Phong cách sống

Họa sĩ Minh Art: Nguồn cảm hứng về Bạc Liêu cứ tuôn trào

Thứ bảy, 01/01/2022, 14:01 PM

Qua đồng nghiệp, tôi biết anh là một họa sĩ ở Sài Gòn, nhưng lại có đến hàng trăm tác phẩm mỹ thuật về Bạc Liêu. Ở hai nơi xa xôi, tôi chỉ có thể trao đổi với anh qua điện thoại, tin nhắn Zalo được vài lần. Nhưng như vậy cũng đủ để tôi cảm nhận được tình yêu mà anh cho nghệ thuật, cho xứ sở Bạc Liêu. Anh là họa sĩ Trần Thanh Minh, dân trong nghề gọi là Minh Art.

Họa sĩ Trần Thanh Minh

Họa sĩ Trần Thanh Minh

Minh Art cho rằng mình có duyên với Bạc Liêu. Điều đó chẳng sai, vì mỗi lần về với mảnh đất này, anh lại lâng lâng cái cảm giác thân thương, xao xuyến không muốn rời. Đi rất nhiều nơi nhưng anh tự hỏi, Bạc Liêu có gì đặc biệt đến thế? Rồi cũng tự trả lời mình, cái hiện tại, cái quá khứ đã từng chứng kiến, tiếp xúc với đất và con người nơi đây đã để lại quá nhiều tình cảm. Đến rồi đi, để rồi anh họa sĩ ở tuốt Sài Gòn càng thêm mến yêu, Bạc Liêu đọng lại trong tâm khảm anh với bao điều quyến rũ, thi vị và luôn thường trực mong muốn một ngày trở lại. Anh bộc bạch: “Tình người chân chất, đôn hậu, nghĩa tình, bao dung, còn đất thì như muốn níu chân ta ở lại. Vì thế, mạch sống tình người, nguồn cảm hứng về Bạc Liêu trong tôi cứ thế tuôn trào”.

Tháp cổ Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi) và cầu Kim Sơn (TP. Bạc Liêu).

Tháp cổ Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi) và cầu Kim Sơn (TP. Bạc Liêu).

Mối duyên của anh với Bạc Liêu là nhờ một người em ở Bạc Liêu, rất yêu quê hương mình và cũng rất yêu nghệ thuật. Người này đã ngỏ ý nhờ Minh Art tái hiện lại Bạc Liêu qua hình ảnh kết hợp với những câu chuyện để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp cho thế hệ sau, cũng như mong muốn cho mọi người biết đến nhiều hơn về quê hương mình.

Sau gần 20 năm, Minh Art trở lại Bạc Liêu không chỉ với tư cách là một người yêu thích những chuyến đi mà còn để phác họa lại vẻ đẹp cảnh vật, con người nơi đây. Ở góc độ vừa là người quen, vừa là một họa sĩ, anh thấy Bạc Liêu giờ đây đã đổi thay hoàn toàn từ diện mạo đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Một sự lột xác ngoạn mục, đẹp nhưng vẫn mang chiếc áo bình dị và êm ả.

Ngư dân thu hoạch muối.

Ngư dân thu hoạch muối.

Minh Art được người em nói trên cùng song hành, lấy xe chở đi thực tế khắp các địa danh để vẽ và ghi chép, một khoảng thời gian khá dài và rất nhiều lần phải lên xuống Sài Gòn và Bạc Liêu. Sau đó, Minh Art được anh Bùi Thanh Toàn - Phó Giám đốc Sở VH-TT-TT&DL Bạc Liêu (cũng là một người em) và chị Lưu Thị Hồng Liễu - Giám đốc Thư viện tỉnh hỗ trợ rất nhiều về tư liệu, hình ảnh.

Cách đây 2 năm, khi xem những bản vẽ phác thảo của họa sĩ Thanh Minh, anh Bùi Thanh Toàn cảm thấy rất ấn tượng và muốn giới thiệu dự án này đến lãnh đạo tỉnh. Nhận thấy giá trị độc đáo của các tác phẩm mỹ thuật, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Cao Xuân Thu Vân đã gợi mở hướng cuốn sách đến việc phục vụ quảng bá, phát triển du lịch. Dự án sách gồm 2 phần: các tác phẩm về di sản văn hóa, di tích lịch sử, kiến trúc đô thị, đời sống sinh hoạt của người dân, lễ hội, tín ngưỡng đặc trưng nhất ở Bạc Liêu; các tác phẩm về sản vật, ngành nghề truyền thống, du lịch và những điều cần biết như một cẩm nang du lịch. Cuốn sách được minh họa bằng song ngữ Việt - Anh nhằm mục đích quảng bá hình ảnh Bạc Liêu đến du khách trong nước và quốc tế.

Họa sĩ Trần Thanh Minh chia sẻ: “Bà Cao Xuân Thu Vân đã dành rất nhiều thời gian để trao đổi, góp ý và ủng hộ tôi về mặt tinh thần. Để rồi giờ đây, cuốn sách đã được hoàn thiện, mặc dù còn nhiều thiếu sót nhưng tôi mong sẽ có tác giả khác hoặc thế hệ sau tiếp nối bằng việc tái bản để ngày càng nâng cao giá trị cho công trình này”.

Những hình ảnh đặc trưng của huyện Vĩnh Lợi và Đông Hải.

Những hình ảnh đặc trưng của huyện Vĩnh Lợi và Đông Hải.

Qua những sáng tác của Minh Art, công chúng không chỉ cảm nhận được sức sống ngồn ngộn của Bạc Liêu hôm nay mà còn tìm thấy vẻ đẹp của Bạc Liêu xưa. Hình ảnh ngôi nhà lá 3 gian ở Hồng Dân, chiếc xuồng ba lá len lỏi qua những hàng dừa ở Vĩnh Lợi, chiếc phà băng qua sông ở Đông Hải… hay những cánh đồng “hoa muối” trắng, cây cầu Quay (cầu Kim Sơn) đều được lột tả một cách chân thật, sống động. 

Hiện tại, dự án sách đang được Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh thẩm định xuất bản. Nếu kịp, “di sản” sẽ là món quà rất ý nghĩa mà Minh Art dành tặng Bạc Liêu nhân kỷ niệm mảnh đất này bước sang tuổi 25. Anh cũng được Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Cao Xuân Thu Vân ủng hộ để tổ chức một buổi triển lãm tranh minh họa trong cuốn sách tại Bạc Liêu. Tiền thu được từ việc bán tranh, họa sĩ sẽ dùng để giúp đỡ những người Bạc Liêu có hoàn cảnh khó khăn.

Những ngày xuân đang về, dù bận bịu nhiều công việc nhưng thi thoảng Minh Art vẫn gửi cho tôi tin nhắn chúc buổi sáng tốt lành và không quên cảm ơn vì đã giới thiệu việc làm của anh trên báo. Tuy nhiên, ngược lại lời cảm ơn phải để tôi và nhiều người Bạc Liêu gửi đến anh, một họa sĩ tài hoa và giàu tình cảm dành cho vùng đất này.

Theo Hữu Thọ

Link bài gốc tại Báo Bạc Liêu Online

Đi du lịch để... sống ảo và

Đi du lịch để... sống ảo và "cúng" Face

Đi du lịch 4 ngày 3 đêm mà chị mang tới 2 chiếc valy cỡ lớn chỉ để đựng váy và giày. Hôm đến bãi đá, vì diện giày cao gót mải mê chụp ảnh mà chị suýt ngã sấp mặt nếu anh không đỡ kịp. Đi du lịch nước ngoài chị chỉ chăm chú chụp thật nhiều ảnh, về nhà gom lại thành một kho dữ liệu để sống ảo, cúng face dần.

“Chữa lành” hay đu trend để

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

(NSMT) - Ngày 14/4 (nhằm 06/3 âm lịch), Phân ban Ni giới Phật giáo TP.Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền).

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Việc cho người khác một con cá có thể nuôi sống họ trong một ngày, nhưng dạy họ kỹ năng bắt cá có thể nuôi sống họ suốt đời.

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

(NSMT) - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo Nhân dân Lâm És, Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 05/4/2024, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà giáo Lâm És (sinh năm 1940) sinh ra trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Sống một mình ngày càng trở thành xu hướng nhưng làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây nhàm chán, tốn nhiều chi phí?

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Tục ngữ có câu: “Không có gỗ thì không đỡ được nhà, không có hàng xóm thì không thể sống tốt”. Nếu hàng xóm mà không biết giúp đỡ nhau, chỉ nghĩ đến bản thân mình, giữa họ sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn.