Hội Khuyến học Sóc Trăng đón nhận Quỹ học bổng Dương Kỳ Hiệp
Ngày 1/4 tại ấp Trường An, xã Trường Khánh (huyện Long Phú), Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng tổ chức kỷ niệm 25 năm ngày mất Nhà cách mạng Dương Kỳ Hiệp và tiếp nhận Quỹ học bổng mang tên Dương Kỳ Hiệp với số tiền gần 500 triệu đồng do gia đình ông Dương Kỳ Hiệp và các nhà hảo tâm trao tặng. Đến dự có bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các Sở, ngành tỉnh, huyện.

Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: Quê hương Sóc Trăng tự hào vì có nhà cách mạng Dương Kỳ Hiệp. Cuộc đời cách mạng của ông gắn liền với những chặng đường đầy cam go, thử thách của cách mạng Việt Nam. Nhưng với ý chí bất khuất, khát vọng cống hiến, cùng với bản lĩnh, tư duy chính trị nhạy bén, phát huy tinh thần đoàn kết, quy tụ các tầng lớp, giai cấp, ông đã trở thành người đứng đầu, người chỉ huy của tỉnh Sóc Trăng trong những tháng năm đấu tranh giành chính quyền và thiết lập, xây dựng chính quyền cách mạng mới.
Trong suốt cuộc đời hoạt động, nhà cách mạng Dương Kỳ Hiệp được Đảng giao nhiều trọng trách, nắm giữ nhiều chức vụ chủ chốt ở các tỉnh Tây Nam Bộ và ở một số Bộ, ngành Trung ương. Dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, thực hiện nhiệm vụ gì, trọng trách to lớn tới đâu, ông vẫn luôn phát huy tinh thần tiên phong của người đảng viên, gương mẫu trong công tác, giản dị trong lối sống, gần gũi với đồng bào, đồng chí, không quản ngại gian khổ, hy sinh, luôn có mặt ở những nơi khó khăn, nguy hiểm, hết lòng vì Đảng, vì nhân dân, vì đồng bào miền Nam. Ông cũng là người rất quan tâm đến thế hệ trẻ, đến giáo dục bằng những việc làm rất có ý nghĩa, trong đó có hoạt động hỗ trợ Quỹ học bổng mang tên ông mỗi năm hàng trăm triệu đồng, giúp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tiếp tục đến trường.
Cũng tại buổi lễ, ông Nguyễn Bá Nhiệm, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Quỹ khuyến học Dương Kỳ Hiệp được thành lập từ năm 2012. Nguồn vận động Quỹ Dương Kỳ Hiệp chủ yếu là từ sự tài trợ, đóng góp của gia đình là các con cháu của đồng chí Dương Kỳ Hiệp, quý mạnh thường quân, các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Qua hơn 10 năm hoạt động, nguồn quỹ đã vận động được trên 6 tỷ 110 triệu đồng và đã thực hiện trao 2.494 suất học bổng các loại cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, khuyết tật, học sinh là người dân tộc Khmer ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn được đến trường và học tập tốt. Riêng trong năm 2024, Quỹ đã trao 257 suất học bổng với tổng số tiền là 276 triệu đồng cho học sinh vượt khó học tốt, trong đó, có 02 em học sinh được nhận học bổng toàn phần, mỗi suất 3 triệu đồng.

Ông Dương Kỳ Hùng, con trai ông Dương Kỳ Hiệp phát biểu
Ông Dương Kỳ Hùng (con trai Nhà cách mạng Dương Kỳ Hiệp) chia sẻ: “Lúc sinh thời, cha tôi luôn quan tâm đến giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ tương lai xây dựng quê hương đất nước. Tiếp nối truyền thống gia đình, anh chị em chúng tôi đều trở thành đảng viên tốt, luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và sống gương mẫu cho các thế hệ con cháu noi theo. Việc thành lập Quỹ Khuyến học Dương Kỳ Hiệp thể theo di nguyện của người cha quá cố, nhà lão thành cách mạng Dương Kỳ Hiệp. Anh chị em trong gia đình chúng tôi đồng lòng thống nhất cùng với con cháu các thế hệ tích cực đóng góp gây Quỹ Khuyến học Dương Kỳ Hiệp, nhằm chung tay góp phần cùng tỉnh nhà thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến học, khuyến tài, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xây dựng và phát triển quê hương đất nước nói chung và quê hương Trường Khánh, huyện Long Phú nói riêng”.
Cũng nhân dịp này, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tặng Bằng khen cho gia đình Nhà cách mạng Dương Kỳ Hiệp về những đóng góp cho địa phương.

Bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng trao tiền hỗ trợ quỹ...

Trao Bằng khen cho gia đình Nhà cách mạng Dương Kỳ Hiệp
Nhà cách mạng Dương Kỳ Hiệp sinh năm 1911, tại làng Trường Khánh, Sóc Trăng. Từ thuở nhỏ ông rất chú tâm đến việc học hành và là một học sinh giỏi, sau khi thi đỗ bằng sơ học, ông lên Sài Gòn tiếp tục học chương trình cao đẳng tiểu học tại Trường Huỳnh Khương Ninh. Thời gian này, ông được tiếp xúc với những bạn bè có khuynh hướng cách mạng. Năm 1929, ông được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội). Tháng 9/1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong một cuộc míttinh tại trường Huỳnh Công Phát để kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga, ông bị Sở Mật thám Sài Gòn bắt giam ở bốt Catina. Khi ra tù, ông được phân công về hoạt động tại Sóc Trăng. Năm 1932, do chống lại lính mã tà, ông bị giam giữ một thời gian và kêu án tù. Sau khi ra tù cuối năm 1932, ông thành lập chi bộ ghép Trường Khánh - Châu Khánh, là một ừong những chi bộ đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng. Sau đó, ông tiếp tục xây dựng chi bộ ở Song Phụng, Cái Trâm - Phong Nam. Năm 1937, ông lập ra hiệu sách “Thanh niên Thư quán” tại số 72, đại lộ Đại Ngãi, tỉnh lỵ Sóc Trăng (nay là số 137, đường Hai Bà Trưng, TP.Sóc Trăng) để làm nơi gặp gỡ, hội họp, phổ biến tin tức, đường lối cách mạng cho những cơ sở mà ông đã tổ chức được và liên hệ với những người có nhiệt huyết để tổ chức cơ sở mới. Năm 1944, ông mở “Quán cơm Thanh niên” tại đại lộ Đại Ngãi làm cơ sở hoạt động.
Tháng 5/1953, ông giữ chức Quyền Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch ủy ban kháng chiến - hành chinh tỉnh Bạc Liêu. Tháng 7/1953, ông được phân công làm Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch ủ y ban kháng chiến - hành chính tỉnh Long Châu Hà. Cuối năm 1954, ông được phân công làm Trưởng ban Tập kết quân dân chính đảng Khu 9. Năm 1955, ông làm Chánh Văn phòng Ban Quan hệ Bắc Nam. Từ 1960 - 1964, ông giữ các chức vụ Vụ phó rồi Vụ trưởng Vụ Tài vụ của Bộ Kinh tế - Tài chính Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Năm 1965, ông được đề bạt làm ủy viên ủy ban thống nhất phụ trách chi viện cho miền Nam, rồi làm Thứ trưởng Bộ Kinh tế - Tài chính Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Năm 1970, ông được phân công làm Phó Chủ nhiệm ủ y ban viện trợ Thống nhất Trung ưong. Tháng 4/1975, ông giữ quyền Bộ trưởng Kinh tế, Tổng Giám đốc Nha Tài chính, Phó Chủ nhiệm ủy ban kế hoạch miền Nam.
Dưong Kỳ Hiệp là người yêu nước chân chính, là một nhà lãnh đạo có đầu óc sáng tạo, nhạy bén với tình hình, có tầm nhìn xa và luôn tiến lên phía trước. Ồng là một trong những người tổ chức và xây dựng chính quyền đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng.
Với những thành tích đạt được trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Nhì; Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huy hiệu Thành đồng To quốc; Bằng khen của Hồ Chủ tịch về công tác kiểm kê; Huy hiệu 60 tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Ngàỵ 8/4/2000, ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh và được an táng tại quê nhà làng Trường Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Tên của ông được đặt tên cho một trường trung học cơ sở ở TP.Sóc Trăng, một trường THCS&THPT xã Trường Khánh và một con đường ở thành phố Sóc Trăng.
Ngày 22/12/2021, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhà cách mạng Dương Kỳ Hiệp, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức hội thảo khoa học "Nhà cách mạng Dương Kỳ Hiệp - những đóng góp mang dấu ấn lịch sử".
Cần Thơ: Tuyên truyền, hưởng ứng Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ III
Nhằm góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ III do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì tổ chức, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Cần Thơ ban hành Công văn số 260-CV/BTGDVTU ngày 26/5/2025 về việc tăng cường thông tin, tuyên truyền tham gia Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia “Tổ quốc bên bờ sóng” lần thứ III trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
An Giang: Hàng ngàn người trang nghiêm dự nghi lễ tắm Bà Chúa Xứ Núi Sam
(NSMT) - Rạng sáng 21/5 (nhằm 24/4 âm lịch), tại miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang, đã long trọng diễn ra lễ tắm Bà (còn gọi là lễ mộc dục) theo nghi thức truyền thống. Đây là một trong những nghi thức quan trọng trong chuỗi các nghi thức của lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vừa được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Học sinh Cần Thơ góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa Việt Nam
(NSMT) - Ngày 20/5, Cô Trần Thị Lụa - Hiệu trưởng Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ cho biết, Trường THPT Châu Văn Liêm vừa tổ chức chương trình giao lưu quốc tế với đoàn học sinh thuộc Sở giáo dục tỉnh Jeollanam, Hàn Quốc.
Ra mắt Hội họ Lê và Hội Doanh nghiệp - Doanh Nhân họ Lê thành phố Cần Thơ
(NSMT) - Ngày 19/5, tại Cần Thơ đã diễn ra Lễ ra mắt Hội doanh nghiệp, doanh nhân họ Lê TP. Cần Thơ. Đến tham dự có ông Lê Nam Giới - Nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy TP. Cần Thơ; Ông Dương Tấn Hiển - Uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND TPCT; Ông Lê Quang Thắng - Chủ tịch Tổng Hội họ Lê Việt Nam.
Press Cup 2025: Lần đầu giao lưu quốc tế với Liên đoàn Báo chí Thái Lan
Trải qua 8 mùa giải thành công, Press Cup 2025 đánh dấu bước ngoặt mới khi lần đầu tiên mở rộng giao lưu quốc tế với Liên đoàn Báo chí Thái Lan, khẳng định uy tín và tầm vóc ngày càng lớn của sân chơi dành cho những người làm báo.
Cần Thơ triển lãm sách chuyên đề “Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người”
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ phối hợp Thư viện thành phố Cần Thơ tổ chức triển lãm sách chuyên đề “Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con người”, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
An Giang: Hàng ngàn người đội mưa tham gia Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam
(NSMT) - Chiều 19/5 (nhằm 22/4 âm lịch), tại TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang, Ban tổ chức Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ Núi Sam tổ chức lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ núi Sam từ bệ đá bà ngự trên đỉnh núi Sam về miếu dưới chân Núi Sam. Đây là một trong những nghi thức quan trọng trong chuỗi các nghi thức của lễ hội.