Gắn kết gia đình trong những ngày giãn cách xã hội
Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Song bên cạnh những tiêu cực, chúng ta lại có nhiều thời gian hơn để dành cho gia đình, người thân. Cuộc sống gia đình vì vậy cũng ấm cúng, gắn bó hơn.
Chỉ còn chưa đến một ngày nữa, tất cả các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long chính thức áp dụng chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, cách ly xã hội để phòng chống đại dịch Covid 19. Trong thời gian qua, một số tỉnh trong khu vực cũng đã áp dụng chỉ thị 15, khoanh vùng cá biệt áp dụng chỉ thị 16, tùy thuộc tình hình thực tế tại địa phương mình.
Nhịp sống chậm lại, mọi người chỉ ra đường khi có việc thật cần thiết. Tâm trạng xã hội tuy có phần hơi nặng nề nhưng không hề ảm đạm vì trong tâm thức người Việt, gia đình bao giờ cũng là thành lũy vững chắc để con người tìm những khoảnh khắc bình yên giữa bao bề bộn, lo toan trong cuộc sống đầy biến động.
Trong những ngày giãn cách, chị Huệ Thi có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình hơn.
Chị Nguyễn Thị Huệ (nhà thơ Huệ Thi, 39 tuổi), Giám đốc công ty TNHH Huệ Thi chuyên kinh doanh các mặt hàng thời trang, áo dài ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ chia sẻ: “Thú thật thời gian đầu địa bàn tôi kinh doanh giãn cách theo chỉ thị 15 rồi cách ly xã hội theo chỉ thị 16, tôi hơi bị sốc. Tiền mặt bằng, tiền lương nhân viên, điện, nước… hàng tháng là những khoản chi thường xuyên phải duy trì trong khi doanh số tụt giảm xuống gần 0%. Tuy nhiên, ý thức được tầm quan trọng chủ trương của Nhà nước là nhằm bảo vệ an toàn cho người dân, trong đó có tôi và gia đình nên tôi đã tìm cách ổn định tâm lý, thích nghi với thực tế để tồn tại”.
Theo chị Huệ, trước đây do bận bịu công việc kinh doanh nên ít có thời gian tự thiết kế mẫu mã thời trang mới (chủ yếu do nhân viên trình duyệt) hoặc chăm chút cho bếp ăn gia đình. Trong thời gian giãn cách, áp lực công việc kinh doanh nhẹ hơn nên chị được thỏa sức sáng tạo, biến những ý tưởng trong đầu mình thành những sản phẩm độc đáo, chờ hết dịch bệnh tung ra thị trường. Rảnh rỗi, chị Huệ vào bếp chế biến những món ăn ngon mang hương vị đặc trưng của đất Quảng Nam, quê chị cho cả nhà thưởng thức. Nhìn chồng, con ăn ngon lành những món ăn do chính tay mình nấu chị thấm thía một điều là hạnh phúc có khi đến từ những điều rất bình dị mà có khi giữa tất bật lo toan trong cuộc sống hàng ngày khiến ta không cảm nhận hết.
Cùng hoàn cảnh với chị Huệ Thi, chị Minh Huyền (ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cũng thường xuyên đi sớm về muộn, tất bật với công việc. Dù mới có bé được 6 tháng nhưng chị không có nhiều thời gian dành cho con, chỉ tới chiều tối mới đến nhà và có thời gian chăm sóc bé.
Chị Huyền tâm sự: Dịch bệnh phức tạp nên hơn tuần nay, tôi chỉ ở nhà làm việc online. Ở nhà tôi chủ động sắp xếp để vừa làm được việc cơ quan giao, vừa có thời gian quan tâm, chăm sóc các con. Có những lúc tất bật chạy deadline, nhưng quay sang được nhìn thấy con đang chơi vui vẻ, mọi mệt nhọc tan biến hết.
Hay như anh Nguyễn Anh Tuấn (31 tuổi) ngụ ở phường Thới An quận Ô Môn, TP Cần Thơ chia sẻ: Trong đợt cách ly này anh đã có thời gian để hiểu và thương vợ mình hơn. Là nhân viên giao hàng của một công ty kinh doanh thực phẩm ở tận quận Ninh Kiều nên hàng ngày anh phải rời nhà từ 5 giờ sáng, tối mịt mới trở về, ăn uống rồi lăn ra ngủ để lấy sức cho ngày làm việc hôm sau. Hiện tại, công ty của anh Tuấn đã tạm ngưng hoạt động do dịch bệnh Covid 19 nên anh chỉ ở quanh quẩn trong nhà. Chứng kiến cảnh vợ vất vả chăm sóc con thơ, cha mẹ già yếu còn phải quán xuyến công việc gia đình. Anh Tuấn “ngộ” ra một điều, đàn ông không phải chỉ có việc ra đường kiếm tiền là đủ mà còn phải biết cảm thông, chia sẻ công việc với người bạn đời của mình. Chính vì vậy, anh Tuấn tranh thủ thời gian tạm nghỉ việc để lợp lại chuồng heo bị dột, tráng xi măng lại lối đi cho đỡ trơn trợt… thậm chí anh không nề hà cả việc giặt giũ quần áo, vào bếp nấu ăn những khi vợ bận việc khác.
Nói về người chồng của mình, ánh mắt của chị Trinh lấp lánh niềm hạnh phúc: “Anh ấy thương vợ con, gia đình lắm các anh à. Nghỉ việc ở nhà anh ấy hay ra vườn hái lá khuynh diệp, lá ổi, lá sả… nấu nồi xông cho cả nhà nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Thu nhập của gia đình em mặc dù có giảm mạnh do dịch bệnh nhưng đó là tình hình chung, khéo co thì ấm. Miễn sao gia đình hạnh phúc là em vui rồi!”.
Trên đây chỉ là vài nét chấm phá trên bức tranh tổng thể gia đình trong những ngày giãn cách xã hội. Còn nhiều lắm những con người biết thích nghi với thực tại, chấp hành tốt lệnh giãn cách xã hội, tìm hạnh phúc trong chính ngôi nhà của mình.
Họ là những người ý thức được rằng trách nhiệm xã hội và hạnh phúc gia đình có mối quan hệ hỗ tương lẫn nhau. Dịch bệnh sẽ qua đi, xã hội bình yên trở lại sớm hay muộn là do ý thức của mỗi người chúng ta quyết định. Hãy xem đợt giãn cách như một cơ hội được nghỉ ngơi, cảm nhận hạnh phúc gia đình để lấy sức cho hành trình sắp tới trong cuộc sống của chúng ta.
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
Đoán trí thông minh của trẻ qua quan sát bàn tay
Những đặc điểm như chiều dài ngón hay cấu trúc bàn tay có thể giúp phụ huynh nhận biết khả năng tư duy và tiềm năng phát triển của trẻ ngay từ nhỏ.
Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?
Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?
Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may
Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.
Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều
Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.
Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".