Phong cách sống

Hành trình nhiều thăng trầm đến vinh quang võ thuật dân tộc Vovinam

Thứ tư, 13/12/2023, 10:23 AM

(NSMT) - Võ sĩ Trần Công Tạo là một trong những gương mặt võ sĩ tiêu biểu ở TP Cần Thơ đã góp phần vào công cuộc phát triển môn Quốc võ Vovinam, nâng cao danh tiếng nền võ thuật Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Đồng thời, Trần Công Tạo còn là một hình tượng võ sĩ chính trực mà nhiều thế hệ đàn em theo đuổi học tập.

Vovinam (Việt Võ Đạo) là môn võ thuật do võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938, dựa trên nền tảng võ thuật cổ truyền và vật cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Môn võ với tiêu chí “cương nhu phối triển”, kết hợp giữa sức mạnh và sự uyển chuyển, giữa công kích và phòng thủ, giữa võ thuật và võ đạo. Vovinam không chỉ rèn luyện thể chất mà còn giáo dục đạo đức, lối sống và tinh thần trách nhiệm của võ sinh đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Trên chặng đường lịch sử phát triển môn Vovinam, có rất nhiều võ sĩ ưu tú góp phần nâng cao uy tín và vị thế của môn võ dân tộc Việt trên trường quốc tế. Trong số đó, không thể không kể đến võ sĩ Trần Công Tạo, người đã trải qua nhiều thăng trầm để đạt được những thành tích đáng tự hào trong môn võ thuật Vovinam.

01CCCB93-2B84-45E4-ACEB-0EEBA88C9C6B
Võ sư Trần Công Tạo

Võ sư Trần Công Tạo

Trần Công Tạo sinh năm 1985 tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, là con trai trưởng trong gia đình có 4 anh em. Gia cảnh khó khăn nên thuở nhỏ vô cùng vất vả. Anh từng làm qua nhiều công việc cực nhọc như bán bánh mì, bán vé số dạo để phụ giúp gia đình.Từ nhỏ,  Anh Tạo và em trai có niềm đam mê võ thuật và có nền tảng vững chắc về kỹ thuật cũng như tinh thần. Cơ duyên anh được gặp thầy Võ Hữu Lý và bắt đầu luyện tập từ năm 1999 dưới sự dày công dạy dỗ của thầy. Mặc dù trong thời điểm kinh tế xã hội còn chậm phát triển, điều kiện luyện tập đầy khó khăn, thiếu thốn từ sân bãi, phương tiện, thiết bị nhưng niềm đam mê cháy rực nên hai thầy trò vẫn luôn cố gắng, cùng nhau phát triển bộ môn Quốc võ. 

Trần Công Tạo (ngoài cùng bìa phải) nhận bằng khen.

Trần Công Tạo (ngoài cùng bìa phải) nhận bằng khen.

Sự nỗ lực giúp thầy trò vượt lên trên hoàn cảnh, đến năm 2006 anh đã chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp và đạt được HCV hạng cân 51kg nam ở Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ V diễn ra tại tỉnh An Giang. Tính đến nay, Trần Công Tạo đã đạt được tổng cộng 86 huy chương các loại (64 HCV, 16 HCB, 06 HCĐ) ở các giải đấu cả trong nước và quốc tế; góp một phần vào thành công chung của nền thể thao TP Cần Thơ trong những năm qua.

20170803_181128
Thầy Võ Hữu Lý và bộ tứ vàng Vovinam.

Thầy Võ Hữu Lý và bộ tứ vàng Vovinam.

“Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, cuộc đời người võ sĩ cũng vậy. Không ít lần bị thương trong lúc luyện tập và thi đấu nhưng vì tình yêu với võ thuật, vì màu cờ sắc áo nên tự nhiên những lúc đó cảm giác cơn đau qua thật nhanh, mình lại mạnh mẽ đứng dậy để tiếp tục”. - Anh Tạo chia sẻ.

Dẫu có gặp tai nạn nghiêm trọng, người con máu đỏ da vàng vẫn giữ vững tinh thần thép, quyết không bỏ cuộc để có thể mang vinh quang về cho quê hương, nước nhà. Chính ý chí quyết tâm đã giúp anh thành công đạt được danh hiệu “Võ sĩ xuất sắc” trong Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2013 (SEA Games 27) ở Myanmar. Đặc biệt, anh Trần công tạo còn 04 lần đạt HCV Giải vô địch Vovinam thế giới các năm 2011, 2013, 2015 và 2017.

9a1aeace-d5d7-4dbe-b1f3-3e0a4869ced0
Tính đến nay, Trần Công Tạo đã đạt được tổng cộng 86 huy chương các loại (64 HCV, 16 HCB, 06 HCĐ) ở các giải đấu cả trong nước và quốc tế.

Tính đến nay, Trần Công Tạo đã đạt được tổng cộng 86 huy chương các loại (64 HCV, 16 HCB, 06 HCĐ) ở các giải đấu cả trong nước và quốc tế.

Theo lời kể của thầy Võ Hữu Lý: “Trần Công Tạo là người có nền tảng võ thuật chắc chắn và ý chí rất cao trong luyện tập; còn trong thi đấu lại cực kỳ nhạy bén, khôn khéo và tinh ý theo sự chỉ đạo từ xa của Ban huấn luyện. Hơn nữa, trong đời sống thường ngày, Tạo là người vô cùng hòa đồng, nhiệt tình, đoàn kết với mọi người”. Từ đó thấy được, Trần Công Tạo vừa phát huy được bản lĩnh võ thuật, vừa thể hiện được võ đức thực thụ của một người võ sĩ chân chính. Đạt nhiều thành tích đáng nể nhưng anh Tạo vẫn không ngừng trau dồi kỹ thuật, trao đổi và truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm bản thân với các lớp đàn em. Trong số đó có Trần Tấn Lập (em ruột anh Tạo), Đoàn Hoàng Thâm, Lê Toàn Trung, Lâm Trí Linh, Lâm Thị Thùy Mỵ,... cũng đều là những võ sinh đã đạt được thành tích cao cả trong và ngoài nước.

Võ sĩ Trần Công Tạo (bìa phải) cùng học trò ưu tú của mình.

Võ sĩ Trần Công Tạo (bìa phải) cùng học trò ưu tú của mình.

Trên hành trình đến với với vinh quang trong ngành thể thao võ thuật, Trần Công Tạo đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Anh là niềm tự hào của môn võ thuật cổ truyền Vovinam, chính vì thế anh trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ võ sinh sau này. Trần Công Tạo chính là minh chứng cho sự thành công của người võ sĩ, chỉ cần có niềm đam mê và tình yêu chân chính với võ đạo thì không có gì là không thể vượt qua được. Cái tên Trần Công Tạo đã được ghi khắc vào lịch sử phát triển của nền võ thuật dân tộc, là một trong những hình tượng của Quốc võ Việt Nam được theo đuổi bởi nhiều thế hệ võ sinh sau này.

Thành Hải - Mộc An  
Đi du lịch để... sống ảo và

Đi du lịch để... sống ảo và "cúng" Face

Đi du lịch 4 ngày 3 đêm mà chị mang tới 2 chiếc valy cỡ lớn chỉ để đựng váy và giày. Hôm đến bãi đá, vì diện giày cao gót mải mê chụp ảnh mà chị suýt ngã sấp mặt nếu anh không đỡ kịp. Đi du lịch nước ngoài chị chỉ chăm chú chụp thật nhiều ảnh, về nhà gom lại thành một kho dữ liệu để sống ảo, cúng face dần.

“Chữa lành” hay đu trend để

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

(NSMT) - Ngày 14/4 (nhằm 06/3 âm lịch), Phân ban Ni giới Phật giáo TP.Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền).

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Việc cho người khác một con cá có thể nuôi sống họ trong một ngày, nhưng dạy họ kỹ năng bắt cá có thể nuôi sống họ suốt đời.

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

(NSMT) - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo Nhân dân Lâm És, Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 05/4/2024, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà giáo Lâm És (sinh năm 1940) sinh ra trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Sống một mình ngày càng trở thành xu hướng nhưng làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây nhàm chán, tốn nhiều chi phí?

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Tục ngữ có câu: “Không có gỗ thì không đỡ được nhà, không có hàng xóm thì không thể sống tốt”. Nếu hàng xóm mà không biết giúp đỡ nhau, chỉ nghĩ đến bản thân mình, giữa họ sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn.