Văn hóa

Giải mã "vườn ươm" Rudolf Steniner

Thứ bảy, 10/07/2021, 15:18 PM

Năm 2015, Trường mầm non Koi Steiner thành lập ở Thanh Xuân, theo phương pháp giáo dục Steiner đầu tiên tại Hà Nội. Lần đầu nghe vài phụ huynh trò chuyện về chương trình “Steiner” sau khi đọc trên mạng về chuyện nuôi dạy trẻ theo phương pháp này - điều ước chung của họ là "Phải chi Cần Thơ mình có người dạy”.

Cầu được ước thấy

Hiện nay, Koi Steiner có thêm một cơ sở nữa ở Cầu Giấy và trường này trở thành nơi thường xuyên hỗ trợ đào tạo giáo viên, trao đổi chuyên môn cho các trường Steiner khác theo chuẩn quốc tế trong toàn Hà Nội.

Nhiều phụ huynh ở Cần Thơ có suy nghĩ: “Trường quốc tế thì người ta mới dạy phương pháp hiện đại”, định dạng trường hạng sang mới dạy theo phương pháp Steiner.

Mẹ Minh Minh, người theo đuổi phương pháp giáo dục Steiner cho con tại nhà mình, chia sẻ trên KVBro: 5 năm trước, mình biết đến giáo dục Steiner khi gửi con đến Trường mầm non Thỏ Trắng (Phú Nhuận, TPHCM). Có cơ duyên và may mắn nên mình học khoá đào tạo giáo viên mầm non Steiner mở vào tháng 11/2015. Giáo dục Steiner tuy không phải chuyện mới, nhưng không hẳn nhiều người hiểu rõ về phương pháp này.

z2602672146451_45e56c1cabfbda553a07aef4eba75793

Trong những phòng học có những tấm bảng, là ý tưởng quy hoạch, thiết kế ngôi nhà, khu vườn, nhà xe… theo sự tưởng tượng của các bé.

Mẹ Minh ,Minh kể: Lúc đó, mình hỏi chị quản lý- điều phối chương trình: “Em học ra có thể làm gì?” Và được trả lời rằng: "Em học trước tiên để hiểu mình, khi hiểu mình rồi sẽ hiểu con và biết nuôi dạy con tốt hơn."

“2 tuần đầu của module 1 đã giúp mình hiểu ra nhiều điều rất “nền tảng” về sự phát triển của một đứa trẻ. Mình đã khóc nhiều lắm khi thấy mình đã từng nuôi dạy con “khá “ sai lầm (ở nhiều mặt)”, mẹ Minh Minh kể lại.

Tại Cần Thơ, năm 2019 có một nhóm phụ huynh học phương pháp Steiner, thay vì tự nuôi dạy con tại nhà họ cùng góp sức xây dựng một mái trường tại quận Cái Răng. Tiên phong trong “cộng đồng cùng mục tiêu” này là chị Nguyễn Hồng Anh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Thanh thiếu niên và Nhi đồng TP Cần Thơ.

“Có vẻ giống những ngôi trường làng thời xưa do tư tưởng cốt lõi của mái trường này là xây dựng động lực bên trong mỗi trẻ. Trẻ đến trường sẽ cảm nhận tình yêu thương, ấm áp từ lớp học, từ thầy cô. Cái khác biệt là cách đào tạo, nội dung và kỹ năng sống. Ở đây, hai tháng hè là quá dài, nhiều trẻ đòi trở lại trường sớm”, chị Hồng Anh nói.

Cơ ngơi hiện có là một khu vườn của gia đình, chung quanh vẫn còn bần, dừa nước... Chị đã san lấp dần để ra sân chơi, nơi làm phòng học và  sinh cảnh phù hợp việc giảng dạy.

Theo phương pháp Steiner, trong 7 năm đầu đời của trẻ, nhất là lúc trẻ lên 3 tuổi, ngây thơ khám phá mọi thứ xung quanh, vui chơi thoả thích. Giáo dục Steiner đề cao việc bảo vệ khoảng thời gian này của trẻ, tránh áp dụng quá nhiều môi trường điện tử trong giai đoạn này. Âm thanh, trò chơi trong trường  này đều do trẻ và giáo viên tự tạo, tự sáng chế.

Ông chủ mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg cũng có quan niệm tương tự, từng viết cho “thiên thần nhỏ” đọc, trong đó có đoạn: “Bố mong con sẽ chạy thật nhiều vòng quanh phòng khách và vườn nhà mình. Bố cũng mong con sẽ ngủ trưa thật nhiều”.

Vườn ươm trí sáng tạo

Từ năm 1919, Rudolf Steiner Joseph Lorenz (thường gọi Rudolf Steiner),  nhà giáo dục, triết gia, kiến trúc sư người Áo đã mở trường đầu tiên tại Stuttgart, Đức- áp dụng phương pháp mang tên ông.

Rudolf Steiner quan niệm đứa trẻ sinh ra vốn có một ý chí sống mãnh liệt, đó cũng là nguồn năng lượng để nuôi dưỡng đam mê, để đứa trẻ luôn có ý muốn, khát vọng và quyết tâm làm và làm cho được điều gì đó có ích. Nhiệm vụ của giáo viên là nuôi dưỡng cảm xúc trong từng môn học và phát triển cái chí này cho trẻ để nuôi dưỡng đam mê học tập và học bằng toàn bộ con người chứ không chỉ bằng tư duy logic, tư duy trừu tượng.

z2602677049485-d2da5c32ce8bfab176e63c5210f224fa

Các bạn sinh viên Khoa KHXHNV Trường Đại học Cần Thơ tìm hiểu mô hình giáo dục theo phương pháp Steiner.

Theo phương pháp Steiner, ở giai đoạn trẻ học tiểu học: Bé bắt đầu học trong cảm xúc thích thú, say mê chứ không phải học trong lo âu, sợ hãi. Trong từng môn học, phương pháp giáo dục Steiner tạo hứng khởi, nuôi dưỡng xúc cảm về môn học đó. Trẻ sẽ tự biết cách cùng bày biện, dọn dẹp, tự phát triển ý tưởng, tự  làm vật dụng, trò chơi…Giai đoạn này trẻ sẽ học không chỉ bằng tư duy logic như các phương pháp khác, mà học bằng trải nghiệm, bằng toàn bộ cơ thể, gắn với những điều tốt đẹp, nhằm đánh thức chân - thiện - mỹ  vốn có ở trẻ.

Giai đoạn học trung học: Nhờ đã trải qua phương pháp giáo dục Steiner ở hai cấp trước đó nên trẻ đã có một nền tảng chắc chắn. Ở cấp học này bên cạnh tư duy logic, trừu tượng, trẻ còn được rèn luyện tư duy phản biện.Đồng thời, trẻ được làm khoa học thay vì chỉ học lý thuyết. Các thực nghiệm được học trong phòng thí nghiệm, nhà xưởng. Trẻ sẽ theo đuổi các dự án khoa học kéo dài nhiều tháng. Học sinh có khả năng thực hiện các tác phẩm nghệ thuật như một họa sỹ, một nhà điêu khắc, một nhạc công…

Điểm khác biệt của Steiner là thay vì ở bậc tiểu học, học sinh học về nguồn gốc, lịch sử Việt Nam rồi mới học về thế giới. Học môn khoa học, từ thế giới thực vật, động vật, khoáng vật, rồi mới đến con người; phương pháp Steiner giúp trẻ khám phá những huyền thoại, truyền thuyết, đến sự phát triển của đế chế Hy Lạp – La Mã, giai đoạn Phục hưng rồi mới học lịch sử cận đại, hiện đại của dân tộc mình. Học xuyên suốt một môn từ cổ đại tới cận đại chứ không cắt khúc theo từng cấp lớp.

Trong mái trường Steiner, trẻ được học các môn: Thủ công, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ đến ngôn ngữ, toán học, khoa học… Từ các trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ nhận biết thế mạnh, sở thích và đam mê của mình. Các thầy cô sẽ đi cùng các em lên lớp cao hơn.

Xu hướng giáo dục Steiner

Hiện nay, thế giới có hơn 2.000 trường mầm non, hơn 1.000 trường học các cấp, 700 trung tâm chăm sóc trẻ em và nhiều phụ huynh áp dụng chương trình giáo dục tại nhà theo phương pháp Steiner. Tại ĐBSCL chỉ có duy nhất một trường tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Theo các học trò của Rudolf  Steiner, nhiều khảo sát ở Mỹ gần đây cho thấy trẻ lớp 4 thường cảm thấy chán với các môn học bởi vì không có sự mới lạ, nội dung đã được dạy trước từ thời mầm non. Trong khi đó một giáo sư của Mỹ đã nhận xét rằng, các sinh viên đến từ trường Waldorf đều có sự cân bằng và có sự khác biệt rất nhiều so với các sinh viên khác. Nhờ đâu?

Thầy Gregorio Noakes, cựu giáo viên Trường Cape Byron Rudolf Steiner (Australia), người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy theo phương pháp Steiner, chia sẻ với các cán bộ, giảng viên trường Đại học Đông Á và giáo viên trường mầm non song ngữ Sakura Olympia về giáo dục Steiner trong thế kỷ 21 tại Hà Nội, ngày 6/4/2019 rằng: “Trong những ngôi trường Steiner, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn để học sinh được học hỏi, khám phá bằng tất cả sự vui thích. Các giáo viên được chỉ dẫn các phương pháp thực hành để phát triển ý chí cho trẻ qua các hoạt động học tập bằng các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động chân tay ở tuổi mầm non và tiểu học, các dự án khoa học và nghệ thuật kéo dài nhiều tuần ở các lớp lớn hơn”.

Triết lý giáo dục Steiner coi trọng giá trị cốt lõi như: nuôi dưỡng trí tưởng tượng, giáo dục không chạy theo thành tích, không phán xét, không áp đặt uy quyền, đánh giá con người không qua thành công, địa vị, tiền bạc… Đó là một quá trình rèn luyện lại bản thân, đồng nghĩa phải thực hành rất nhiều, phải nhìn chung quanh, nhìn từ chính người dạy mình, học cái thần thái của họ, cái bên trong của họ, để nhìn vào đó mà tu dưỡng bản thân.

Báo cáo nghiên cứu “So sánh chỉ số sáng tạo học sinh Waldorf và học sinh trường công”, Ogletree & Earl J, 12/1996 , nghiên cứu tại Anh, Scotland, Đức, cho thấy: Học sinh Steiner hạnh phúc với cuộc sống hòa đồng, bao dung và thích đóng góp cho xã hội hơn. Chỉ số sáng tạo của học sinh theo phương pháp giáo dục Steiner cao hơn học sinh giáo dục công. Báo cáo cũng cho thấy bên cạnh các phương pháp phổ biến như Montessori, Glenn Doman, phương pháp giáo dục Steiner được đánh giá, không chỉ giáo dục nâng cao kiến thức mà còn là lối sống.

Mộng Kiều  
Thư gửi con gái ngày sinh nhật

Thư gửi con gái ngày sinh nhật

Ngạn ngữ có câu "không ai hiểu con bằng cha”. Hơn ai hết ba hiểu con gái mình. Dù xuất giá theo chồng, toàn tâm toàn ý chăm lo cho trọn chữ "dâu hiền" nhưng trong mắt con vẫn ánh lên niềm hạnh phúc mỗi khi ai đó gọi Nga Nghi. Chỉ vậy thôi với ba đó cũng là niềm hạnh phúc vô bờ con à.

Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

Bệnh tiểu đường và các nguy cơ khôn lường với sức khoẻ

(NSMT) - Vừa qua, Hội LHPN quận Ninh Kiều phối hợp Công ty bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình sức khỏe và hạnh phúc" cho gần 120 cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn quận Ninh Kiều.

"Thủ lĩnh" Misa: "Cha dạy tôi đừng bao giờ giúp đỡ người khác mà trông chờ trả ơn"

“Con giúp người này thì người khác sẽ giúp con, đừng bao giờ giúp đỡ ai mà trông chờ người đó phải trả ơn con” – Đó là bài học của cha đã theo chị Đinh Thị Thúy - Tổng giám đốc công ty phần mềm MISA suốt chặng đường thành công của mình.

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

Trở thành cha mẹ luôn là hành trình thật thiêng liêng, hạnh phúc nhưng cũng đầy gian nan. Khoảnh khắc con đến thế gian, niềm hy vọng lớn nhất của cha mẹ là con cái thật khỏe mạnh, bình an. Thế nhưng với nhiều bậc làm cha mẹ, điều đó lại trở thành mong ước không hề đơn giản.

“Nữ tướng” trong mắt bố

“Nữ tướng” trong mắt bố

Niềm vui và tự hào trào dâng trong lòng tôi khi nghĩ về hai con gái Thuý và Vân. Các con đã không chỉ thành đạt trong sự nghiệp mà còn giữ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ.

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân khuyên gì từ câu nói “nghèo củi, giàu bể nước”?

Cổ nhân dạy “Nghèo củi, giàu bể nước”. Ý nghĩa câu nói này có thể giúp chúng ta khám phá ra cách tích lũy tài lộc trong gia đình.

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Cha nghèo lo sợ con gái học nhiều... ế chồng

Tác giả Nguyễn Thị Thương kể, cha cô sợ con gái học nhiều ế chồng nhưng kỳ thực trên chiếc xe đạp cà tàng ông đã mang cho con gái từng cơm nắm, bơ gạo, dăm ba quả trứng và "không cho phép" con được bỏ bất cứ cuộc thi nào.