Hấp dẫn, ấn tượng chương trình nghệ thuật “Thương Lắm Miền Tây” kỳ thứ 2
(NSMT) - Ngày 27/7, ông Nguyễn Thế Triều – Giám đốc Đài PTTH tỉnh Hậu Giang cho biết, vừa tổ chức thành công chương trình nghệ thuật “Thương Lắm Miền Tây” kỳ thứ 2 với chủ đề “Về Bạc Liêu nghe điệu hoài lang” chương trình được diễn ra tại Nhà hát Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu.
Trong hành trình giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa miền sông nước Cửu Long, sau thành công của kỳ đầu tiên tại tỉnh Hậu Giang với chủ đề “Hậu Giang tình đất tình người” vào tháng 06, chương trình “Thương lắm Miền Tây” tháng 7 này dừng chân tại Bạc Liêu với chủ đề: Về Bạc Liêu nghe điệu hoài lang.

Chương trình được tổ chức chỉnh chu, xây dựng sân khấu quy mô, hoành tráng, ấn tượng, tái hiện hình ảnh đặc trưng của sông nước vùng ĐBSCL.

Ông Phạm Văn Thiều – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu phát biểu khai mạc chương trình nghệ thuật “Thương Lắm Miền Tây” kỳ thứ 2 với chủ đề “Về Bạc Liêu nghe điệu hoài lang”.
Nhắc đến Bạc Liêu là nhắc đến xứ sở “dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu”, đến Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu viết cách đây hơn thế kỷ mà vẫn làm say lòng người mộ điệu. Hơn cả một tác phẩm nghệ thuật, sức sống sâu, bền của khúc ca “đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng” có lẽ còn bởi giá trị cao đẹp về đạo nghĩa vợ chồng, về cốt cách thủy chung, son sắt của người Nam bộ ẩn chứa trong từng tiếng đờn thổn thức, nỉ non.


Nghệ sĩ Như Huỳnh biểu diễn tiết mục Dạ Cổ Hoài Lang chủ đề của chương trình.

NSUT Ngọc Đợi, nghệ sĩ Phạm Anh Chàng biểu diễn tiết mục ca cổ Yêu cô gái Bạc Liêu.

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng, ca sĩ Tiểu Thúy biểu diễn tiết mục mashup Miền Tây Quê Tôi - Tình Quê Miền Tây.

NSUT Trọng Phúc - nghệ sĩ Như Huỳnh biểu diễn tiết mục ca cổ Thương lắm miền Tây.
Bạc Liêu là mảnh đất kiên cường, con người cần cù và sáng tạo. Hơn 25 năm tái lập, với tinh thần đoàn kết, vượt khó, từ một tỉnh nghèo, cơ sở vật chất thiếu thốn, du lịch kém phát triển…giờ đây, Bạc Liêu thay da đổi thịt, trở thành một trong những tỉnh phát triển năng động của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khó có ngôn từ nào đủ sức kể hết về một vùng đất có chiều sâu văn hóa và bản sắc độc đáo như Bạc Liêu. Vì vậy, những giai điệu cất lên trong chương trình nghệ thuật Về Bạc Liêu nghe điệu hoài lang như thay lời muốn nói. Ngoài giới thiệu nét đẹp của đất và người miền Tây cần lao, hào sảng, chương trình mong muốn chung tay cùng tỉnh quảng bá tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế và du lịch.

Ông Lữ Văn Hùng - UVBCHTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu chụp hình lưu niệm cùng ekip Đài PTTH Hậu Giang.

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng chụp hình lưu niệm tại chương trình.

Ông Nguyễn Thế Triều – Giám đốc Đài PTTH tỉnh Hậu Giang kiểm tra nội dung, công tác chuẩn bị trước khi diễn ra chương trình.

Từ rất sớm đông đảo khán giả Bạc Liêu đã có mặt sẵn sàng chờ xem chương trình.
Chương trình nghệ thuật Thương lắm miền Tây được Đài PT&TH tỉnh Hậu Giang tâm huyết xây dựng, thực hiện hàng tháng tại các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông cửu Long là tiếng lòng của những con người trót thương mảnh đất này. Chương trình với mong muốn góp phần hiện thực hoá mục tiêu đến năm 2030: “Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng phát triển toàn diện, sinh thái, văn minh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hoá sông nước” như tinh thần Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị.
Một chương trình nghệ thuật chở đầy tâm huyết, trên sân khấu ngoài trời lung linh, rực rỡ mà ý nhị. Hình ảnh chiếc xuồng ba lá, dòng kênh xanh, hàng dừa soi bóng, cô thôn nữ duyên dáng nón lá chao nghiêng, tiếng đờn kìm, câu vọng cổ mênh mang trên sóng nước…sẽ đưa khán giả dù đang ở nơi đâu, cũng như được về với vùng đất xinh đẹp, hiền hòa.
Khán giả đã được thưởng thức các ca khúc ngọt ngào đậm chất quê hương qua sự thể hiện của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ được khán giả yêu thích như NSƯT Trọng Phúc, NSƯT Ngọc Đợi, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng, Quốc Đại, Hoàng Yến, Thuý Lê, Hạnh An, Hiền An, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyên Hy, Tôn Quý Long... Nghệ sĩ Như Huỳnh, Nghệ sĩ Phạm Anh Chàng (nhà hát Cao Văn Lầu), vũ đoàn Lee Lee, vũ đoàn Đại Dương.
Phát biểu tại chương trình, ông Phạm Văn Thiều – Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Năm 2022 là năm có ý nghĩa đặc biệt với tỉnh Bạc Liêu, là năm thứ 25 kể từ ngày tái lập tỉnh. Với nhiều hoạt động đã và đang được triển khai, tạo không khí sôi nổi trong toàn Đảng, Quân và Dân tỉnh nhà. Và Chương trình Nghệ thuật “Thương lắm miền Tây” hôm nay cũng là một hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện đó. Chương trình này được Đài PTTH Hậu Giang tâm huyết xây dựng, với dự kiến tổ chức định kỳ hàng tháng, luân phiên tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Đây cũng chính là tiếng lòng của những người con quê hương mảnh đất Chín Rồng.
Thông qua những âm sắc văn hóa nghệ thuật của Chương trình lần này, chúng tôi mong muốn được quảng bá những hình ảnh thân thương, những giá trị văn hóa về “tình đất, tình người” Bạc Liêu, rất mong được sự đón nhận của bạn bè, du khách gần xa. Đồng thời cũng thông qua chương trình, chúng tôi kỳ vọng tất cả chúng ta sẽ cùng chung tay góp phần xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL, sớm hiện thực hoá thành công mục tiêu “Đến năm 2030, vùng ĐBSCL là vùng phát triển toàn diện, sinh thái, văn minh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hoá sông nước” như tinh thần Nghị quyết 13 vừa được Bộ Chính trị thông qua đầu tháng 4 vừa qua”.
Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng chia sẻ cảm xúc khi tham gia chương trình: “Phi Hùng rất trân trọng và vui mừng khi được tham gia chương trình Thương lắm miền Tây, một chương trình rực rỡ đặc sắc ấn tượng với không gian âm nhạc gửi trọn những lời ca ngợi ca vùng đất Bạc Liêu cùng nét văn hoá đặc trưng của miền Tây Nam Bộ . Đây chính là tâm huyết của Đài PTTH Hậu Giang địa phương tổ chức cũng như ê kíp thực hiện để miền Tây càng gần lại trong trái tim mọi người và chào mời du khách bốn phương về tham quan và đầu tư. Địa điểm tổ chức tại nhà hát Cao Văn Lầu với kiến trúc đẹp không gian mở khiến khán giả như đang lạc vào một sân khấu thực cảnh miêu tả chân thực nét văn hoá miền sông nước với những nụ cười hồn hậu chất phác thân thương . Ước mong mỗi chương trình sẽ ghi thêm dấu ấn đặc trưng vùng miền để chúng ta luôn tự hào về quê hương miền Tây”.
Tham gia chương trình, ca sĩ Như Huỳnh cho biết: “Như Huỳnh rất vui và vinh dự khi được tham gia chương trình Thương Về Miền Tây, một chương trình của Đài Hậu Giang thực hiện rất hoành tráng và ý nghĩa. Một sự kết nối và lan toả, giới thiệu văn hóa, con người Nam bộ đến với khắp mọi miền đất nước, mang những âm điệu ngũ cung, những làn điệu dân ca Nam bộ đến gần hơn khán giả khắp nơi. Như Huỳnh rất xúc động và vinh dự khi được thể hiện bài Dạ Cổ Hòai Lang, một bài hát mà khắp nơi nơi, ai ai cũng thuộc cũng thích và bài thứ hai là bài hát chủ đề của chương trình giới thiệu những nét dễ thương, mộc mạc của người miền Tây. Hy vọng Như Huỳnh sẽ được đồng hành thường xuyên với Thương Về Miền Tây của Đài PTTH Hậu Giang”.
- Một số hình ảnh trong chương trình nghệ thuật “Thương Lắm Miền Tây” kỳ thứ 2













Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.
Chia tay ngày Valentine
Chia tay đã khó khăn, chia tay với ai đó ngay trước thềm Valentine càng khiến nhiều người cảm thấy nhẫn tâm và tội lỗi.
Vì sao có tới 3 ngày Valentine?
Bên cạnh ngày Lễ tình nhân mà phần lớn mọi người đều biết vào ngày 14/2 hay còn được gọi là Valentine đỏ, thế giới còn có nhiều ngày “Lễ tình yêu” vô cùng thú vị là Valentine Trắng và Valentine Đen.
Valentine 14/2 ai là người tặng quà?
Valentine 14/2 nam hay nữ là người tặng quà khi đây là dịp lễ đặc biệt để bày tỏ tình yêu của mình đến với nửa kia và các cặp đôi thường tặng quà cho nhau?
4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng
Đi chùa đầu năm, đặc biệt là lễ chùa ngày rằm tháng Giêng là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt, nhưng đi lễ thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.
Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?
Mỗi người đi lễ chùa với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?
Không chỉ ở Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu được coi là một ngày lễ lớn trong năm của một số nước châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,...