Giới trẻ Cần Thơ hưởng ứng đại lễ qua những bộ trang phục truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc
(NSMT) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những gương mặt từng đạt giải "Nét đẹp áo bà ba xưa và nay" đã cùng hội ngộ, thực hiện bộ ảnh đặc biệt ý nghĩa này thông qua những bộ trang phục truyền thống của dân tộc.
Khoác lên mình trang phục truyền thống của bốn dân tộc anh em đang sinh sống trên vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long - Kinh, Chăm, Hoa, Khmer - cùng hình ảnh chú bộ đội trẻ trung, tự hào cầm cao lá cờ đỏ sao vàng, các bạn trẻ đã khắc họa sinh động tinh thần đoàn kết, yêu nước và khát vọng vươn lên của thế hệ hôm nay.

Trang phục truyền thống của các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer mang vẻ đẹp riêng biệt, đậm đà bản sắc. Người Chăm nổi bật với áo dài và khăn vấn đầu tinh tế, gam màu thường nhẹ nhàng nhưng vẫn sắc sảo. Người Hoa duyên dáng trong những bộ sườn xám cách tân, vừa kín đáo vừa tôn lên vẻ thanh lịch. Người Khmer lại khoác lên mình những bộ Sampot và khăn rằn đặc trưng, rực rỡ sắc màu, phản ánh nét phóng khoáng, yêu đời. Khi cùng hòa vào sắc áo bà ba mộc mạc của người Kinh, tất cả đã tạo nên bức tranh đoàn kết sinh động, đầy tự hào của vùng đất phương Nam.

Giữa bối cảnh non sông rực rỡ trong niềm vui ngày hội lớn, nét duyên dáng của tà áo bà ba càng thêm nổi bật. Nếu áo dài trắng được xem là biểu tượng của nét đẹp nữ sinh Việt Nam, thì ở miền Tây sông nước, áo bà ba mới chính là trang phục gắn liền với đời sống và lịch sử.

Không chỉ hiện diện trong lao động thường nhật, áo bà ba còn từng là "chiến bào mềm" của những người mẹ, người chị miệt mài nuôi giấu cách mạng, tiếp sức cho tiền tuyến trong những năm tháng chiến tranh gian khó. Qua bộ ảnh lần này, hình ảnh áo bà ba tiếp tục khẳng định vị thế đặc biệt trong văn hóa và lịch sử dân tộc.

Đại sứ Áo bà ba Võ Thị Tuyết Mai cũng góp mặt trong bộ ảnh này, tiếp tục sứ mệnh lan tỏa vẻ đẹp mộc mạc nhưng vô cùng tinh tế của trang phục truyền thống miền Tây. Với niềm tự hào và tình yêu sâu sắc dành cho tà áo bà ba, Tuyết Mai cùng các thí sinh đã thể hiện trọn vẹn tinh thần đoàn kết, duyên dáng và kiên cường - những phẩm chất làm nên sức mạnh bất diệt của dân tộc Việt Nam.
"Tôi muốn lan tỏa hình ảnh trang phục truyền thống của các mẹ, các chị trong đấu tranh giành lại độc lập tự do, giản dị nhưng rất đổi anh hùng, tôi muốn viết tiếp truyền thống ấy trong các hoạt động nhằm tái hiện hình ảnh phụ nữ Nam bộ luôn bản lĩnh, tự tin và duyên dáng trong niềm tự hào của chiếc áo quê hương" - Đại sứ áo bà ba Võ Thị Tuyết Mai chia sẻ.

Đặc biệt, tất cả các gương mặt tham gia bộ ảnh đều đến từ Cần Thơ - trái tim của miền Tây Nam Bộ, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của nước nhà. Hình ảnh các bạn trẻ trong sắc áo dân tộc, tay trong tay cùng chú bộ đội kiêu hãnh, như một bức tranh sống động về niềm tin, lòng tự hào và khát vọng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, đúng với tinh thần "non sông liền một dải, Bắc Nam chung một nhà".

Bộ ảnh không chỉ là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, mà còn là lời nhắn nhủ thế hệ trẻ hôm nay hãy tiếp tục gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống, để mỗi ngày mới thêm trọn vẹn ý nghĩa.
Cần Thơ: Tuyên truyền, hưởng ứng Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ III
Nhằm góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ III do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì tổ chức, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Cần Thơ ban hành Công văn số 260-CV/BTGDVTU ngày 26/5/2025 về việc tăng cường thông tin, tuyên truyền tham gia Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ III trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
An Giang: Hàng ngàn người trang nghiêm dự nghi lễ tắm Bà Chúa Xứ Núi Sam
(NSMT) - Rạng sáng 21/5 (nhằm 24/4 âm lịch), tại miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang, đã long trọng diễn ra lễ tắm Bà (còn gọi là lễ mộc dục) theo nghi thức truyền thống. Đây là một trong những nghi thức quan trọng trong chuỗi các nghi thức của lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vừa được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Học sinh Cần Thơ góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa Việt Nam
(NSMT) - Ngày 20/5, Cô Trần Thị Lụa - Hiệu trưởng Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ cho biết, Trường THPT Châu Văn Liêm vừa tổ chức chương trình giao lưu quốc tế với đoàn học sinh thuộc Sở giáo dục tỉnh Jeollanam, Hàn Quốc.
Ra mắt Hội họ Lê và Hội Doanh nghiệp - Doanh Nhân họ Lê thành phố Cần Thơ
(NSMT) - Ngày 19/5, tại Cần Thơ đã diễn ra Lễ ra mắt Hội doanh nghiệp, doanh nhân họ Lê TP. Cần Thơ. Đến tham dự có ông Lê Nam Giới - Nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ; Ông Dương Tấn Hiển - Uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND TPCT; Ông Lê Quang Thắng - Chủ tịch Tổng Hội họ Lê Việt Nam.
Press Cup 2025: Lần đầu giao lưu quốc tế với Liên đoàn Báo chí Thái Lan
Trải qua 8 mùa giải thành công, Press Cup 2025 đánh dấu bước ngoặt mới khi lần đầu tiên mở rộng giao lưu quốc tế với Liên đoàn Báo chí Thái Lan, khẳng định uy tín và tầm vóc ngày càng lớn của sân chơi dành cho những người làm báo.
Cần Thơ triển lãm sách chuyên đề “Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người”
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ phối hợp Thư viện thành phố Cần Thơ tổ chức triển lãm sách chuyên đề “Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người”, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
An Giang: Hàng ngàn người đội mưa tham gia Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam
(NSMT) - Chiều 19/5 (nhằm 22/4 âm lịch), tại TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang, Ban tổ chức Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ Núi Sam tổ chức lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam từ bệ đá bà ngự trên đỉnh núi Sam về miếu dưới chân Núi Sam. Đây là một trong những nghi thức quan trọng trong chuỗi các nghi thức của lễ hội.