Phong cách sống

Đưa em đi tìm chữ

Thứ sáu, 14/10/2022, 09:28 AM

(NSMT) - Đó là công việc hàng ngày của các chiến sĩ dân quân tự vệ tại huyện đầu nguồn An Phú (tỉnh An Giang) trong mùa lũ. Đến hẹn lại lên, lũ về mang theo bao sản vật, nhưng cũng mang theo bao sầu lo, nhất là đường đến trường. Nhờ các chuyến đưa rước này, phụ huynh bớt trăn trở hơn, học sinh được an toàn hơn, lũ cũng bớt đáng sợ hơn.

Khoảng 5 giờ 30 phút, các chiến sĩ dân quân tự vệ thuộc Ban Chỉ huy Quân sự xã Vĩnh Hội Đông đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày học mới. Không phải ngày học của các anh, mà là của hơn 20 học sinh của xã nằm trong vùng nước ngập.

timchu2

Anh Trần Văn Hiền vừa xong ca trực chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19, lại tranh thủ thực hiện nhiệm vụ đưa rước học sinh ấp Vĩnh An đến Trường Tiểu học B Vĩnh Hội Đông. Gạt bỏ đi mệt nhọc, anh nhận được niềm vui riêng mình: “Các em có người đưa rước đi học thì phụ huynh đỡ bận tâm, tôi cũng thấy vui vui” – anh chia sẻ.

timchu3

Chị Nguyễn Thị Chi có 2 đứa con đều tự đến trường khi đường liên ấp chưa bị nước lũ cắt đứt “Cả tuần nay, đứa con lớn học lớp 12 của tôi phải quá giang ghe xuồng của người quen để lên thị trấn An Phú học. Lo nhất là đứa con út Nguyễn Thị Kim Hương, mới học lớp 5. Trường cách nhà khoảng 1km, vợ chồng tôi bận đi làm, không thể phân chia thời gian đưa rước Hương kịp giờ, trong khi bé học 2 buổi/ngày” – chị Chi chia sẻ.

timchu4

Nhờ các chuyến đưa rước của Ban Chỉ huy Quân sự xã, chị yên tâm hơn rất nhiều. Mỗi ngày, bé được đưa đi rước về 4 lần. Chị chỉ tập trung lo cơm nước cho con, đưa con ra vỏ lãi, rồi xốc vác chuyện mưu sinh.

timchu5

24 học sinh của xã được đến trường bằng chuyến “xe buýt” trên sông thế này.

timchu6
timchu7

Tiễn các em ra khỏi nhà, là ánh mắt dõi theo của phụ huynh. Đón các em lên vỏ lãi, là vòng tay ân cần của chiến sĩ áo xanh. Niềm tin được gửi gắm, đón nhận một cách trọn vẹn.

timchu8

Giữa mênh mông nước lũ, là mênh mông tình người. Những chuyến đưa rước thế này được xuất hiện định kỳ, trở nên quen thuộc với cư dân đầu nguồn.

timchu9
timchu10
timchu11
timchu12

Những ánh mắt, nụ cười trong trẻo của học sinh tạo thành điểm nhấn khó quên. Giờ đây, mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui, không chỉ với các em, mà còn với tất cả mọi người !

Theo Gia Khánh / CTTĐT An Giang  
Hoa hậu Ngọc Giàu: Hiến tạng – Hành trình cho đi một cuộc đời khỏe mạnh và giàu ý nghĩa

Hoa hậu Ngọc Giàu: Hiến tạng – Hành trình cho đi một cuộc đời khỏe mạnh và giàu ý nghĩa

Chiều ngày 10/3/2025, ngay sau khi trở về Cần Thơ từ TP.HCM, Hoa hậu, Tiến sĩ Võ Thị Ngọc Giàu đã có buổi trao đổi cùng phóng viên Tạp chí Gia Đình Việt Nam về quyết định hiến mô – tạng của mình. Trước đó, cô đã chính thức hoàn tất thủ tục đăng ký hiến tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 4/3.

Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau

Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.

Xúc động bộ ảnh ngày Tết...

Xúc động bộ ảnh ngày Tết...

(NSMT) - Những ngày Tết Ất Tỵ đã qua nhưng những hình ảnh về một cái tết tròn đầy, đầm ấm vẫn còn đọng lại đâu đó nơi đáy mắt của các ông lão, bà cụ tại Trung tâm nuôi dưỡng người già TP. Cần Thơ, nơi mà Tết đã được ghi lại thông qua những nụ cười, những cái ôm...

Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?

Vì sao người tuổi Tỵ ít hơn những tuổi khác?

Còn nhớ 2 năm trước nhà nhà thi nhau săn mèo vàng, rồng vàng nhưng năm nay không có định nghĩa săn rắn vàng. Vậy tại sao có ít người tuổi Tỵ hơn những tuổi khác, có phải vì tuổi Rắn ít may mắn?

Bí quyết

Bí quyết "đón cát, tránh hung" cho các gia đình năm Ất Tỵ 2025

Năm Ất Tỵ 2025 được dự báo là một năm có nhiều biến cố khi liên tục có sự thay đổi mạnh mẽ gây không ít khó khăn, thách thức đối với các gia đình trong việc phát triển kinh tế, ổn định định đời sống.

Tháng Giêng không ăn chơi

Tháng Giêng không ăn chơi

Câu ca “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Nhưng đó là quan niệm chỉ phù hợp trong xã hội nông nghiệp ngày xưa với những hội hè đình đám… âm lịch.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".