Văn hóa

Khi bóng hồng là trụ cột gia đình

Chủ nhật, 12/03/2023, 13:29 PM

Do nghịch cảnh, vừa làm cha, vừa làm mẹ, nhiều phụ nữ trở nên mạnh mẽ hơn, bởi họ biết mình là chỗ dựa duy nhất cho gia đình. Không quản khó nhọc, vất vả nuôi dạy con cái nên người, một số chị còn tích cực tham gia công tác xã hội, góp sức phục vụ quê hương.

Chị Lý Mộng Tuyền ở phường Thới Long, quận Ô Môn, là trụ cột gia đình hơn 25 năm qua. Vừa làm cha, vừa làm mẹ, chị tần tảo nuôi dạy con gái ăn học nên người. Chị Mộng Tuyền chia sẻ: “Chồng mất khi con gái duy nhất mới lên 2 tuổi, cuộc sống của tôi như đảo lộn. Thêm vào đó, lúc con tôi lên 4 tuổi, mẹ ruột bị tai biến. Tôi dọn về ở chung để tiện chăm sóc, gần gũi mẹ. Có thời điểm tôi thấy mệt mỏi, bế tắc trong cuộc sống nhưng vì thương mẹ già, con thơ, tôi cố gắng gánh vác gia đình, làm điểm tựa cho người thân”.

Chị Lý Mộng Tuyền (bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng con gái nhân dịp chị nhận bằng Cử nhân Luật kinh tế năm 2018. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chị Lý Mộng Tuyền (bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng con gái nhân dịp chị nhận bằng Cử nhân Luật kinh tế năm 2018. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ngày ngày, chị Tuyền làm vườn, nuôi vịt, gà để cải thiện kinh tế. Thương mẹ vất vả, con gái của chị từ nhỏ đã biết phụ mẹ quán xuyến việc nhà. Chị Tuyền bộc bạch: “Con gái chăm ngoan, hiếu thảo là niềm an ủi lớn lao trong đời tôi. Hiện cháu đang là giáo viên mầm non, đã lập gia đình và có cuộc sống riêng ổn định”. Tuy hoàn cảnh khó khăn, đơn chiếc nhưng chị Tuyền vẫn nỗ lực tham gia công tác Hội. Với vai trò là Chủ tịch Hội LHPN phường Thới Long, chị luôn cầu tiến, hoàn thành chương trình đại học; đồng thời, chị học tập kinh nghiệm của các cán bộ Hội, xây dựng nhiều phong trào, hoạt động đáp ứng nhu cầu chính đáng của hội viên. Nhiều năm qua, chị Tuyền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ðến ấp 8, xã Thới Hưng, huyện Cờ Ðỏ, hỏi nhà bà Ðào Thị Mừng, người dân tộc Khmer, hầu hết bà con địa phương đều biết. Bà Mừng đã vượt qua nhiều khó khăn nuôi dạy 5 người con đến ngày khôn lớn, thành gia lập nghiệp. Bà Mừng kể, sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, từ nhỏ bà đã quen với vất vả, nhọc nhằn. Chồng bà là người chí thú làm ăn, biết gánh vác việc gia đình, hết mực thương vợ con. Thế nhưng năm 2003, chồng bà bị bệnh, qua đời. Bà trải lòng: “Cho dù khó khăn, cực khổ đến mấy, tôi cũng cố gắng nuôi dạy các con nên người. Tôi nhận đất khoán của nông trường, khai thác dần 3ha để trồng xoài, trồng rẫy. Ngoài ra, tôi tranh thủ làm mướn để có tiền nuôi con. Giờ đây, các con đã khôn lớn, lập gia đình, tôi rất an tâm”. Kinh tế gia đình ổn định, con cái khôn lớn, bà Mừng tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương và hiện là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 8.

Bà Đào Thị Mừng vừa làm kinh tế giỏi, nuôi dạy 5 người con nên người, vừa tích cực tham gia công tác ở Chi hội Phụ nữ ấp. Ảnh: HẢI THƯ

Bà Đào Thị Mừng vừa làm kinh tế giỏi, nuôi dạy 5 người con nên người, vừa tích cực tham gia công tác ở Chi hội Phụ nữ ấp. Ảnh: HẢI THƯ

Vợ chồng chia tay hơn 5 năm qua, chị Nguyễn Thị Mộng Tuyền ở huyện Cờ Ðỏ, miệt mài công việc may vá để lo cho 2 con gái học hành. Thương mẹ vất vả, 2 con chị Tuyền đều học giỏi và hiện là sinh viên năm cuối và năm hai của một trường đại học. Chị Tuyền tâm sự: “Nhiều đêm thức trắng may đồ để kịp giao cho khách, tôi mệt lả người. Nhưng nghĩ đến các con, tôi cố gắng gượng dậy, lo mọi việc trong ngoài, làm điểm tựa cho con”. Từ sự cố gắng của chị, tiệm may ọp ẹp ngày nào đã trở thành cơ sở may gia công với 15 lao động thường xuyên, thu nhập 3-5 triệu đồng/người/tháng.

Chồng bị bệnh và ra đi cách đây hơn 5 năm, một mình chị Trần Thị Thanh Cảnh ở quận Thốt Nốt, vừa phải gánh vác kinh tế gia đình vừa nuôi dạy 2 con. Khó khăn không làm chị nản chí. Với nghị lực bản thân, chị đã vực dậy kinh tế gia đình bằng cách phát triển nghề làm bánh tráng. Chị Thanh Cảnh bộc bạch: “Nghề làm bánh tráng truyền thống đòi hỏi người thợ phải khéo léo trong các công đoạn, từ đó bánh mới đạt chất lượng, đáp ứng thị hiếu khách hàng. Nhờ nghề này mà tôi đủ sức lo kinh tế gia đình trong những năm chồng đau bệnh, con còn nhỏ”. Hiện tại, cơ sở sản xuất bánh tráng Thanh Cảnh đang giải quyết việc làm cho 3 hội viên, phụ nữ. Hằng tháng, sau khi trừ chi phí, chị Thanh Cảnh đạt lợi nhuận hơn 10 triệu đồng.

Chị Trần Thị Thanh Cảnh vượt khó, là trụ cột kinh tế cho gia đình với nghề làm bánh tráng truyền thống. Ảnh: HẢI THƯ

Chị Trần Thị Thanh Cảnh vượt khó, là trụ cột kinh tế cho gia đình với nghề làm bánh tráng truyền thống. Ảnh: HẢI THƯ

Vì hoàn cảnh, một số phụ nữ trở thành trụ cột gia đình và phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng với nghị lực và niềm tin, các chị mạnh mẽ vượt qua nghịch cảnh. Với các chị, hạnh phúc nhất là khi thấy các con trưởng thành, đồng thời, được cống hiến trí tuệ, sức lực phục vụ cộng đồng, xã hội.  

Theo Hải Thư/ Báo Cần Thơ

Xem bài viết gốc tại đây

Đàn ông cũng cần được khóc

Đàn ông cũng cần được khóc

Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.

Chia tay ngày Valentine

Chia tay ngày Valentine

Chia tay đã khó khăn, chia tay với ai đó ngay trước thềm Valentine càng khiến nhiều người cảm thấy nhẫn tâm và tội lỗi.

Vì sao có tới 3 ngày Valentine?

Vì sao có tới 3 ngày Valentine?

Bên cạnh ngày Lễ tình nhân mà phần lớn mọi người đều biết vào ngày 14/2 hay còn được gọi là Valentine đỏ, thế giới còn có nhiều ngày “Lễ tình yêu” vô cùng thú vị là Valentine Trắng và Valentine Đen.

Valentine 14/2 ai là người tặng quà?

Valentine 14/2 ai là người tặng quà?

Valentine 14/2 nam hay nữ là người tặng quà khi đây là dịp lễ đặc biệt để bày tỏ tình yêu của mình đến với nửa kia và các cặp đôi thường tặng quà cho nhau?

4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng

4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng

Đi chùa đầu năm, đặc biệt là lễ chùa ngày rằm tháng Giêng là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt, nhưng đi lễ thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.

Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?

Đầu năm đi lễ chùa cầu gì?

Mỗi người đi lễ chùa với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?

Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?

Không chỉ ở Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu được coi là một ngày lễ lớn trong năm của một số nước châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,...