trong đó nam là 29,4 tuổi và nữ là 25,2 tuổi. Tỉnh có độ tuổi kết hôn muộn nhất chênh lệch gần 3 tuổi so với trung bình.

Gia đình bất hòa vì dừng… học thêm

Gia đình bất hòa vì dừng… học thêm

Từ ngày bọn trẻ không đi học thêm buổi tối, không phải đưa đón con, anh lại tụ tập bạn bè nhậu nhẹt đến tận khuya mới về. Chị ở nhà vừa làm mẹ, vừa làm cô giáo. Không khí gia đình không còn êm đềm như trước.