Hội LHPN Phường Cái Khế ra mắt tổ hợp tác "Cầu đá lông vịt" giúp chị em ổn định kinh tế gia đình
(NSMT) - Vừa qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) phường Cái Khế đã tổ chức Lễ ra mắt tổ hợp tác “Cầu đá lông vịt” tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Mô hình mang ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm tại chỗ, có thu nhập ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình và địa phương.
Đến tham dự có bà Nguyễn Thị Hồng Nga – UV BTV Hội LHPN TP Cần Thơ, Chủ tịch Hội LHPN quận Ninh Kiều; Ông Võ Khắc Hiếu – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ninh Kiều; ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng ủy phường Cái Khế; BTV Hội LHPN quận, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội LHPN 11 cơ sở Hội, 50 chị là cán bộ, hội viên toàn quận cùng các thành viên Ban Chủ nhiệm và các chị em phụ nữ trong Tổ hợp tác.
Được biết, mô hình tổ hợp tác “Cầu đá lông vịt” hỗ trợ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, hội viên, phụ nữ về thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/6/2017, giúp chị em nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho phụ nữ khởi nghiệp, mở rộng chuỗi kết nối trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm… góp phần tăng chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế của phường.
Việc thành lập Tổ Hợp tác mang ý nghĩa lớn, vừa để nâng tầm và kết nối hoạt động kinh doanh của các cơ sở nhỏ lẻ trên địa bàn phường Cái Khế, vừa đáp ứng nhu cầu hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa giữ gìn nghề thủ công và phát huy giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ thông qua những chiếc cầu đá mang đậm nét đẹp tuổi thơ.
Nhằm định hướng cho hoạt động của Tổ hợp tác đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Hồng Nga – UV. BTV Hội LHPN TP Cần Thơ, Chủ tịch Hội LHPN quận Ninh Kiều xác định rằng: "Nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, trong đó có các hoạt động hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ, tham gia quản lý là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội, góp phần cùng quận phát triển kinh tế - xã hội. Hội LHPN Quận Ninh Kiều đã chỉ đạo Hội LHPN phường Cái Khế tổ chức ra mắt Tổ hợp tác “Cầu đá lông vịt” với sự tham gia của 11 thành viên đã đánh dấu bước đầu nhiều khởi sắc, giúp nâng cao tỷ lệ lao động có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững".
Để hỗ trợ kết nối tiêu thụ đầu ra sản phẩm "Cầu đá lông vịt" của các thành viên Tổ hợp tác ở 2 đơn vị: Phòng giáo dục và đào tạo – Hội LHPN quận Ninh Kiều trong thời gian tới, bà Nguyễn Thị Hồng Nga – Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ quận Ninh Kiều và ông Võ Khắc Hiếu – Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Phòng giáo dục và Đào tạo quận Ninh Kiều đã tiến hành thực hiện ký kết của 2 đơn vị.
Việc ra mắt Tổ hợp tác còn giúp quảng bá các sản phẩm hàng thủ công đặc trưng được làm từ các nguyên liệu sẵn có tại địa phương, hỗ trợ giải quyết việc làm cho nhiều hội viên phụ nữ; nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm tại chỗ, có thu nhập ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình và địa phương.
Tại lễ ra mắt, Ban thường vụ Hội LHPN Quận còn thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”, trao học bổng Nguyễn Thị Định cho 2 em học sinh là Châu Hoàng Gia (12 tuổi, học sinh Trường THCS Thới Bình) và Châu Ngọc Gia Hân (8 tuổi, học sinh Trường Tiểu học Cái Khế 1) có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học tập.
Từ đầu tháng 6/2023, Hội LHPN quận Ninh Kiều đã phát động xây dựng và ra mắt mô hình “ngôi nhà xanh” tại phường Cái Khế. Bước đầu đưa vào sử dụng, “ngôi nhà xanh” đã đem lại hiệu quả cộng đồng cao; đồng thời nâng cao ý thức của hội viên, phụ nữ thu gom, phòng chống rác nhựa và xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp. “Ngôi nhà xanh” đã thu gom hơn 300kg rác thải tái chế gồm: chai nhựa, vỏ lon bia, nước ngọt, giấy, sắt vụn…. lượng rác thu gom được bán, qua đó Hội có nguồn kinh phí mua BHYT cho hội viên, phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Đây cũng là giải pháp hữu hiệu để giúp các em học sinh yên tâm học tập và được chăm lo sức khỏe ban đầu trong nhà trường. Bên cạnh đó, các gia đình cũng giảm bớt gánh nặng chi phí khám chữa bệnh khi không may các em bị ốm đau, bệnh tật; qua đó phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp “lá lành đùm lá rách” của dân tộc, góp phần lan tỏa tính nhân văn, nhân đạo, chia sẻ của chính sách BHXH, BHYT trong cuộc sống và cộng đồng xã hội.
Tại Lễ ra mắt còn lồng ghép hỗ trợ cho các thành viên của Tổ hợp tác có thêm vốn làm ăn phát triển kinh tế ổn định cuộc sống, vươn lên khá giàu. Ban Thường vụ Hội LHPN quận Ninh Kiều có hỗ trợ vốn 20 triệu đồng cho các thành viên Tổ hợp tác.
Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?
Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?
Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may
Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.
Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều
Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.
Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.