Phong cách sống

EVNGENCO2 mang nước sạch về với bà con vùng biên giới

Thứ bảy, 21/05/2022, 20:56 PM

(NSMT) - Việc làm ý nghĩa nhất trong chuyến về nguồn của Đoàn Thanh niên Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2), đó là đã lắp đặt một hệ thống lọc nước cho người dân ấp biên giới Trà Phô, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Từ nay, bà con không còn phải dùng nước không đảm bảo các yêu cầu về nước sinh hoạt và tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khoẻ.

Từ trung tâm Thành phố Cần Thơ, những kỹ sư của Đoàn Thanh niên EVNGENCO2 đã di chuyển qua quãng đường dài hơn 170 cây số để đến được ấp Trà Phô, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Nơi đây nằm sát biên giới Tây Nam của nước ta với nước bạn Campuchia. Cũng bởi là ấp biên giới, cách xa trung tâm, thành thị nên Trà Phô có phần vắng vẻ, dân cư thưa thớt. Đời sống của người dân chủ yếu nhờ vào trồng lúa, nuôi tôm. Và nguồn nước chính để canh tác nông nghiệp, cũng như sinh hoạt là ở con sông Giang Thành. Sông bắt nguồn từ Campuchia, đổ vào Việt Nam tại địa phận xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, rồi đi qua ấp Trà Phô, dọc theo hướng Hà Tiên trước khi đổ ra biển lớn.

Đại diện Đoàn cơ sở Tổng công ty Phát điện 2 trao tặng máy lọc nước cho đại diện chính quyền địa phương xã Phú Mỹ.

Đại diện Đoàn cơ sở Tổng công ty Phát điện 2 trao tặng máy lọc nước cho đại diện chính quyền địa phương xã Phú Mỹ.

Do ấp Trà Phô gần cửa biển, nước sông khu vực này thường xuyên bị mặn xâm nhập, những tháng mùa khô nồng độ mặn có thể lên đến 10, 20 phần ngàn. Ngoài nhiễm mặn, đất đai nơi đây còn thuộc vùng trũng, bị nhiễm phèn. Phèn, mặn có đủ nên nguồn nước của sông Giang Thành đoạn qua ấp Trà Phô cũng chỉ có thể dùng trong canh tác nông nghiệp, muốn dùng cho sinh hoạt người dân phải đợi mùa mưa, độ mặn giảm rồi tích trữ nước. Chưa kể, có thời điểm thiếu nước, bà con còn phải đi xuồng, vỏ lãi (phương tiện di chuyển chính của bà con ấp Trà Phô) ra chợ để mua nước về uống và nấu ăn.

Khi biết được nỗi khó khăn của bà con nơi đây, Tổng công ty Phát điện 2 đã đến khảo sát, tiến hành lấy mẫu nước giếng, nước sông về kiểm tra, phân tích. Các kết quả đều cho thấy nguồn nước hiện tại rất bẩn, không đảm bảo yêu cầu về nước sinh hoạt và tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, có thể gây ra bệnh truyền nhiễm như mẫn ngứa, dịch tả,... Từ đó, lực lượng tham gia nhận ra nguồn nước sạch với bà con là vô cùng cần thiết. Nghĩ là làm, chúng tôi bắt tay vào việc nghiên cứu các công nghệ hiện có và chọn lắp đặt hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt bằng màng lọc RO với 4 bước: Sử dụng các bộ lọc thô (cát, sỏi) để loại bỏ tạp chất lơ lửng và phù sa; Sử dụng bộ lọc than hoạt tính để khử mùi nước; Sử dụng màng lọc 5 micromet để loại bỏ tạp chất còn lại sau lọc thô; Sử dụng màng lọc RO (chỉ cho nước đi qua, các tạp chất và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được giữ lại) để cho ra nước sạch phục vụ sinh hoạt. Hệ thống này mỗi ngày sẽ lọc 15m3 nước giếng và cho ra 6m3 nước sạch chỉ với 03 kWh điện, đảm bảo phục vụ nhu cầu của 50 hộ dân ấp Trà Phô và thêm 02 hộ dân ấp Cả Ngay.

Các thành viên tham gia lắp đặt hệ thống lọc nước chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện Công đoàn Tổng công ty Phát điện 2 và chính quyền địa phương.

Các thành viên tham gia lắp đặt hệ thống lọc nước chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện Công đoàn Tổng công ty Phát điện 2 và chính quyền địa phương.

Để lắp được hệ thống này, những kỹ sư của Đoàn Thanh niên EVNGENCO2 đã mang dụng cụ, thiết bị từ Cần Thơ về Trà Phô. Tuy đường vận chuyển gặp nhiều khó khăn, gập ghềnh, lúc đi xe, đi bộ rồi chuyển sang đi bằng vỏ lãi, nhưng nghĩ bà con sẽ có nước sạch thì ai nấy cũng vui mừng. Mỗi người một việc, tranh thủ thời gian để kịp bàn giao và hướng dẫn bà con sử dụng. Đến lúc chạy thử nghiệm, cô Ngô Thị Hên (chúng tôi còn hay gọi là cô Sáu) hạnh phúc khi nhìn thấy dòng nước trong lành. Uống thử một ngụm, cô Sáu khen nước ngọt và còn ngon hơn cả nước mưa, nước lọc trong bình. Thấy cô Sáu vui, chúng tôi cũng vui mừng và hạnh phúc.

Cô Sáu nói: “Trước giờ ở đây chưa có nguồn nước sạch, tới mùa nước đổ mới có nước sử dụng. Bà con có khoan giếng, đóng cây nước nhưng cũng bị phèn. Giờ có hệ thống này bà con phấn khởi lắm”.

Cô Ngô Thị Hên lấy nước sạch – sản phẩm của hệ thống lọc nước để chuẩn bị bữa tối cho gia đình.

Cô Ngô Thị Hên lấy nước sạch – sản phẩm của hệ thống lọc nước để chuẩn bị bữa tối cho gia đình.

Là người cũng trăn trở về khó khăn của người dân và kết nối với chúng tôi từ những ngày đầu lên ý tưởng lắp đặt hệ thống lọc nước, anh Đặng Ngọc Sáng – Chủ tịch UBND xã Phú Mỹ chia sẻ: “Xin cảm ơn Đoàn Thanh niên EVNGENCO2 đã phối hợp, hỗ trợ với chính quyền địa phương để mang đến hệ thống lọc nước, giúp bà con khu vực ấp Trà Phô có nguồn nước sạch sử dụng. Mong rằng thời gian tới địa phương và đơn vị sẽ phối hợp thực hiện nhiều hoạt động hơn để thắt chặt tình cảm, giúp đỡ bà con”.

Chia tay gia đình cô Sáu sau khi đã bàn giao hệ thống lọc nước. Ra về, chúng tôi đứng bên đây bờ sông nhìn về ấp Trà Phô và cảm thấy nhẹ lòng, từ nay bà con đã có nước sạch sử dụng. Đây cũng chỉ là một việc làm nhỏ, nhưng chúng tôi đã nhận được rất nhiều lời cảm ơn, những nụ cười rạng rỡ, ánh lên niềm vui sướng và hạnh phúc của bà con. Đó cũng chính là sự khích lệ lớn lao để Đoàn Thanh niên Tổng công ty Phát điện 2 nói riêng và lớp lớp Thanh niên Việt Nam nói chung ra sức vì cộng đồng xã hội.

Ngọc Mai - Minh Lương  
“Chữa lành” hay đu trend để

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

(NSMT) - Ngày 14/4 (nhằm 06/3 âm lịch), Phân ban Ni giới Phật giáo TP.Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền).

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Việc cho người khác một con cá có thể nuôi sống họ trong một ngày, nhưng dạy họ kỹ năng bắt cá có thể nuôi sống họ suốt đời.

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

(NSMT) - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo Nhân dân Lâm És, Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 05/4/2024, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà giáo Lâm És (sinh năm 1940) sinh ra trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Sống một mình ngày càng trở thành xu hướng nhưng làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây nhàm chán, tốn nhiều chi phí?

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Tục ngữ có câu: “Không có gỗ thì không đỡ được nhà, không có hàng xóm thì không thể sống tốt”. Nếu hàng xóm mà không biết giúp đỡ nhau, chỉ nghĩ đến bản thân mình, giữa họ sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Giai thoại ly kỳ về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Kỳ 3): Tài tiên tri khiến thiên hạ bội phục

Giai thoại ly kỳ về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Kỳ 3): Tài tiên tri khiến thiên hạ bội phục

Không chỉ nổi tiếng với tài học rộng hiểu sâu, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn nổi danh là nhà tiên tri số một Việt Nam với những câu sấm truyền bất hủ lưu truyền đến đời sau, được hậu thế tán tụng, ca ngợi.