Nhịp sống

Gian nan đầu ra nông sản từ ruộng đến chợ

Thứ hai, 02/08/2021, 07:38 AM

Cuối tháng 7/2021, gần 600.000 tấn lúa hàng hóa và ngần ấy số lượng rau quả vùng ĐBSCL cần tiêu thụ. TP.HCM và ĐBSCL đang thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng về phòng chống dịch Covid-19. Tìm đầu ra cho nông sản trong bối cảnh giãn cách thật sự là con đường gian nan.

Nông dân và doanh nghiệp đang trông chờ vào sự điều hành của chính quyền: tạo điều kiện thuận lợi nhanh chóng cấp các thủ tục cần thiết để nông sản đi nhanh từ ruộng rẫy đến các siêu thị và các điểm bán buôn còn hoạt động.

Tập trung giúp nông dân thu hoạch lúa

Ghi nhận tại các địa phương ĐBSCL, hiện không gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ nông sản của người dân. Khâu phân phối của ĐBSCL đang ách tắc, thương lái lại hạn chế thu mua nông sản trong điều kiện dịch Covid-19. Nhiều mặt hàng nông sản còn tồn đọng trong dân với số lượng khá lớn.

Chỉ riêng Hậu Giang, ngành nông nghiệp ghi nhận: Sau hơn 10 ngày thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh thì chỉ có lúa, thịt, trứng, rau màu là tiêu thụ tương đối thuận lợi, còn nhiều mặt hàng nông sản khác gặp bế tắc. Đến cuối tháng 7/2021, Hậu Giang hiện có trên 2.700 tấn nông sản tồn đọng trong dân. Trong đó số lượng nhiều nhất là các loại thủy sản trên 2.000 tấn, các mặt hàng trai cây khoảng 470 tấn. Về rau màu các loại còn tồn đọng khoảng 75 tấn. Đáng lo ngại nhất là có khoảng 30 tấn dưa lê của người dân ở thị xã Long Mỹ chưa có thương lái thu mua.

Hàng trăm ngàn héc-ta lúa hè thu và nhiều loại nông sản của nông dân đang trong thời kỳ thu hoạch, cần bán. Việc ùn ứ hàng hóa trong bối cảnh vùng ĐBSCL và TP.HCM khi thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng về phòng chống dịch Covid-19 là không tránh khỏi.

30

Nhiều vùng trồng khóm cũng gặp khó khăn đầu ra. Ảnh Lý Anh Lam

Đến đến cuối tháng 7/2021, ĐBSCL còn khoảng 500.000 ha lúa hè thu trong giai đoạn thu hoạch. Tại Hậu Giang, còn khoảng 45.000 ha lúa chờ thu hoạch. Trong bối cảnh đó, nhiều địa phương đã cố gắng vận dụng nhiều cách làm trong điều kiện có thể để nông dân thu hoạch, bán nông sản. Hậu Giang đã huy động 264 máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa của nông dân. Theo ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang: Lực lượng tham gia gặt đập, thương lái mua lúa tại ruộng, phải đảm bảo an toàn về phòng chống dịch, test nhanh phòng chống dịch, thực hiện nghiêm “5K”…

Ngoài ra, các sở ngành tỉnh Hậu Giang đã phối hợp đưa lên một Group gồm: Hợp tác xã cũng như nông dân sản xuất, cần bán nông sản để kết nối với tổ tiền phương của nông nghiệp ở TP.HCM. “Đây là Group giao dịch mua bán nông sản đã phát huy hiệu quả khi có nhiều giao dịch thông qua Group. Về giải quyết lưu thông phương tiện vận chuyển hàng nông sản thì Hậu Giang tổ chức rất tốt theo quy định luồng xanh, cũng có mã code cho xe, thực hiện đầy đủ. Hiện nay khâu vận chuyển hàng hóa nông sản vận hành theo tuyến này khá tốt.

“Trên tinh thần đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, Sở NN&PTNT có trách nhiệm điều phối các máy cắt từ địa phương này sang địa phương khác có nhu cầu để khẩn trương thu hoạch lúa cho người dân, hạn chế thất thoát và cố gắng chỉ đạo thu hoạch xong vụ lúa hè thu trong tháng 8 – 2021” - ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cho biết.

Doang nghiệp chờ chính sách tín dụng linh động

Nhiều tỉnh như Hậu Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Vĩnh Long… cũng kết nối các siêu thị, cá nhân kêu gọi cộng đồng chung tay hỗ trợ tiêu thụ, gỡ khó cho đầu ra nông sản trong thời gian dịch bệnh và giãn cách xã hội. Bình thường đầu ra khoai lang đã vốn gặp nhiều khó khăn, nay giãn cách các chồng chất thêm khó khăn, giá khoai chỉ con 300 đồng/kg nhưng rất ít người mua. Tuy nhiên, qua kết nối với các siêu thị và các tổ chức cá nhân, Vĩnh Long đã giúp nông dân bán gần 1.000 tấn khoai lang tím với giá 3.000 đồng/kg.

Các địa phương vùng ĐBSCL đang nỗ lực đẩy mạnh hoạt động kết nối tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản giúp nông dân. Các địa phương đã tận dụng kết nối giữa nông dân với các siêu thị, chợ truyền thống được phép hoạt động tại địa phương để lưu thông hàng hóa nông sản. Một số địa phương như Bạc Liêu, Hậu Giang còn linh động tổ chức “mua hàng dùm dân” thông qua việc người dân điện thoại đặt hàng, có xe chở đến nhà dân. Đây là những việc cầp thiết trong bối cảnh hàng loạt địa phương thực hiện giãn cách, cả nông dân sản xuất và người dân gặp khó khăn có điều kiện duy trì kênh lưu thông hàng hóa.

312

Tại thị xã Long Mỹ - Hậu Giang còn hơn 20 tấn dưa lê chưa có thường lái thu mua.

Tuy nhiên, những việc làm trên cũng chưa thể giải quyết nhanh chóng lượng hàng nông sản còn tồn đọng rất lớn trong dân. Nhiều doanh nghiệp lớn trong vùng là nhà cung cấp chủ lực cho hệ thống siêu thị cho biết: Hiện nay rất muốn bao tiêu nông sản cho nông dân nhưng nguồn lực tài chính có hạn, rất mong chính quyền có chính sách tín dụng linh họa trong lúc này.

“Điều doanh nghiệp mong chờ lúc này là có chính sách lãi suất hợp lý và doanh nghiệp có thể tiếp cận vay tín chấp dựa trên hàng tồn kho. Từ đó, doanh nghiệp mới huy động được nguồn lực tài chính thu mua hàng hóa nông dân nhiều hơn” – bà Ngô Tường Vy (Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu - Bến Tre) cho biết.

Theo bà Ngô Tường Vy, về lâu dài ĐBSCL cần làm tốt hơn khâu bảo quản sau thu hoạch cho trái cây thì mới xuất khẩu bằng đường biển, giảm chi phí logictics. Các bộ ngành cần quan tâm đầu tư đúng mức cho hạ tầng của ĐBSCL”

“Các sở nông nghiệp hiện nay cần chủ động – nhất là vài trò phòng nông nghiệp các huyện, thị là hết sức cần thiết lúc này. Các phòng nông nghiệp cần làm hết sức mình, tận dụng cơ hội để kết nối nông dân, HTX nông nghiệp với doanh nghiệp tiếp tục duy trì sản xuất” – ông Trần Thành Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết.

Ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang đã yêu cầu: Ngành công thương và nông nghiệp tỉnh quan tâm hỗ trợ các địa phương trong việc thành lập các tổ thu hoạch, thu mua nông sản cho người dân để thuận tiện trong việc liên kết tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố có nhu cầu. Trong đó, cần vận động có sự tham gia của tình nguyện viên là các đơn vị đoàn thể của địa phương và phải đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch. Các địa phương của tỉnh cần xem xét lại để ưu tiên bố trí điểm thu mua nông sản tại các tuyến đường thuộc luồng xanh theo chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong vận chuyển. Mỗi địa phương chỉ đạo bộ phận chuyên môn có báo cáo hàng ngày về tình hình thu hoạch và nhu cầu tiêu thụ nông sản về Sơ NN&PTNT tỉnh để có hướng liên kết tiêu thụ kịp thời.

Vừa qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có công văn đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh thông báo đến các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh có xe vận chuyển hàng hóa đường dài (xe tải đi ngoài tỉnh) khẩn trương lập danh sách đăng ký tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho tài xế, phụ xế và bốc xếp đi theo xe. Đây là một trong những tỉnh đầu tiên khu vực ĐBSCL tạo điều kiện cho tài xế, phụ xế và bốc xếp xe tải tiêm vaccine để vận chuyển hàng hóa đi ngoài tỉnh.

“Việc UBND tỉnh Sóc Trăng sớm đưa ra quyết định và thông báo đến các doanh nghiệp để tiêm vaccine cho đội ngũ bốc xếp, tài xế đã tạo được sự vui mừng, cảm kích. Trong bối cảnh hiện tại, tài xế vận tải là một trong những đối tượng có rủi ro cao khi đối mặt với dịch bệnh. Hơn nữa, giao thông là mạch máu của nền kinh tế, việc tạo điều kiện “phòng vệ” cho đội ngũ tài xế khoẻ mạnh, duy trì các “luồng xanh” trong giao thông là cách làm cho mạch máu ấy được lưu thông, đáp ứng thực hiện “mục tiêu kép” là vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội” - Tiến sỹ Trần Khắc Tâm - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Châu Tử Văn  
Huyện Thới Bình, Cà Mau: Xử lý cán bộ vi phạm giao thông với phương châm không có vùng cấm

Huyện Thới Bình, Cà Mau: Xử lý cán bộ vi phạm giao thông với phương châm không có vùng cấm

(NSMT) - Ngày 22/11, Ban Chỉ đạo 138 huyện Thới Bình ra quân hưởng ứng cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự - trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đại hội Chi bộ ấp Nhơn Lộc 2: Điểm sáng về công tác Đảng tại huyện Phong Điền, Cần Thơ

Đại hội Chi bộ ấp Nhơn Lộc 2: Điểm sáng về công tác Đảng tại huyện Phong Điền, Cần Thơ

(NSMT) - Ngày 21/11, tại hội trường UBND thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ đã diễn ra Đại hội Chi bộ Đảng nhiệm kỳ mới 2025 - 2027. Đây là đại hội điểm mẫu của huyện, thể hiện vai trò tiên phong trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở.

Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ Hoàng Quốc Cường được công nhận đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư

Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ Hoàng Quốc Cường được công nhận đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư

(NSMT) - Trường Đại học Y Dược vừa tổ chức vinh danh các cá nhân được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư năm 2024.

Cà Mau chuẩn bị các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025

Cà Mau chuẩn bị các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025

(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký ban hành Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước

Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước

Sau 7 mùa giải với những thành công vang dội và nhiều dấu ấn khó quên, Giải bóng đá các Cơ quan Báo chí toàn quốc Press Cup đã trở thành sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước.

Cần Thơ: Trường THPT An Khánh tổ chức Hội thi văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Cần Thơ: Trường THPT An Khánh tổ chức Hội thi văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

(NSMT) - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ vừa tổ chức đêm chung kết Hội thi văn nghệ Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Những “người thầy” thầm lặng trong công tác tuyên truyền pháp luật khi tham gia giao thông

Những “người thầy” thầm lặng trong công tác tuyên truyền pháp luật khi tham gia giao thông

(NSMT) - Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để tri ân các thầy cô giáo đứng trên bục giảng, mà còn là dịp để chúng ta nhớ đến những “người thầy” thầm lặng, đang từng ngày cống hiến cho sự hiểu biết và an toàn của cộng đồng. Trong số đó, các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh, sinh viên, viên chức, người lao động và nhân dân xứng đáng được tôn vinh.