Sống khỏe

Hóa chất độc hại ảnh hưởng trẻ nhỏ theo cách không ngờ

Thứ sáu, 21/05/2021, 19:49 PM

Hóa chất hiện diện phổ biến trong nhiều sản phẩm gia đình, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, từ diệt trừ côn trùng gây hại, tẩy rửa đồ dùng đến nâng cao chất lượng sản phẩm và cả chữa bệnh.

Tuy nhiên, thường xuyên tiếp xúc những thành phần hóa học cũng mang đến nhiều tác động bất lợi đến sức khỏe, không chỉ đối với người lớn mà còn trẻ nhỏ, dù đối tượng này không sử dụng trực tiếp.

7

Chọn đồ chơi bằng gỗ tự nhiên giúp trẻ tránh nguy cơ phơi nhiễm hóa chất.

Dưới đây là hai cách thức không ngờ mà hóa chất độc hại có thể xâm nhập và gây hại cho trẻ nhỏ, cũng như khuyến cáo để hạn chế tối đa tác động của chúng đối với các em:

+ Sử dụng đồ chơi nhựa

Theo một phát hiện được công bố gần đây trên Tạp chí Môi trường Quốc tế, ít nhất 126 chất độc hại ẩn chứa trong đồ chơi bằng nhựa. Một số hợp chất đó là tác nhân sinh ung thư và các nhà nghiên cứu đặc biệt lo ngại sau khi phát hiện nguy cơ ung thư do những hóa chất này gây ra vượt quá ngưỡng nguy cơ được khuyến cáo. Tuy không có cách nào để dễ dàng nhận ra đồ chơi nhựa nào có chứa hóa chất độc hại, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng đồ chơi làm từ nhựa mềm có thể khiến trẻ dễ tiếp xúc với một số hóa chất độc hại ở mức độ cao.

Lời khuyên:

Để bảo vệ trẻ trước nguy cơ phơi nhiễm hóa chất từ đồ chơi nhựa, phụ huynh cần giảm sử dụng các vật dụng gia đình bằng nhựa, tránh cho trẻ chơi đồ chơi bằng nhựa mềm. Thay vào đó, nên ưu tiên cho con dùng đồ chơi làm từ vật liệu tự nhiên, ví dụ như các khối xếp hình bằng gỗ, vòng gỗ, xe gỗ..., các món đồ chơi  làm từ sợi tự nhiên và len hữu cơ, hoặc đồ chơi làm từ cao su thiên nhiên.

Phụ huynh cũng cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ luôn được thông thoáng, bằng cách sử dụng quạt và thường xuyên mở cửa sổ. Điều này có thể giúp trẻ tránh nguy cơ hít phải các hóa chất tỏa ra từ đồ chơi để trong phòng. Được biết, nguy cơ sức khỏe lớn nhất mà đồ chơi nhựa có thể gây ra là tiếp xúc qua đường hô hấp.

+ Nệm ngủ kém an toàn

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường, nệm là nơi có thể ẩn chứa nhiều loại hóa chất độc hại. Trong số đó đáng chú ý là polyurethane, chất chống cháy, nhựa, acetaldehyde, formaldehyde và benzen vì những hóa chất này đều tạo ra khí độc khi thân nhiệt của con người làm nóng bề mặt của nệm. Các nhà nghiên cứu đặc biệt lo ngại rằng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) khi được giải phóng từ nệm có thể gây hại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số vấn đề sức khỏe mà VOC có thể gây ra bao gồm đau đầu và kích ứng mắt, mũi và cổ họng. Hơn nữa, phơi nhiễm VOC về lâu dài có thể góp phần gây tổn thương nội tạng hoặc sinh ung thư.

Lời khuyên:

Để đem lại sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ thành phần nguyên liệu trước khi quyết định mua nệm cho con, chẳng hạn như tránh mua nệm làm từ chất liệu polyurethane foam.

Bên cạnh đó, để tránh các chất chống cháy độc hại, đừng mua đệm đã qua sử dụng vì các sản phẩm cũ có nhiều khả năng chứa các hóa chất này hơn. Khi mua một tấm nệm mới, cần tìm hiểu xem nhà sản xuất có sử dụng chất chống cháy hoặc có giấy chứng nhận an toàn sức khỏe OEKO-TEX hay không.

AN NHIÊN (Theo Science Times)

Đùa giỡn trong lớp học, học sinh lớp 6 bị rách mắt do bìa sách

Đùa giỡn trong lớp học, học sinh lớp 6 bị rách mắt do bìa sách

(NSMT) - Trong lúc đùa giỡn, bạn cùng lớp vô tình cầm quyển sách quơ tay trúng mắt, bìa sách dày và bén nên đã gây rách mắt khiến học sinh lớp 6 phải vào viện cấp cứu.

Kể cả vitamin, cũng không nên tùy tiện cho trẻ uống!

Kể cả vitamin, cũng không nên tùy tiện cho trẻ uống!

Mới đây, một bé 6 tháng tuổi bị ngộ độc do mẹ cho bé uống vitamin D tại nhà, phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương. Còn thống kê tại BV Nhi đồng TP Cần Thơ, từ đầu năm 2024 đến nay, đã có 16 trường hợp trẻ ngộ độc thuốc phải nhập viện điều trị. Vì thế, BS CKII Trương Cẩm Trinh, Trưởng khoa Khám BV Nhi đồng TP Cần Thơ khuyến cáo, khi trẻ bị bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Kể cả vitamin hay thuốc bổ, phụ huynh cũng không nên tùy tiện cho trẻ uống, có thể dẫn đến quá liều, ngộ độc, thậm chí đe dọa tính mạng.

Lời khuyên

Lời khuyên "vàng" cho người cao huyết áp

Cao huyết áp là một bệnh lý tim mạch mãn tính, vì vậy người bệnh cần hiểu biết các thông tin để tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ca ghép thận thành công đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

(NSMT) - Sau 02 tuần tiến hành phẫu thuật lấy thận, người hiến thận cho bệnh nhân hiện đã bình phục và trở lại cuộc sống bình thường. Còn phía bệnh nhân nhận thận, sức khỏe cũng đã ổn định, các chỉ số cận lâm sàng tiến triển thuận lợi, các chức năng thận của bệnh nhân đã phục hồi gần như bình thường.

3 quy tắc

3 quy tắc "vàng" giúp tập thể dục thể thao đạt hiệu quả

Chìa khóa để giảm cân lành mạnh là tập thể dục chăm chỉ và đều đặn. Biết những gì tốt nhất cho cơ thể và thực hiện kết hợp các bài tập một cách nghiêm túc.

Cần tầm soát Thalassemia trước khi kết hôn

Cần tầm soát Thalassemia trước khi kết hôn

Việt Nam hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia; trên 20.000 người bệnh đang cần được điều trị.

Rận mi chi chít trên mắt bé gái 5 tuổi

Rận mi chi chít trên mắt bé gái 5 tuổi

(NSMT) - Ngày 8/5, đại diện Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ cho biết, vào lúc 22h00 tối ngày 5/5, đơn vị đã tiếp nhận bệnh nhi H.B.H (5 tuổi, ngụ tại Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng rận mi chi chít trên mi mắt. Bệnh nhi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngứa mi mắt dữ dội, Bác sĩ bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ với tinh thần bệnh nhân là trung tâm đã tiếp nhận và điều trị kịp thời ngay trong đêm.