Nếp nhà

Giá trị gắn kết trong từng bữa ăn gia đình

Thứ ba, 16/04/2024, 10:56 AM

Cuộc sống của mỗi người vẫn còn lắm những bộn bề, lo toan nhưng khi nhắc về gia đình không ai không khỏi bùi ngùi, xúc động và có lẽ kỷ niệm đáng nhớ nhất với mỗi con người vẫn là những bữa cơm gia đình đầy đủ các thành viên.

Từ bao đời nay, "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" luôn được nhắc tới qua nhiều thế hệ. Nói đến hạnh phúc gia đình, chúng ta thường mô tả bằng những từ thật đẹp được thể hiện qua những giá trị đạo đức rất đáng trân trọng như tình yêu, hi sinh cho con cái, hiếu lễ của con cháu với cha mẹ, ông bà… hay những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử giữa các thành viên diễn ra trong đời thường. Đặc biệt, không thể xem nhẹ ý nghĩa của bữa cơm hàng ngày đối với việc xây dựng hạnh phúc gia đình.

Mỗi ngày, chúng ta đều tất bật, bận rộn với bao công việc, học hành, con cái... Càng hiện đại, chúng ta càng cần duy trì bữa cơm gia đình vì đó còn là thời khắc sum vầy, ấm áp, cũng là lúc các thành viên có thể chia sẻ, trải lòng để được lắng nghe và thấu hiểu. Bữa cơm gia đình không chỉ mang lại dinh dưỡng cần thiết mà còn là nơi để cảm nhận và sẻ chia, những quan tâm và yêu thương thể hiện qua từng món ăn yêu thích của mỗi người, là câu chuyện sẻ chia vui buồn, nỗi khó nhọc của vợ được cảm thông hay những thông tin mà mỗi thành viên truyền cho nhau qua bữa ăn ấm áp, hạnh phúc… Đó đích thực là món ăn tinh thần vô giá giúp cho mỗi người thấu hiểu, chữa lành, gắn kết và siết chặt tình thâm. Sự gắn kết và tình yêu thương dành cho nhau được vun bồi từng ngày bằng cách ấy.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Gia đình luôn là điểm tựa của mỗi người vì ở đó có tình yêu, sự chở che vô điều kiện của các bậc làm cha, làm mẹ và gia đình Việt Nam thường gắn bữa cơm gia đình với những món ăn dân dã nhưng đậm đà bản sắc quê hương. Bữa cơm là dịp cả gia đình đoàn tụ sau một ngày sống xa nhau, người lớn làm việc, trẻ em đi học. Hiện nay, có nhiều gia đình, buổi trưa cha mẹ ăn ở cơ quan, con lại ăn ở lớp học bán trú. Cả ngày chỉ đến buổi tối cả gia đình mới lại gặp nhau ở bữa ăn, chuyện trò hàn huyên, thông tin cho nhau về những sự kiện diễn ra trong ngày.

Bữa ăn thường ngày trong gia đình không chỉ cung cấp năng lượng cần thiết cho sự sinh tồn, bồi dưỡng sức khoẻ của các thành viên mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần tâm lí, tình cảm sâu sắc. Đó cũng chính là hạnh phúc gia đình đơn sơ, mộc mạc nhưng lại đáng quý biết bao. Ví như anh T. T. T (ngụ tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) chia sẻ "Bữa cơm chiều trong mắt tôi không những no về thể xác mà còn no về tinh thần. Mỗi bữa ăn, ba tôi sẽ luôn đề cập và rầy la những việc chị em tôi làm sai quấy. Tôi nhớ năm tôi sắp vào Đại học, ba chỉ dạy tôi cách làm món ăn này, món ăn kia để biết mà tự lo ở kí túc xá. Hay mỗi lần dọn mâm lên là ba và mẹ lại nhắc đến hồi ba mẹ mới lấy nhau, cơm cá còn chẳng đủ mà ăn, đong gạo được lon nào hay lon đó. Còn giờ đây, khi ngồi trong căn-tin công ty thưởng thức cơm dẻo thơm phức ST25 tôi không biết ba mẹ có thực sự thích gạo khô hay không. Đôi lần mua gạo mẹ cứ nói gạo khô ăn ngon, ngon theo cách của mẹ là ngon về tinh thần, gia đình sum họp đủ đầy bên mâm cơm là “ngon” rồi. Bữa cơm ngon vậy mà một năm tôi chỉ được ăn vài lần, nó ít hơn cả tiệc giỗ, tiệc hỷ tôi được dự mời. Nhắc đến đây tôi lại bồi hồi nhớ câu "Cơm người khó lắm ai ơi/ Đâu như cơm mẹ chỉ ngồi xuống ăn”".

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Cuộc sống của mỗi người vẫn còn lắm những bộn bề, lo toan nhưng khi nhắc về gia đình không ai không khỏi bùi ngùi, xúc động và có lẽ kỷ niệm đáng nhớ nhất với mỗi con người vẫn là những bữa cơm gia đình đầy đủ các thành viên. Dù bữa cơm gia đình đạm bạc hay có nhiều món ngon, cũng không ai quên được hình ảnh người mẹ cần mẫn lo lắng, chăm sóc từng món ăn cho các thành viên trong gia đình, bên cạnh hình ảnh người cha đầm đìa những giọt mồ hôi mặn chát kiếm thêm đồng tiền để lo cho các con bữa cơm đủ chất; rồi hình ảnh anh, chị em cùng giành nhau những con cá, miếng thịt đã vơi trên đĩa, với tiếng cười giòn tan, vô tư … Tất cả những kỷ niệm đó là tình yêu thương vô bờ bến mà các thành viên trong gia đình dành cho nhau.

Bữa cơm cũng là kết tinh thành quả lao động của các thành viên trong gia đình, là nơi truyền nhận những kinh nghiệm giáo dục, đạo đức, lối sống, nơi gắn kết tình cảm giữa các thành viên để cùng nhau xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc.

Phi Yến  
Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?

Xu hướng trang trí lát sàn gỗ từng rất phổ biến nhưng hiện nay nhiều gia đình không còn lựa chọn. Sàn gỗ có chăng chỉ được lắp trong phòng ngủ, các phòng khác đều được lát gạch men.

Về nhà - về với yêu thương

Về nhà - về với yêu thương

Ðối với nhiều người, ngôi nhà không chỉ để ở mà còn mang giá trị tinh thần đặc biệt. Ðó còn là gia đình với sự bao dung, chở che, nâng đỡ và trách nhiệm dành cho nhau. Cuộc sống đôi khi phải đối mặt với khó khăn, thử thách... những lúc ấy, điểm tựa lớn nhất không đâu khác mà chính là mái nhà và những người thân yêu của mình.

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?

Một người đàn ông 69 tuổi trăn trở: “Ở tuổi già, số tiền ký gửi này giống như một chiếc chìa khóa bí ẩn trong tay. Tôi không biết có nên trao lại cho con cháu hay không”.

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Tâm thư gửi vợ ngày 20/10

Hạnh phúc là 365 ngày biết hài lòng chứ không phải chỉ một hai ngày hoan hỷ. Nếu không phải đánh đông dẹp bắc, anh cũng sẽ sẵn sàng ẵm con, nhặt rau để em lắp bóng đèn, sửa đường ống nước.