Gắn kết gia đình trong bối cảnh dịch COVID-19
Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đang tác động đến thói quen sinh hoạt của hàng triệu gia đình. Nhiều gia đình phải điều chỉnh, thay đổi cách sinh hoạt hàng ngày để thích ứng với tình hình dịch bệnh. Một góc nhìn khác, dịch COVID-19 khiến chúng ta “sống chậm lại” để gắn kết nhiều hơn với gia đình của mình.
Ở nhà phòng chống dịch - cũng là thời gian để các thành viên của gia đình quây quần bên nhau. Ảnh minh họa: Internet
Trước sự bùng phát nhanh và khó lường của dịch bệnh COVID-19 thì có nhiều khẩu hiệu phòng, chống dịch đã được tuyên truyền rộng rãi như: “Ở nhà là yêu nước”, “Hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà, chỉ đi khi thật sự cần thiết”… Theo chia sẻ của nhiều người, lúc này cách lựa chọn đúng đắn và cần thiết là cố gắng ở nhà thật nhiều. Thay cho thói quen tụ họp bạn bè, đồng nghiệp để uống cà phê hay ăn sáng ở bên ngoài, nhiều người đã chọn cho mình một nếp sinh hoạt mới - đó là ăn 3 bữa tại nhà. Đối với những ngành nghề đặc thù thì phải đến công sở, còn môi trường làm việc linh động, nhiều người cũng chọn cách làm việc trực tuyến (online) để hạn chế ra khỏi nhà.
Những tác hại tiêu cực của dịch COVID-19 là rất lớn, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Song, chúng ta vẫn có thể nhìn ra một vài điều tích cực khi sống trong thời dịch bệnh như hiện nay. Ở nhà để chống dịch nhưng vẫn có thể tạo ra niềm vui là cách mà nhiều gia đình đang hướng đến. “Từ khi có lệnh hạn chế tụ tập đông người trong công sở, tôi có nhiều thời gian hơn dành cho vợ con. Thực tế là trước đây tôi rất ít chia sẻ công việc nhà với vợ. Bây giờ mới thấy vợ vô cùng vất vả khi quán xuyến công việc gia đình và cả bán hàng nữa. Tôi đã học được cách giúp vợ những công việc mà trước đây tôi chưa từng làm”, anh Trần Văn Quí (Phường 3, TP. Bạc Liêu) chia sẻ. Chị Phan Bé Tám (Phường 2, TP. Bạc Liêu) cũng bộc bạch: “Ngày thường chồng tôi đi làm, một mình tôi phải quán xuyến nhà cửa, dạy dỗ các con. Những ngày này, chồng tôi thường xuyên ở nhà phụ tôi chăm sóc, dạy bảo con, cuộc sống gia đình vì vậy cũng ấm cúng, gắn bó hơn”.
Có thể thấy, dịch COVID-19 đang làm thay đổi cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình. Với những gia đình cả vợ và chồng thường ngày phải ra ngoài kiếm tiền, phó thác việc chăm sóc con cái cho ông bà, thì đang tận dụng khoảng thời gian này để vun đắp cho tình cảm gia đình, gần gũi với cha mẹ, con cái bằng những việc làm bình dị mà trước đây khi bận rộn họ khó có thể làm được. Câu chuyện của chị Candy (một Việt kiều về nước trước khi có dịch) cũng làm cho chúng ta suy nghĩ về hai từ “sống chậm”. “Những năm trước khi chưa có dịch, tôi nghĩ cứ cố gắng làm việc rồi mỗi tháng gửi tiền về cho cha mẹ là được rồi. Nhưng giờ, khi có nhiều thời gian ở bên gia đình, tôi mới nhận ra cuộc sống không chỉ có công việc. Cha mẹ không chỉ cần tiền, mà quan trọng hơn đó là sự quan tâm, tình cảm của các con đối với những bậc sinh thành, nhất là khi mẹ tôi đã có tuổi. Bây giờ được phụ giúp mẹ bán hàng hay làm việc nhà, tôi cảm thấy hạnh phúc lắm”, chị Candy tâm sự.
Ở nhà là để chống dịch, nhưng không chỉ có thế, khi có nhiều thời gian dành cho gia đình thì mỗi chúng ta dường như có thêm cơ hội để tự nhìn nhận lại bản thân, thêm trân trọng những giá trị cốt lõi của cuộc sống, cùng sẻ chia yêu thương và gắn bó nhiều hơn với gia đình của mình.
Theo Ngọc Vũ (Báo Bạc Liêu)
http://www.baobaclieu.vn/van-hoa-nghe-thuat/gan-ket-gia-dinh-trong-boi-canh-dich-covid-19-71135.html
Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?
Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?
Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may
Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.
Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều
Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.
Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.