Du lịch miền Tây sẽ có làng bè sắc màu trên ngã ba sông
Du lịch miền Tây chuẩn bị xuất hiện làng bè sắc màu trên ngã ba sông, với hàng trăm chiếc bè được bao phủ bởi các khối màu, nhằm tạo điểm đến mới lạ, thu hút du khách.
Dự án làng bè sắc màu được thực hiện trên ngã ba sông Châu Đốc, thuộc địa bàn thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang. 165 chiếc bè ở khu vực này sẽ được sơn thành 6 khối màu: đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím. Chủ đầu tư dự án là Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh An Giang.

Làng bè Châu Đốc hiện nay.
Hồi cuối quý I-2023, UBND tỉnh An Giang đã có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc. Trong tháng 4 và 5 vừa qua, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh đã làm việc với UBND TP Châu Đốc và huyện An Phú để khảo sát thực tế, đánh giá hiện trạng dự án, lắng nghe ý kiến của người dân và doanh nghiệp du lịch, kêu gọi đầu tư kinh doanh dịch vụ trên làng bè… Qua các buổi làm việc, đa phần các hộ dân và doanh nghiệp đồng thuận cao về dự án này.
Làng nuôi cá trên bè là nét đặc trưng ở ngã ba sông Châu Đốc từ hàng chục năm qua. Các nhà bè nuôi cá kéo dài khoảng 5km trên sông nước, tạo thành một làng nổi đầy khác lạ, do đó thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách khi đến với An Giang. Trên mỗi bè, các chủ bè vừa nuôi cá, vừa bố trí sinh hoạt như một ngôi nhà bình thường trên đất liền. Tuy nhiên trên thực tế, trong thời gian qua, tiềm năng du lịch của làng bè chưa được khai thác hiệu quả.
Sau khi dự án hoàn thành, làng bè sẽ trở thành một cảnh quan đặc sắc và có lẽ là duy nhất của ĐBSCL. Đến đây, du khách có cơ hội tham quan một làng nổi đầy màu sắc, tìm hiểu đời sống của người nuôi cá, trải nghiệm cho cá ăn, tham gia sinh hoạt trên bè… Ngoài ra, các chủ bè còn buôn bán đặc sản, quà lưu niệm, sản phẩm OCOP của tỉnh An Giang.
Không chỉ thế, ven hai bờ sông là làng Chăm Châu Phong và làng Chăm Đa Phước, nơi cộng đồng Chăm Islam (Hồi giáo) định cư lâu đời và đóng góp nhiều giá trị văn hóa độc đáo cho địa phương. Bởi thế, các doanh nghiệp du lịch có thể khai thác kết hợp cung đường trên tham quan làng bè sông nước và tham quan các làng Chăm, thánh đường Islam, cơ sở dệt thổ cẩm, hàng quán ẩm thực Chăm…
Ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang, thông tin: “Hiện nay, chúng tôi đang họp dân để thống nhất màu sắc, làm việc với địa phương rồi sau đó thông báo đấu thầu. Nếu không có gì trở ngại, dự kiến tháng 7 năm nay sẽ bắt đầu triển khai dự án. Ở giai đoạn đầu, đơn vị sẽ vận động người dân làng bè phối hợp làm du lịch phục vụ du khách. Có thể bè cá này bán cà phê hoặc bè cá kia bán thức ăn sáng cho du khách.”
Châu Đốc trước nay được xem là “thành phố du lịch” của Tây Nam Bộ, mỗi năm đón khoảng 5 triệu lượt khách, với tâm điểm là miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. Tuy nhiên, không chỉ có du lịch tâm linh, Châu Đốc còn nhiều tài nguyên hấp dẫn khác. Làng bè sắc màu sau khi chỉnh trang và đi vào hoạt động sẽ mang đến một hình ảnh mới về Châu Đốc, đô thị biên giới yên bình trên sông nước.
Theo thông tin từ Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang, dự án làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc dự kiến thực hiện từ năm 2021, tuy nhiên do hai năm dịch bệnh 2021-2022, đến năm 2023 dự án mới tái khởi động.
Theo Yên Lương/ Báo Cần Thơ
Đi tìm tô phở chuẩn Bắc giữa Sài Gòn
Cách đây vài hôm, tôi có chuyến công tác từ miền Tây lên TP.HCM. Khi nghe bảo “tôi thèm tô phở chuẩn vị Bắc”, chị Hương Giang, một đồng nghiệp cũ đã “nhanh như cắt” đưa tôi đến một quán phở có tên là Phát Tài (quán tọa lạc tại số 34 - 36 đường Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM).
Hành trình đi vào danh sách 100 món ăn ngon thế giới của bánh mỳ Việt
Từ một món ăn được du nhập từ phương Tây, bánh mỳ đã từng bước hòa nhập vào văn hóa ẩm thực của người Sài Gòn để trở thành một trong những món ăn phổ biến và thông dụng nhất trên mảnh đất này. Càng đặc biệt hơn khi nó được chuyên trang ẩm thực Taste Atlas nổi tiếng thế giới đánh giá cao nhất với 4,6/5 sao trong 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world).
Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?
Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen được xem là điểm hội tụ linh khí đất trời, thế nên hàng năm, từ tháng Giêng cho đến tháng 3, rất nhiều du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đổ về đây tham quan, dâng lễ.
Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban
Tháng 3 là thời điểm hoa ban - biểu tượng cho vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng bắc đầu nở rộ.
Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng
Từ một chi tiết rất nhỏ liên quan đến tuổi thơ của cô con gái, ông Ngô Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Công ty Cổ phần vườn thú Mỹ Quỳnh (Mỹ Quỳnh Safari) đã biến vùng đầm lầy đầy phèn chua ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thành một 'thế giới hoang dã' giữa đồng bằng.
Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.
Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình
(NSMT) - Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025 là dịp đặc biệt để tôn vinh và giới thiệu giá trị của muối trong các lĩnh vực như du lịch, y tế và ẩm thực. Sự kiện này không chỉ khẳng định vai trò thiết yếu của muối mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình.