Khám phá nét độc đáo của vùng Miệt Thứ Nam bộ
Miệt thứ là vùng đất thuộc địa bàn các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng (Kiên Giang) nằm cặp sông Cái Lớn, chạy ra vịnh Rạch Giá xuống tới huyện U Minh (Cà Mau).
Xưa, nói đến Miệt thứ người ta nghĩ đến vùng đất hoang sơ, khắc nghiệt, “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh”. Thế nhưng, vùng đất này có sức hút kỳ lạ với những nét độc đáo mang đậm dấu ấn từ thời khẩn hoang. Nơi này trước nay tồn tại một kiểu tập quán lối sống riêng mà các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thường gọi là văn hóa miệt thứ - một mảnh ghép trong bức tranh đặc trưng của đất và người phương Nam.

Cầu Thứ Mười Một nối trung tâm huyện An Minh với thị trấn Thứ Mười Một và xã Vân Khánh. Ảnh: MAI ĐẤU
Toàn bộ miệt thứ trải dài trên 30km kể từ sông Cái Lớn tới trung tâm huyện An Minh, rộng chừng 15km tính từ bờ biển vào đất liền. Miệt thứ trước đây có tới 25 kênh rạch lớn dọc ngang, nền đất yếu, người dân sống quen trên đất lâm (đất rừng hoang) lấy chính các con kênh này làm kênh thủy lợi, đồng thời là đường giao thông thủy. Đây là con kênh xáng (kênh đào) lâu đời do người Pháp xây dựng nhằm làm ra con đường thủy khai thác và vận chuyển sản vật từ toàn bộ vùng bán đảo Cà Mau.
Nay có quốc lộ 91, 63, 61... cũng đều là các con đường bộ được cải tạo lại từ bờ đê kênh rạch mà làm nên và tên cũng đánh số cho quen gọi như tên cụm dân cư. Các cây cầu xây lên rồi cũng đặt tên kiểu thứ tự theo cách này cả.

Mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng của ông Hai Nhàn (ấp Xẻo Quao A, xã Nam Thái A, huyện An Biên). Ảnh Báo Nhân Dân
Người xưa theo mốc thứ tự của các con rạch đặt tên cho địa bàn, lần lượt là Thứ Hai, Thứ Ba... tới Thứ Mười Một. Lần hồi những “thứ” ấy được ráp với “miệt” (giống như miệt đồng, miệt vườn) trở thành “miệt thứ”.
Vì sao không có rạch Thứ Một? Bởi đó chính là kênh xáng Xẻo Rô dài 35km do người Pháp đào từ đầu thế kỷ 20 nằm dọc biển, cách bờ biển chừng 6km, từ sông Cái Lớn cắt ngang mười con rạch hướng về Cà Mau để khai thác, vận chuyển tài nguyên của rừng U Minh như than đước, tràm, mật ong...
Tại mỗi ngã ba kênh rạch, dân cư đổ về tụ họp đông đúc để mua bán, trao đổi hàng hóa, riết thành chốn thị tứ, về sau là nơi đặt trụ sở cơ quan hành chính cấp huyện, xã nhưng vẫn giữ tên đã có từ xưa như: thị trấn Thứ Ba (trung tâm huyện An Biên), Thứ Bảy (trung tâm xã Đông Thái), Thứ Chín (trung tâm xã Đông Hưng), thị trấn Thứ Mười Một (trung tâm huyện An Minh).

Cầu Cái Bé, Cái Lớn nối đôi bờ hai con sông Cái. Ảnh Báo Nhân Dân
Điều đặc biệt ngộ nghĩnh là sau này ở khoảng giữa đất Thứ Chín và Thứ Mười người dân đào thêm một con kênh nhỏ thông ra biển để tiện mua bán tôm cá, neo đậu ghe tàu và cũng theo thứ tự, vùng này có tên là Thứ... Chín Rưỡi (khu vực ấp Thạnh An, xã Đông Thạnh, huyện An Minh ngày nay).
Đời sống nổi nênh với nước phèn chua mặn, nhưng Miệt Thứ giàu thủy hải sản, động thực vật trong hệ sinh thái rừng tràm phong phú. Nghề bắt cua Cà Mau cũng sinh ra từ đây, tôm cá cũng chẳng mấy khi thiếu thốn. Trai miền Miệt Thứ cường tráng ham thích chinh phục thiên nhiên, gái miền Miệt Thứ đảm đang, chu toàn với gia đình, lối xóm.
Vùng U Minh ngày nay chia thành 2 vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang và U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau trong quan niệm của nhiều người vẫn là vùng hoang vu, là cõi u minh huyền bí. Trên thực tế, người dân vùng Miệt thứ vốn có bản tính hồn hậu, ý chí kiên cường, được rèn rũa kỹ năng chinh phục thiên nhiên một cách tự nhiên.
Trải qua những năm chiến tranh, với lợi thế là vùng địa lý hoang vu, người dân che chở, nuôi dưỡng cán bộ cách mạng, biến vùng đất này trở thành căn cứ địa của lòng yêu nước. Trước đây, bất cứ người dân đốt than đước, kiếm mật ong rừng tràm, bắt cua, săn cá rùa rắn nào đều có thể là anh hùng giữ đất, chống giặc, làm quân thù khiếp đảm.
Miệt Thứ ngày nay không còn nhiều hình ảnh những mái nhà lợp trĩu lá dừa nước, xuồng ba lá xẻ dọc kênh rạch trắng xóa bọt nước. Ngày nay, đường bộ tới đâu, cầu cất chỗ nào thì dân cư tụ lại nơi đó. Ven sông Cái Lớn không còn hoang hóa như xưa, các cây cầu lớn vùng Tắc Cậu nối những trung tâm đô thị thương mại khiến Miệt Thứ gần lại, đồng rừng trở nên thân thương với các vựa nuôi thủy sản san sát bằng các phương pháp kỹ thuật nuôi ươm mới, năng suất cao. Các xóm, ấp tự quản an ninh trật tự và rừng được bảo vệ để phát triển du lịch sinh thái. Cùng tốc độ nông thôn mới được đẩy nhanh, du lịch đang mang đến cho vùng Miệt Thứ sinh khí, sức sống mới.
Học sinh Cần Thơ tham quan Đền thờ Vua Hùng, tìm hiểu về cội nguồn dân tộc
(NSMT) - Ngày 1/4, anh Thạch Quốc Phong - Bí thư Đoàn Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ cho biết, vừa tổ chức nội dung giáo dục địa phương thông qua các hoạt động trải nghiệm Chủ đề Phát triển du lịch ở Cần Thơ tại Đền thờ Vua Hùng TP. Cần Thơ.
Hợp tác và liên kết du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh cùng các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 28/3/2025, tại Sóc Trăng, diễn ra Hội nghị triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2025 do UBND TP HCM phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng và UBND các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL tổ chức.
Kiên Giang: Khởi công xây dựng 22 căn nhà trong chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn huyện Giồng Riềng
Nhằm triển khai thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát, sáng ngày 28.3.2025, Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang, Ban chỉ đạo “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” huyện Giồng Riềng đã tổ chức Lễ Khởi công xây dựng công trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn xã Ngọc Thành, huyện Giồng Riềng.
Sóc Trăng tổ chức đoàn khảo sát kết nối du lịch
Chiều 27/3, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Sóc Trăng tổ chức đoàn Famtrip khảo sát kết nối khai thác phát triẻn sản phẩm du lịch giữa tỉnh này với TP.HCM và các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đoàn có hơn 100 người là lãnh đạo, cán bộ ngành du lịch, đại diện doanh nghiệp lữ hành du lịch, chủ các nhà hàng, khách sạn TP.HCM và các tỉnh, thành miền Tây.
Tuổi trẻ Công an Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Hành trình tình nguyện - Trao nhận yêu thương”
Ngày 25/3, Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025) trên địa bàn huyện Thạnh Trị, huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Học sinh Sóc Trăng đạt giải cao tại Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia
Ngày 21.3, tại Trường Đại Học Tôn Đức Thắng (TP.Hồ Chí Minh) đã diễn ra bế mạc Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2024-2025. Cuộc thi do Bộ GD&ĐT, UBND TP.Hồ Chí Minh, Sở GD&ĐT TP.Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Tại cuộc thi này, học sinh Sóc Trăng đã xuất sắc đạt giải cao.
Cần Thơ: Trường THPT An Khánh tổ chức Hội thi Nét đẹp học đường lần thứ V năm 2025
(NSMT) - Ngày 25/3, anh Thạch Quốc Phong - Bí thư Đoàn Trường THPT An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ cho biết, vừa tổ chức thành công Chung kết Hội thi Nét đẹp học đường Trường THPT An Khách lần thứ V năm 2025.