Động lực làm giàu từ bò sữa
Những năm gần đây, nhờ nghề chăn nuôi bò sữa nhiều hộ đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng đã vượt qua đói nghèo để có động lực làm giàu.
Thị trường tiêu thụ sữa tươi rộng mở chính là động lực để phát triển chăn nuôi bò sữa trong những năm tới ở Sóc Trăng. Ảnh: TL.
Nghề chăn nuôi bò được xem là nghề truyền thống gắn với vùng đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh Sóc Trăng. Những năm gần đây, nghề chăn nuôi bò đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân đồng bào dân tộc Khmer góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh.
Tỉnh Sóc Trăng có nhiều lợi thế phát triển nuôi bò, trong đó có tổng diện tích trồng cỏ khoảng 2.500ha, trung bình đạt trên 400m2/con bò, đã đáp ứng được 50% nhu cầu thức ăn cho tổng số đàn bò trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, người dân còn tận dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm lên tới 2,2 triệu tấn/năm, thân bắp, đọt mía, hèm rượu, hèm bia, rỉ mật đường để làm thức ăn cho bò. Ngoài ra, địa phương còn hỗ trợ hạt giống cỏ sả Hamil để trồng 140ha trên đất trồng cây kém hiệu quả.
Anh Trương Tấn Hữu, ấp Đai Úi, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng), cho biết: Gia đình có 8 con bò (3 con bò sữa), mỗi con lấy được 15 lít sữa/ngày, với giá bán hiện tại từ 12.000 đến 13.000 đồng/lít tính ra cũng thu nhập trên 500.000 đồng/ngày (thời gian lấy sữa bò từ 7 đến 10 tháng). Gia đình anh Hữu là hộ dân tộc Khmer của địa phương nên được Dự án phát triển chăn nuôi bò tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ kinh phí phát triển nghề chăn nuôi bò.
Anh Trần Hoàng Hải, ấp Bắc Dần, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, là một trong những nông dân đi tiên phong trong phong trào chăn nuôi bò tại địa phương cho biết: Tôi được tham gia nhiều lớp tập huấn và học tập kinh nghiệm từ mô hình chăn nuôi bò. Nghề chăn nuôi bò được nông dân đồng tình phát triển vì phù hợp với điều kiện tự nhiên, cải thiện được thu nhập trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Theo ông Võ Minh Quân, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Mỹ Tú: Qua thực tế cho thấy, chăn nuôi bò sữa là mô hình cần được nhân rộng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, một số hộ chăn nuôi bò thường gặp khó khăn trong khâu chăm sóc nuôi dưỡng đối với bò sinh sản, bò mang thai.
Cụ thể như bò phối nhiều lần không đậu thai, sảy thai. Bò thiếu dinh dưỡng khi mang thai, đẻ khó, khoảng cách giữa hai lần đẻ kéo dài làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuất. Nhằm khắc phục những khó khăn hạn chế trên, Phòng NN-PTNT huyện đã mở nhiều lớp tập huấn về “Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng bò cái mang thai”.
Tỉnh Sóc Trăng có nhiều lợi thế phát triển nuôi bò sữa, bò thịt. Ảnh: ĐC.
Anh Võ Hoàng Kha, chuyên viên BQL Dự án phát triển Chăn nuôi bò tỉnh Sóc Trăng cho hay: Hiện tổng đàn bò sữa tỉnh Sóc Trăng là 8.700 con, so với mục tiêu đến năm 2021 là 10.000 con. Hiện nay, số lượng bò bình quân 4 - 5 con/hộ, mục tiêu là 5-6 con/hộ, với sản lượng sữa tươi 23 tấn/ngày tương đương gần 8.400 tấn/năm.
Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, nhấn mạnh: Đến thời điểm hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa tươi ở Sóc Trăng khá rộng, được các doanh nghiệp thu mua, chế biến cung cấp cho toàn quốc. Đây chính là động lực để phát triển chăn nuôi bò sữa trong những năm tới.
Mặc khác, bò sữa được tỉnh Sóc Trăng quan tâm, có 5 huyện, thành phố đều phát triển được nghề này. Bênh cạnh đó, tỉnh có 6 điểm thu mua sữa bò của Hợp tác xã Nông nghiệp Evergrowth cùng 5 điểm thu mua bò sữa khác trên địa bàn. Ngoài ra Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) có 1 điểm thu mua đặt tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên.
TRỌNG LINH - ĐÀO CHÁNH (Theo Báo Nông Nghiệp)
Link nguồn: https://nongnghiep.vn/dong-luc-lam-giau-tu-bo-sua-d294794.html
Bảo tàng TP. Cần Thơ tổ chức họp mặt kỷ niệm Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam
(NSMT) - Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), ngày 19/11, Bảo tàng TP. Cần Thơ tổ chức chương trình họp mặt và tiếp nhận hiện vật do các cá nhân hiến tặng. Sự kiện diễn ra nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hoá dân tộc, góp phần giữ gìn và lan tỏa tinh thần yêu nước trong các thế hệ.
Hai cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
(NSMT) - Trung ương Đoàn vừa công bố danh sách 100 giáo viên, giảng viên có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác Đoàn nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương năm 2024. Trong số này có cô Quách Thị Hồng Nhiệm, giáo viên trường Mầm non xã Trung Bình (huyện Trần Đề) và cô Thạch Thị Bảo Ngọc, Bí thư đoàn trường THPT Phú Tâm (huyện Châu Thành).
Cà Mau: Một số điểm trường bị ngập do triều cường dâng cao
(NSMT) - Ngày 19/11, một số huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau triều cường dâng cao khiến các điểm trường bị ngập sâu, ảnh hưởng đến việc đi lại, dạy và học tập của giáo viên, học sinh.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau gửi thư chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
(NSMT) - Ngày 19/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Thành Ngại gửi thư chúc mừng gửi đến quý thầy giáo, cô giáo, công chức, viên chức, người lao động ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh, nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Cần Thơ: Phường Thới Bình mới vừa sáp nhập chính thức đi vào hoạt động
(NSMT) - Ngày 19/11, UBND quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1192/NQ-UBTVQH15 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP. Cần Thơ giai đoạn 2023 - 2025.
Lãnh đạo TP Cần Thơ chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Lãnh đạo TP Cần Thơ đã gửi thư chúc mừng đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, công chức, viên chức và nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ. Tạp chí Gia đình Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn thư trên:
Phát huy hiệu quả vai trò đoàn viên thanh niên trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông
(NSMT) - Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Cần Thơ triển khai nhiều hoạt động thiết thực gắn với nhiệm vụ chuyên môn. Nổi bật là phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học sinh, sinh viên, cộng đồng dân cư.