Hậu Giang: Đa dạng hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng ngày sinh nhật Bác
Năm nay, Hậu Giang tổ chức đa dạng, chu đáo, ý nghĩa các hoạt động kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022).
Chủ động sớm
Là đơn vị được phân công tổ chức Lễ kỷ niệm 132 năm Ngày sinh của Bác, Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn huyện Long Mỹ chủ động xây dựng và triển khai từng phần việc cụ thể, nhanh chóng. Ông Đặng Hoàng Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, cho biết: Huyện đã triển khai các hoạt động cổ động trực quan, treo 800 cờ các loại, cổng chào màn hình led, băng rôn chào mừng trên các tuyến đường chính về trung tâm huyện. Cùng với đó là vận động người dân làm cỏ hai bên đường, cắt tỉa hàng rào sạch đẹp, nhất là xung quanh Di tích lịch sử Đền thờ Bác Hồ.

Người dân xem triển lãm “Hậu Giang xưa và nay qua tài liệu lưu trữ” tại Đền thờ Bác Hồ.
Địa phương đã chuẩn bị chu đáo khâu hậu cần, chương trình Lễ viếng Bác vào sáng 19-5, dự kiến có khoảng 150 đại biểu cấp tỉnh, huyện và xã. Tất cả đều được triển khai, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể, có kiểm tra, giám sát, đảm bảo các hoạt động diễn ra ý nghĩa, chất lượng và an toàn.
Trước ngày lễ, tại Đền thờ Bác Hồ sẽ diễn ra nhiều hoạt động, như trưng bày hình ảnh chủ đề: Thành tựu các lĩnh vực của tỉnh năm 2021; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, nơi đây còn có triển lãm bộ ảnh “Hậu Giang xưa và nay qua tài liệu lưu trữ”, do huyện Long Mỹ phối hợp với Trung tâm Lịch sử tỉnh tổ chức, để phục vụ Nhân dân, đã bắt đầu từ chiều ngày 12-5. Đây là bộ ảnh tư liệu hiếm và quý đã từng được tổ chức tại tỉnh và một số huyện, thị, thành trong tỉnh những năm qua, để Nhân dân biết thêm nhiều thông tin hay về lịch sử hình thành và phát triển của Hậu Giang từ xưa đến nay.
Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ
Tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh: Vào ngày 17-5 tới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội thi Văn nghệ quần chúng các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật tiêu biểu tỉnh Hậu Giang, với sự tham gia của 8 đội văn nghệ quần chúng đến từ các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Đây là dịp để đánh giá hoạt động của các câu lạc bộ văn nghệ nòng cốt ở địa phương, để có hướng hỗ trợ, nâng chất toàn diện. Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: “Sau khi các đội thi xong, chúng tôi sẽ chọn những tiết mục xuất sắc, kết hợp với một số tiết mục của Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh và huyện Long Mỹ, thành một chương trình nghệ thuật tổng hợp, đặc sắc, trong đó tập trung chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi tình yêu quê hương và nhịp sống của Hậu Giang trong xu hướng phát triển”.
Thời điểm này, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh đã hoàn thành các tiết mục để phục vụ trong đêm văn nghệ cũng như các tiết mục văn nghệ chào mừng vào sáng 19-5. Đây là những tiết mục được chọn lọc từ chương trình nghệ thuật năm cùng một số tiết mục mới dàn dựng, tập trung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, được các ca sĩ, diễn viên chủ động tập luyện sớm, đảm bảo chất lượng nghệ thuật, tạo nên điểm nhấn, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân ở địa phương.
Ngoài hoạt động văn nghệ, tại Thư viện tỉnh có triển lãm nhiều bộ sách hay, sách quý với chủ đề về Bác Hồ và đa dạng các chủ đề khác. Bà Trần Tuyết Hận, Phó Giám đốc Thư viện tỉnh, cho biết: “Ngoài triển lãm sách tại chỗ, diễn ra trước, trong và sau ngày 19-5, trong hai ngày 18 và 19-5, chúng tôi sẽ triển lãm khoảng 600 đầu sách với các chủ đề về Bác, sách mới, sách quý và sách thiếu nhi, vừa phục vụ người dân đến viếng Bác tại khu di tích, vừa phát huy công năng của xe lưu động, để mang văn hóa đọc đến gần với người dân”.
Công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ đã khởi động. Đây hứa hẹn sẽ là chuỗi những hoạt động ý nghĩa, chất lượng, được tổ chức đa dạng, phong phú, khởi động cho chuỗi hoạt động văn hóa, văn nghệ trong thời gian tiếp theo.
Theo Vĩnh Trà / Báo Hậu Giang
Tiệm mì 1.000 đồng lan tỏa yêu thương ở Cà Mau
Một tiệm mì gói giá 1.000 đồng vừa xuất hiện tại phường 5, TP Cà Mau, do anh Trương Minh Đương, người dân phường 6, cùng một số người bạn thành lập. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, từ những gói mì, quả trứng, xúc xích, rau sống, ớt, chanh đến nước sôi, tất cả đều không tốn kém, nhưng lại chứa đựng một tâm huyết lớn lao. Khi câu chuyện về việc làm thiện nguyện lan tỏa, nhiều nhà hảo tâm đã mang mì, trứng và các vật phẩm khác đến để ủng hộ quán mì 1.000 đồng này.
Tỉnh thành nào ở Việt Nam kết hôn muộn nhất và ly hôn nhiều nhất?
Độ tuổi kết hôn trung bình tại Việt Nam là 27,3 tuổi, trong đó nam là 29,4 tuổi và nữ là 25,2 tuổi. Tỉnh có độ tuổi kết hôn muộn nhất chênh lệch gần 3 tuổi so với trung bình.
Gia đình bất hòa vì dừng… học thêm
Từ ngày bọn trẻ không đi học thêm buổi tối, không phải đưa đón con, anh lại tụ tập bạn bè nhậu nhẹt đến tận khuya mới về. Chị ở nhà vừa làm mẹ, vừa làm cô giáo. Không khí gia đình không còn êm đềm như trước.
Vì sao người xưa lấy nhau khi chưa biết mặt nhưng lại ít ly hôn?
Đàn ông thời xưa muốn ly dị vợ vì bất hòa trong hôn nhân không hề dễ dàng bởi cuộc hôn nhân này không đơn giản chỉ là người chồng muốn ly hôn.
Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu
Dành thời gian cho trẻ nhỏ có thể giúp ông bà minh mẫn, vui vẻ và thậm chí khỏe mạnh hơn về lâu dài.
Cần Thơ: Phát huy thế mạnh du lịch vùng
(NSMT) - Ban Chỉ đạo phát triển du lịch TP Cần Thơ vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đến tham dự có ông Nguyễn Thực Hiện - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, Trưởng ban BCĐ phát triển DL TP. Cần Thơ.
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.