Yêu 360°

Hôn nhân là cột mốc quan trọng hay “cái mác” trong xã hội hiện đại?

Chủ nhật, 02/10/2022, 19:49 PM

(NSMT) - Thời đại dần thay đổi đã khiến cho nhiều người độc thân tìm kiếm những lựa chọn cam kết khác thay vì hôn nhân vốn được coi như cột mốc quan trọng của đời người.

Từ xa xưa, hôn nhân vốn là một lựa chọn được xã hội ưu tiên khi muốn gắn bó lâu dài khiến các gia đình thường lên kế hoạch cho con cái của họ ngay cả trước khi chúng đến tuổi vị thành niên.

Thế nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay thì không. Trong khi nhiều người sắp kết hôn, thì nhiều người lại đang tham gia vào quan hệ đối tác dân sự hoặc chọn bạn đồng hành như một mối quan hệ cam kết lâu dài.

z3766854048150_aa9f923edf1b3417d92ee81f3883013e

Nhiều cặp đôi đang lựa chọn chung sống cùng nhau và chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống với tư cách là những người đã kết hôn mà không có bất kỳ giấy tờ hợp pháp nào.

Mối quan hệ này giống như một tình bạn, khi cả 2 đồng hành với nhau như một cặp vợ chồng trong thời gian dài.

Chia sẻ quan điểm của mình về viễn cảnh của các mối quan hệ hiện nay, Shalini Singh, người sáng lập Andwemet đã nói rằng: “Mai mối theo truyền thống vốn đồng nghĩa với hôn nhân. Tuy nhiên, khi thời thế thay đổi, những người độc thân trên thế giới, đặc biệt là những người độc thân ở Ấn Độ thường tìm kiếm các hình thức cam kết khác, chẳng hạn như một tình bạn đồng hành hay quan hệ đối tác hợp tác với nhau”.

Để tìm cách làm rõ hơn về vấn đề tương tự, tổ chức Andwemet đã khảo sát các thành viên cộng đồng của họ trong độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi từ các thành phố Cấp A của Ấn Độ như Delhi NCR, Mumbai, Hyderabad, Chennai và Bangalore và đưa ra kết quả như sau:

Tìm kiếm một mối quan hệ cam kết nhưng sợ hôn nhân

Theo những người đăng ký nền tảng này, có đến 80% trong số họ muốn có một mối quan hệ cam kết mà không cần bất kỳ giấy hợp pháp nào công nhận nó.

Trong khi 65% trong số họ tỏ ra vẫn muốn kết hôn sau khi mối quan hệ của họ vượt qua những thử thách, khó khăn sau 1 thời gian dài.

Hầu hết những người này đều tin rằng, hôn nhân chỉ là một cái mác và họ coi trọng sự cam kết về một mối quan hệ lành mạnh hơn là một mối quan hệ chỉ được “cái mác” đó.

z3766854048144_62240f71ae4e10d837bdbc74691c6b03

Đáng chú ý, so với nam giới, phụ nữ lại thường lo lắng hơn và tin rằng hôn nhân sẽ thay đổi mọi thứ trong mối quan hệ của họ, đặc biệt là đối với sự kỳ vọng mà xã hội đặt ra cho phái nữ.

Sau khi kết hôn, phụ nữ phải trải qua nhiều điều chỉnh trong cuộc sống của họ. Chẳng hạn như họ phải từ bỏ quê quán của bản thân và phải coi ngôi nhà đã kết hôn là của mình cũng tuân thủ các cách thức về “ngôi nhà mới” có thể đầy khắc nghiệt đối với cuộc sống của họ.

Đối với người phụ nữ, cảm giác “đổi chủ” từ nhà bố mẹ đẻ sang nhà chồng có thể làm bản thân mất đi danh tính của mình và khó có thể kiểm soát được.

Nhiều người còn chia sẻ rằng, hôn nhân sẽ khiến họ cảm thấy quá tải. Do vậy, họ muốn tránh thứ rắc rối này và muốn tập trung vào mối quan hệ của mình để làm cho nó trở nên bền chặt hơn.

Quan hệ đối tác chung sống dân sự

Gần với ý nghĩa của hôn nhân, tuy nhiên, mối quan hệ đối tác chung sống dân sự - Domestic partnership là một mối quan hệ bình đẳng và tách biệt hơn, khiến những người trong mối quan hệ không bị ràng buộc lẫn nhau.

Theo khảo sát của Andwemet, có tới 30% người đăng ký của họ sẵn sàng thiết lập mối quan hệ đối tác vì sở thích yêu đương thay vì ràng buộc trong hôn nhân. Trong khi 5% người đăng ký thậm chí có kế hoạch sinh con hoặc nhận nuôi chúng trong tương lai nếu mối quan hệ này có dấu hiệu đổ vỡ.

z3766854030000_318e2fedfa8ded67b6de75bacd286c88

Mối quan hệ đối tác dân sự như vậy được coi là sự bình đẳng về mặt pháp lý trong hôn nhân cũng như giúp tránh được sự căng thẳng về tài chính của một đám cưới truyền thống trước kia.

Hầu hết những người tìm kiếm quan hệ này đều luôn mong muốn tìm được một đối tác có cùng quan điểm với họ.

Hôn nhân đang dần mất đi vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống phải chăng là do con người trong xã hội hiện đại đã biết trân quý bản thân và yêu tự do hơn thay vì những ràng buộc và rắc rối mệt mỏi.

Trà My (Theo News18)  
Tỉnh thành nào ở Việt Nam kết hôn muộn nhất và ly hôn nhiều nhất?

Tỉnh thành nào ở Việt Nam kết hôn muộn nhất và ly hôn nhiều nhất?

Độ tuổi kết hôn trung bình tại Việt Nam là 27,3 tuổi, trong đó nam là 29,4 tuổi và nữ là 25,2 tuổi. Tỉnh có độ tuổi kết hôn muộn nhất chênh lệch gần 3 tuổi so với trung bình.

Vì sao người xưa lấy nhau khi chưa biết mặt nhưng lại ít ly hôn?

Vì sao người xưa lấy nhau khi chưa biết mặt nhưng lại ít ly hôn?

Đàn ông thời xưa muốn ly dị vợ vì bất hòa trong hôn nhân không hề dễ dàng bởi cuộc hôn nhân này không đơn giản chỉ là người chồng muốn ly hôn.

Chia tay ngày Valentine

Chia tay ngày Valentine

Chia tay đã khó khăn, chia tay với ai đó ngay trước thềm Valentine càng khiến nhiều người cảm thấy nhẫn tâm và tội lỗi.

Vì sao có tới 3 ngày Valentine?

Vì sao có tới 3 ngày Valentine?

Bên cạnh ngày Lễ tình nhân mà phần lớn mọi người đều biết vào ngày 14/2 hay còn được gọi là Valentine đỏ, thế giới còn có nhiều ngày “Lễ tình yêu” vô cùng thú vị là Valentine Trắng và Valentine Đen.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?

Khám sức khỏe trước khi kết hôn là hình thức sàng lọc quan trọng để xây dựng cuộc sống gia đình bền vững và góp phần nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều cặp đôi chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.

Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam

Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam

Thông tin từ Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho thấy, tỷ lệ trẻ vị thành niên có thai ngoài ý muốn đang chiếm khoảng 20% các ca mang thai ở nước ta.

Con nhà lính

Con nhà lính

Là con nhà lính, chơi đánh trận giả, tôi luôn phải dũng cảm và… hy sinh trên tuyến đầu lửa đạn. Là con nhà lính, tuổi thơ tôi sống trong gia đình mà như doanh trại.